Những lưu ý về chế độ ăn dành cho người mắc bệnh thận mạn tính

Bạn cần có chế độ ăn phù hợp khi mắc bệnh thận mãn tính (CKD - chronic kidney disease). Kiểm soát chế độ ăn uống sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Thông tin trong bài viết dưới đây dành cho những người bị bệnh thận nhưng không chạy thận nhân tạo.

Thông tin này nên được sử dụng như một hướng dẫn cơ bản. Mỗi cá nhân sẽ khác nhau và có nhu cầu dinh dưỡng không giống nhau. Bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn phù hợp với bạn.

Vai trò của chế độ ăn uống

Video Chế độ ăn cho người bị suy thận

Những gì bạn ăn và uống sẻ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Giữ cân nặng hợp lý và ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ít muối và chất béo có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp của mình. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình bằng cách lựa chọn cẩn thận những gì bạn ăn và uống. Kiểm soát huyết áp cao và bệnh tiểu đường có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận trở nên tồi tệ hơn.(Nguồn heathline.com)(Nguồn heathline.com)Một chế độ ăn uống phù hợp với thận cũng có thể giúp bảo vệ thận của bạn khỏi bị tổn thương thêm. Chế độ ăn uống phù hợp với thận sẽ hạn chế một số loại thực phẩm để ngăn chặn các khoáng chất trong những thực phẩm đó tích tụ trong cơ thể của bạn.

Những điều cơ bản về chế độ ăn uống lành mạnh

 Dù bạn áp dụng chế độ ăn uống nào thì cũng cần quan tâm tới những khía cạnh dưới đây:

Để đảm bảo bạn nhận được đủ lượng chất dinh dưỡng này, bạn cần ăn và uống đúng khẩu phần. Tất cả thông tin bạn cần để theo dõi lượng tiêu thụ của mình đều có trên nhãn "Thông tin dinh dưỡng".

Sử dụng phần thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm để tìm hiểu thêm về những gì có trong thực phẩm bạn ăn. Chúng sẽ cho bạn biết có bao nhiêu protein, carbohydrate, chất béo và natri trong mỗi khẩu phần thực phẩm. Điều này có thể giúp bạn chọn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng bạn cần và ít chất dinh dưỡng bạn nên hạn chế.

Khi bạn xem xét nhãn dinh dưỡng, bạn hãy tập trung vào những thông tin dưới đây:

Lượng calo

Cơ thể bạn nhận được năng lượng từ lượng calo có trong thực phẩm. Calo đến từ protein, carbohydrate và chất béo trong chế độ ăn uống của bạn. Bạn cần bao nhiêu calo tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, kích thước cơ thể và mức độ hoạt động.

Bạn cũng có thể cần điều chỉnh lượng calo nạp vào dựa trên mục tiêu cân nặng của mình. Một số người sẽ cần hạn chế lượng calo tiêu thụ. Những người khác có thể cần phải có nhiều calo hơn. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn xác định lượng calo bạn nên nạp vào cơ thể mỗi ngày. Trao đổi với họ để6+ lập chế độ ăn giúp bạn có đủ lượng calo phù hợp.

Chất đạm (hay protein)

Protein là một trong những thành phần cấu tạo nên cơ thể bạn. Cơ thể bạn cần protein để phát triển, chữa lành và khỏe mạnh. Có quá ít protein có thể khiến da, tóc và móng tay của bạn bị yếu. Nhưng có quá nhiều protein cũng có thể là một vấn đề. Để giữ sức khỏe và giúp bạn cảm thấy tốt nhất, bạn có thể cần điều chỉnh lượng protein nạp vào.

Lượng protein bạn nên tiêu thụ tùy thuộc vào kích thước cơ thể, mức độ hoạt động và các vấn đề về sức khỏe của bạn. Một số bác sĩ khuyến cáo những người bị bệnh thận nên hạn chế protein hoặc thay đổi nguồn cung cấp protein. Đó là do chế độ ăn uống quá nhiều protein có thể khiến thận làm việc nhiều hơn và có thể gây ra nhiều tổn thương hơn. Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về lượng protein bạn nên tiêu thụ và những nguồn protein tốt nhất dành cho bạn.

