7 ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh tiểu đường đến cơ thể và cách phòng tránh

Khi bạn nghe từ “bệnh tiểu đường”, suy nghĩ đầu tiên của bạn có lẽ là lượng đường máu cao. Đường máu (hay đường huyết) thường ít được quan tâm đúng cách. Khi lượng đường máu cao kéo dài, nó có thể phát triển thành bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường). Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hoặc sử dụng insulin của cơ thể - một loại hormone cho phép cơ thể biến glucose (đường) thành năng lượng. Dưới đây là những triệu chứng có thể xảy ra với cơ thể bạn khi mắc bệnh tiểu đường.

Video tiểu đường biến chứng cực kỳ nguy hiểm 

Bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát hiệu quả khi phát hiện sớm. Tuy nhiên, khi không được điều trị, nó có thể dẫn đến các biến chứng tiềm ẩn bao gồm bệnh tim, đột quỵ, tổn thương thận và tổn thương thần kinh.

Thông thường sau khi bạn ăn hoặc uống, cơ thể sẽ phân hủy đường từ thức ăn và sử dụng chúng để tạo năng lượng cho tế bào. Để thực hiện điều này, tuyến tụy cần sản xuất một loại hormone gọi là insulin. Insulin tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đưa đường từ máu vào trong các tế bào để sử dụng.

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, tuyến tụy của bạn hoặc sản xuất quá ít insulin hoặc không sản xuất được. Insulin không thể được sử dụng một cách hiệu quả. Nó dẫn tới lượng đường máu tăng lên, trong khi các tế bào lại bị thiếu năng lượng cần thiết. Hậu quả là xuất hiện một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến hầu hết các hệ cơ quan chính của cơ thể.

Các loại bệnh tiểu đường

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với cơ thể của bạn cũng phụ thuộc vào loại bạn mắc phải. Có 2 loại bệnh tiểu đường chính: loại 1 và loại 2.

Tiểu đường loại 1, còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, là một bệnh do rối loạn hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của chính bạn tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, phá hủy khả năng tạo ra insulin của cơ thể. Với bệnh tiểu đường loại 1, bạn phải dùng insulin để duy trì cuộc sống. Hầu hết người bệnh được chẩn đoán khi còn nhỏ hoặc ở giai đoạn thanh thiếu niên.

Tiểu đường loại 2 liên quan đến kháng insulin. Nó thường xảy ra ở những người lớn tuổi nhưng hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ hơn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2. Đây là hậu quả của lối sống, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và lười tập thể dục.

Với bệnh tiểu đường loại 2, các tế bào sử dụng insulin một cách không hiệu quả. Dẫn tới đường trong máu không vào được tế bào để sinh năng lượng. Hậu quả cuối cùng dẫn tới tăng nhu cầu sử dụng insulin.

Giai đoạn sớm như tiền tiểu đường có thể được kiểm soát hiệu quả bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và theo dõi cẩn thận lượng đường máu. Điều này cũng có thể ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát. Trong một số trường hợp, bệnh thậm chí có thể thuyên giảm nếu thay đổi lối sống phù hợp.

Tiểu đường thai kỳ là khi lượng đường máu cao xuất hiện trong thời kỳ mang thai. Hầu hết trường hợp, bạn có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Tình trạng này cũng thường tự khỏi sau khi sinh em bé. Tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng trong thai kỳ. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau này cho cả mẹ và con.

Hệ thống nội tiết, bài tiết và tiêu hóa

Nếu tuyến tụy của bạn sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin - hoặc nếu cơ thể bạn không thể sử dụng nó - thì các hormone thay thế sẽ được sử dụng để chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Do đó có thể tạo ra sản phẩm chuyển hóa độc hại, bao gồm axit và các thể ceton, dẫn đến tình trạng được gọi là nhiễm toan ceton do tiểu đường. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Các triệu chứng thường gặp là khát nước, đi tiểu nhiều và mệt mỏi. 

Hơi thở của bạn có thể có mùi thơm do nồng độ ceton trong máu tăng cao. Lượng đường máu cao và ceton dư thừa trong nước tiểu có thể giúp chẩn đoán nhiễm toan ceton do tiểu đường. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến mất ý thức hoặc thậm chí tử vong.

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu (hyperglycemic hyperosmolar syndrome - HHS) xảy ra ở bệnh tiểu đường loại 2. Nó liên quan đến mức đường máu rất cao nhưng không có ceton. Bạn có thể bị mất nước khi gặp biến chứng này. Bạn thậm chí có thể mất ý thức. HHS phổ biến nhất ở những người không được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hoặc những người không thể kiểm soát bệnh. Nó cũng có thể xuất hiện sau cơn đau tim, đột quỵ hoặc nhiễm trùng.

Mức đường máu cao có thể gây ra chứng liệt dạ dày – làm cho dạ dày của bạn khó có thể làm rỗng hoàn toàn. Sự ứ đọng này có thể khiến lượng đường máu tăng lên. Nó gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đầy bụng và ợ chua

Tổn thương thận

Bệnh tiểu đường cũng có thể làm tổn thương thận của bạn và ảnh hưởng đến khả năng lọc các chất thải ra khỏi máu. Nếu bác sĩ phát hiện có albumin niệu vi lượng hoặc lượng protein tăng cao trong nước tiểu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn không hoạt động bình thường.