Tham khảo bảng dưới đây để biết thực phẩm nào có hàm lượng protein thấp hoặc cao. Sẽ không có lợi cho sức khỏe nếu bạn ăn không giới hạn những thực phẩm có lượng protein thấp.

Thực phẩm ít protein:

  • Bánh mỳ
  • Trái cây
  • Rau
  • Mì ống và cơm

Thực phẩm giàu protein:

  • Thịt đỏ
  • Gia cầm
  • Trứng

Carbohydrate

Carbohydrate (“carbs”) là loại năng lượng dễ sử dụng nhất cho cơ thể bạn. Các nguồn cung cấp carbohydrate lành mạnh bao gồm trái cây và rau quả. Các nguồn carbohydrate không lành mạnh bao gồm đường, mật ong, kẹo cứng, nước ngọt và đồ uống có đường khác.

Một số carbohydrate có nhiều kali và phốt pho, bạn có thể cần hạn chế tùy thuộc vào giai đoạn bệnh thận của mình. Bạn cũng có thể cần phải theo dõi cẩn thận lượng carbohydrate của mình nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. 

Chất béo

Bạn cần một ít chất béo trong bữa ăn để duy trì sức khỏe. Chất béo cung cấp cho bạn năng lượng và giúp bạn sử dụng một số vitamin trong thức ăn của mình. Nhưng quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tăng cân và bệnh tim. Cố gắng hạn chế chất béo trong bữa ăn và chọn chất béo lành mạnh hơn khi có thể.

Chất béo lành mạnh hơn hoặc chất béo “tốt” được gọi là chất béo không bão hòa. Ví dụ về chất béo không bão hòa bao gồm:

  • Dầu ô liu
  • Dầu lạc
  • Dầu ngô

Chất béo không bão hòa có thể giúp giảm cholesterol. Nếu bạn cần tăng cân, hãy cố gắng ăn nhiều chất béo không bão hòa. Nếu bạn cần giảm cân, hãy hạn chế chất béo không bão hòa trong bữa ăn của bạn. Ăn điều độ là chìa khóa giúp duy trì sức khỏe. Quá nhiều chất béo “tốt” cũng có thể gây ra vấn đề.

Chất béo bão hòa, còn được gọi là chất béo “xấu”, có thể làm tăng mức cholesterol và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ví dụ về chất béo bão hòa bao gồm:

  • Mỡ lợn
  • Các loại thịt

Hạn chế những thứ này trong chế độ ăn uống của bạn. Thay vào đó, hãy chọn chất béo không bão hòa, lành mạnh hơn. Cắt bớt chất béo từ thịt và loại bỏ da gà cũng có thể giúp hạn chế chất béo bão hòa. Bạn cũng nên tránh chất béo chuyển hóa. Loại chất béo này làm cho cholesterol "xấu" (LDL) của bạn cao hơn và cholesterol "tốt" (HDL) thấp hơn. Khi điều đó xảy ra, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim, có thể gây tổn thương thận.

Natri hay muối

Natri là một khoáng chất có trong hầu hết các loại thực phẩm. Quá nhiều natri có thể khiến bạn khát nước, dẫn đến phù và tăng huyết áp. Điều này có thể làm tổn thương thận nhiều hơn và làm cho tim phải làm việc nhiều hơn.

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giữ sức khỏe là hạn chế lượng natri ăn vào. Để hạn chế natri trong bữa ăn:

  • Không thêm muối vào thức ăn của bạn khi nấu hoặc ăn. Hãy thử nấu ăn với các loại thảo mộc tươi, nước cốt chanh hoặc các loại gia vị không có muối khác.
  • Chọn rau tươi hoặc đông lạnh thay vì rau đóng hộp. Nếu bạn sử dụng rau đóng hộp, hãy để ráo và rửa sạch để loại bỏ muối trước khi nấu hoặc ăn.
  • Tránh các loại thịt chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích.
  • Ăn trái cây tươi và rau quả thay vì ăn bánh quy giòn hoặc đồ ăn nhẹ mặn khác.
  • Tránh thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn có nhiều natri. 
  • Tránh thực phẩm ngâm chua và lên men như dưa chua, cà muối. 
  • Hạn chế các gia vị có hàm lượng natri cao như nước tương, nước sốt BBQ và tương cà.

Hãy cẩn thận với các chất thay thế muối và thực phẩm “giảm natri”. Nhiều chất thay thế muối có hàm lượng kali cao. Quá nhiều kali có thể nguy hiểm nếu bạn bị bệnh thận. 

Kiểm soát khẩu phần

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh là một bước khởi đầu quan trọng, nhưng bạn cần chú ý việc ăn quá nhiều thứ gì, ngay cả thực phẩm lành mạnh, cũng có thể là một vấn đề. Một phần khác của chế độ ăn uống lành mạnh là kiểm soát khẩu phần.

Để giúp kiểm soát các khẩu phần ăn: 

  • Kiểm tra nhãn thông tin dinh dưỡng trên thực phẩm để biết khẩu phần và lượng chất dinh dưỡng trong một khẩu phần. Nhiều gói có nhiều hơn một khẩu phần. Nhiều loại thực phẩm tươi sống, chẳng hạn như trái cây và rau quả, không có nhãn thông tin dinh dưỡng. Hãy hỏi chuyên gia dinh dưỡng để biết danh sách các thông tin về dinh dưỡng đối với thực phẩm tươi sống và các mẹo về cách đo khẩu phần phù hợp.
  • Ăn chậm và ngừng ăn khi bạn không còn đói nữa. Mất khoảng 20 phút để dạ dày báo với não rằng bạn đã no. Nếu bạn ăn quá nhanh, bạn có thể ăn nhiều hơn mức cần thiết.
  • Tránh ăn khi đang làm việc khác, chẳng hạn như xem TV hoặc lái xe. Khi bạn bị phân tâm, bạn có thể không nhận ra mình đã ăn bao nhiêu.
  • Không ăn trực tiếp từ túi hoặc hộp đóng gói. Thay vào đó, hãy lấy một phần thức ăn ra và cất túi hoặc hộp đi.

Kiểm soát tốt khẩu phần là một phần quan trọng của bất kỳ chế độ ăn nào. Nó thậm chí còn quan trọng hơn trong chế độ ăn của người mắc bệnh thận bởi vì bạn có thể cần phải hạn chế số lượng một số thứ bạn ăn và uống.

Chế độ ăn cho người mắc bệnh thận

Khi thận của bạn không hoạt động tốt như bình thường, chất thải và dịch sẽ tích tụ trong cơ thể. Theo thời gian, chất thải và dịch dư thừa có thể gây ra các vấn đề về tim, xương và ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Một chế độ ăn phù hợp với thận sẽ giới hạn lượng chất khoáng và dịch cơ thể tiêu thụ. Điều này có thể giúp ngăn chất thải và dịch tích tụ và gây ra các vấn đề sức khỏe.

Chế độ ăn của bạn nên nghiêm ngặt như thế nào tùy thuộc vào giai đoạn bệnh thận của bạn. Trong giai đoạn đầu của bệnh thận, bạn có thể có ít giới hạn về thực phẩm. Khi bệnh thận của bạn trở nên tồi tệ hơn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên hạn chế:

  • Kali
  • Phốt pho
  • Nước

Kali

Kali là một khoáng chất có trong hầu hết các loại thực phẩm. Cơ thể của bạn cần một số kali để làm cho cơ bắp của bạn hoạt động, nhưng quá nhiều kali có thể gây nguy hiểm. Khi thận của bạn không hoạt động tốt, nồng độ kali của bạn có thể quá cao hoặc quá thấp. Có quá nhiều hoặc quá ít kali có thể gây ra chuột rút cơ, các vấn đề về nhịp tim và yếu cơ.

Nếu bạn bị bệnh thận, bạn có thể cần hạn chế lượng kali nạp vào. Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn cần hạn chế kali.

Sử dụng danh sách dưới đây để biết thực phẩm nào có hàm lượng kali thấp hoặc cao. 