Bệnh thận liên quan đến bệnh tiểu đường được gọi là bệnh thận do tiểu đường (diabetic nephropathy). Tình trạng này không biểu hiện các triệu chứng cho đến giai đoạn sau. Nếu bạn bị tiểu đường, bác sĩ sẽ kiểm tra thận để giúp ngăn ngừa tổn thương thận không thể phục hồi (hay suy thận).

Hệ thống tuần hoàn

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, khiến tim tăng gánh nặng. Khi bạn có mức đường máu cao, nó có thể góp phần tích tụ chất béo trong thành mạch máu. Theo thời gian, nó dẫn tới hạn chế lưu lượng máu và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Ngoài việc theo dõi và kiểm soát lượng đường máu, thói quen ăn uống tốt và tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ huyết áp cao và mức cholesterol cao.

Bạn cũng nên cân nhắc việc bỏ hút thuốc nếu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường và hút thuốc là có liên quan với nhau. Nó làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch và hạn chế lưu thông máu. 

Bệnh tiểu đường thường gây mất cảm giác ở chân (Nguồn cfac.net)Hạn chế lưu thông máu sẽ ảnh hưởng đến bàn tay và bàn chân, gây đau khi bạn đang đi bộ. Nó còn được gọi là đau cách hồi chi dưới (intermittent claudication). Các mạch máu ở chân và bàn chân bị thu hẹp cũng có thể gây ra các vấn đề ở những vùng đó. Ví dụ, bàn chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc bị giảm cảm giác. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathy) - là một loại bệnh thần kinh do tiểu đường, gây ra giảm cảm giác ở tứ chi. Nó đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể khiến bạn không biết mình bị chấn thương hoặc nhiễm trùng.

Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc loét bàn chân. Lưu lượng máu kém và tổn thương dây thần kinh làm tăng khả năng bị cụt bàn chân hoặc cẳng chân. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn phải chăm sóc đôi chân của mình và kiểm tra chúng thường xuyên.

Ảnh hưởng tới làn da

U vàng phát ban (eruptive xanthomatosis) gặp ở bệnh nhân tiểu đường (Nguồn healthjade.net)Bệnh tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến làn da – bộ phận lớn nhất của cơ thể bạn. Cùng với tình trạng mất nước, cơ thể thiếu nước do lượng đường máu cao có thể khiến da chân bị khô và nứt nẻ. Việc quan trọng là phải lau khô chân hoàn toàn sau khi tắm hoặc bơi. Bạn có thể sử dụng vaselin hoặc các loại kem dưỡng nhẹ nhàng, nhưng tránh để những vùng da này quá ẩm.

Các nếp gấp ẩm và ấm trên da dễ bị nhiễm nấm, vi khuẩn. Những tổn thương này có xu hướng phát triển giữa các ngón tay và ngón chân, bẹn, nách hoặc ở khóe miệng. Các triệu chứng gồm mẩn đỏ, phồng rộp và ngứa ngáy.

Các điểm tì đè dưới bàn chân có thể dẫn đến vết chai. Chúng có thể bị nhiễm trùng hoặc xuất hiện vết loét. Nếu bạn bị loét, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để giảm nguy cơ mất bàn chân. Bạn cũng có thể dễ bị mụn nước, viêm nang lông, nhiễm trùng móng tay.

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát cũng có thể dẫn đến 3 tình trạng da sau:

  • Bệnh u vàng phát ban (eruptive xanthomatosis), tạo ra các vết sưng cứng màu vàng với viền đỏ.
  • Xơ cứng da (digital sclerosis), làm da dày, thường gặp nhất ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Bệnh da do tiểu đường (diabetic dermopathy), có thể gây ra các mảng nâu trên da

Đối với bệnh da do tiểu đường, không có vấn đề đáng lo ngại và không cần điều trị.

Các tình trạng da này thường khỏi khi bạn kiểm soát được lượng đường máu.

Hệ thống thần kinh trung ương

Bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh, hoặc tổn thương các dây thần kinh. Nó có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của bạn về nhiệt, lạnh và đau. Ngoài ra nó cũng có thể khiến bạn dễ bị thương hơn. Khả năng bạn sẽ không nhận thấy những vết thương này và để chúng bị nhiễm trùng hoặc nặng hơn cũng tăng lên.

Bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến sưng phồng và xuất huyết từ các mạch máu trong mắt, được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường (diabetic retinopathy). Điều này có thể làm giảm thị lực của bạn. Nó thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Ban đầu, các triệu chứng của vấn đề về mắt có thể nhẹ, vì vậy điều quan trọng là bạn phải đi khám bác sĩ nhãn khoa thường xuyên.

Hệ thống sinh sản

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ và do đó làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Có hai loại bệnh cao huyết áp mà phụ nữ mang thai cần đề phòng, đó là tiền sản giật hoặc sản giật.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát dễ dàng và mức đường máu trở lại bình thường sau khi em bé được sinh ra. Các triệu chứng tương tự như các loại bệnh tiểu đường khác nhưng cũng có thể gặp nhiễm trùng lặp đi lặp lại ảnh hưởng đến âm đạo và bàng quang.

Nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ, em bé của bạn có thể có trọng lượng sơ sinh lớn hơn. Nó có thể làm quá trình sinh nở trở nên khó khăn hơn. Bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong vài năm sau khi sinh con.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!