Thực phẩm có hàm lượng kali thấp

  • Táo, nam việt quất, nho, dứa và dâu tây
  • Súp lơ, hành tây, ớt, củ cải, rau diếp
  • Bánh ngô và bánh mì trắng
  • Thịt bò và gà, cơm trắng

Thực phẩm có hàm lượng kali cao hơn

  • Bơ, chuối, dưa, cam, mận khô và nho khô
  • Atiso, rau mầm, rau bina, khoai tây và cà chua
  • Sản phẩm nguyên cám và granola
  • Đậu (nướng, đen, pinto, v.v.), gạo lứt

Phốt pho

Phốt pho là một khoáng chất có trong hầu hết các loại thực phẩm. Nó hoạt động cùng với canxi và vitamin D để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh. Thận khỏe mạnh giữ lượng phốt pho phù hợp trong cơ thể. Khi thận của bạn không hoạt động tốt, phốt pho có thể tích tụ trong máu. Quá nhiều phốt pho trong máu có thể dẫn đến xương yếu và dễ gãy.

Nhiều người bị bệnh thận cần hạn chế phốt pho. Hãy hỏi chuyên gia dinh dưỡng của bạn nếu bạn cần hạn chế phốt pho.

Tham khảo danh sách dưới đây để biết về các loại thực phẩm chứa ít hay nhiều phốt pho.

Thực phẩm ít phốt pho hơn

  • Bánh mì Ý, Pháp hoặc bột chua
  • Ngũ cốc ngô hoặc gạo và kem lúa mì
  • Bỏng ngô không muối
  • Một số loại nước ngọt có ga màu nhạt và nước chanh

Thực phẩm có hàm lượng phốt pho cao hơn

  • Bánh mì nguyên hạt
  • Cám ngũ cốc và bột yến mạch
  • Các loại hạt và hạt hướng dương
  • Cola tối màu

Nước

Bạn cần nước để sống, nhưng khi bị bệnh thận, bạn có thể không cần nhiều như vậy. Đó là do thận bị tổn thương không thể đào thải nước dư thừa tốt như bình thường. Quá nhiều nước trong cơ thể của bạn có thể nguy hiểm. Nó có thể gây ra huyết áp cao, phù và suy tim. Nước dư thừa cũng có thể tràn vào xung quanh phổi và khiến bạn khó thở.

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh thận và cách điều trị của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn hạn chế nước. Bạn cũng có thể cần cắt giảm một số thực phẩm chứa nhiều nước. Súp hoặc thực phẩm tan chảy, như đá, kem và gelatin, có rất nhiều nước. Nhiều loại trái cây và rau quả cũng chứa nhiều nước.

Hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn cần hạn chế nước.

Nếu bạn cần hạn chế nước, đô lượng nước và uống từng cốc nhỏ để kiểm soát lượng nước tiêu thụ. Hạn chế ăn muối để giúp giảm cơn khát. Đôi khi, bạn vẫn có thể cảm thấy khát. Để giúp làm dịu cơn khát, bạn có thể thử:

  • Kẹo cao su
  • Súc miệng
  • Ngậm một viên đá, kẹo bạc hà hoặc kẹo cứng (Hãy nhớ chọn kẹo không đường nếu bạn bị tiểu đường.)

Các vấn đề đặc biệt khác

Vitamin

Thực hiện theo một chế độ ăn có lợi cho thận có thể khiến bạn khó nhận được tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết. Để giúp bạn có đủ lượng vitamin và khoáng chất phù hợp, chuyên gia dinh dưỡng có thể đề xuất một loại thực phẩm bổ sung đặc biệt dành cho những người bị bệnh thận.

Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể đề xuất một loại vitamin D, axit folic hoặc viên sắt để giúp ngăn ngừa một số tác dụng phụ thường gặp của bệnh thận, như bệnh xương và thiếu máu. Uống nhiều loại vitamin thông thường có thể không tốt cho sức khỏe nếu bạn bị bệnh thận. Chúng có thể có quá nhiều một số loại vitamin và không đủ các loại khác. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn tìm ra loại vitamin phù hợp với bạn.

Bạn cần cho bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng biết về bất kỳ loại vitamin, thực phẩm chức năng nào bạn đang dùng. Một số loại có thể gây ra nhiều tổn thương hơn cho thận hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh thận kèm bệnh tiểu đường

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn cần kiểm soát lượng đường trong máu để ngăn ngừa thận bị tổn thương nhiều hơn. Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lập chế độ ăn giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời hạn chế natri, phốt pho, kali và chất lỏng.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!