Lợi ích của tập luyện khi đến tháng
Lợi ích về thể chất và tinh thần mà tập thể dục đem lại không bị thay đổi trong khi hành kinh. Thực tế, tiếp tục duy trì việc tập luyện giúp giảm một số tình trạng khó chịu phổ biến khi đến tháng.
Chu kì kinh nguyệt xảy ra do sự thay đổi của nội tiết tố. Lượng progesteron và cả estrogen đều ở mức thấp nhất trong toàn bộ thời gian có kinh - là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng. Tránh tập luyện không giúp giữ năng lượng hay làm cơ thể cảm thấy tốt hơn; thay vào đó, hãy thử một số bài tập mới. Dưới đây là 5 lợi ích của việc tập thể dục khi đến tháng.
Tập gym ngày đèn đỏ? Khoa học nói gì? Nên tập hay không
Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt
Tập aerobic thường xuyên giúp cải thiện triệu chứng mệt mỏi, thay đổi tâm trạng trước chu kì kinh nguyệt.
Tăng endorphin
Một trong những lợi chính của việc tập luyện khi đến tháng chính là giúp tăng hormone endorphin và sự sảng khoái sau khi tập. Endorphin còn là một chất giảm đau tự nhiên, được tiết ra khi tập luyện, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Cơ thể dẻo dai và mạnh mẽ hơn
Một nghiên cứu của đại học UMEA đã chỉ ra rằng: hai tuần đầu tiên của chu kì (ngày 1 tính từ ngày bắt đầu hành kinh), nồng độ hormone nữ ở mức thấp giúp cho cơ thể dẻo dai và mạnh mẽ hơn bình thường.
Cải thiện tâm trạng
Tập thể dục ở giai đoạn này giúp cải thiện tâm trạng và lưu thông máu. Tập thể dục thường có tác dụng giảm đau bụng kinh, đau đầu hoặc đau lưng do chu kì kinh nguyệt.
Giảm đau bụng kinh
Cơn đau khi đến tháng còn được gọi là “đau bụng kinh", gây ra cảm giác vô cùng khó chịu. Đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện triệu chứng này.
Bài tập thể dục tốt nhất khi đến tháng
Ngày đầu tiên khi đến tháng là ngày khó chịu nhất, đặc biệt là với các chị em bị kinh nguyệt ra nhiều. Đó là lí do mà các tập các bài tập nhẹ nhàng là sự lựa chọn hàng đầu.
Đi bộ chậm hoặc cardio nhẹ nhàng
Bạn có thể duy trì luyện tập với các bài cardio hoặc aerobic cường độ thấp hơn bình thường. Một nghiên cứu đăng trên PubMed cho thấy phổi hoạt động tốt hơn trong giai đoạn này nên đừng quá lo lắng, hãy tiếp tục duy trì việc tập luyện.
Các bài tập dựa trên sức mạnh cơ bắp và sức bền ở cường độ thấp
Việc tập các bài tập cơ bắp và sức bền mức nhẹ là tận dụng việc sức mạnh được tăng cường trong thời gian đến kì. Thời gian tập luyện có thể kéo dài hơn bình thường nếu có sự kết hợp hợp lý giữa tập kháng lực và tập cardio.
Yoga và pilates
Tập yoga vào 2 - 3 ngày trước chu kì kinh nguyệt là một thời điểm tuyệt vời, giúp cơ thể thư giãn và có thể làm giảm các triệu chứng như đau bụng kinh, đau vú, mỏi và đau nhức cơ bắp.
Nếu bạn không gặp bất cứ triệu chứng nào khi đến tháng thì hãy thoải mái tiếp tục thói quen tập thể dục nhưng cần chú ý những thay đổi của cơ thể. Nếu cơ thể cảm thấy khác mọi khi, hãy để cơ thể nghỉ ngơi và giảm cường độ luyện tập.
Các bài tập cần tránh khi đến tháng
Nhiều phụ nữ có thể tiếp tục thói quen tập thể dục với việc điều chỉnh bài tập một chút.
Nhìn chung, bạn nên giảm cường độ và số lượng bài tập trong thời gian này nhưng điều này không có nghĩa là dừng tập.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khác thường, bạn có thể cắt giảm cường độ cardio hoặc bài tập sức bền. Trong thời gian này, nhiều phụ nữ cho biết họ cảm thấy bài tập ở có độ khó vừa trở nên khó hơn rất nhiều. Những bài tập đòi hỏi kĩ năng và độ chính xác cũng không nên tập trong những ngày này (do tăng áp lực về tinh thần hơn mọi khi khiến việc tập trở nên không hiệu quả).
Kết luận
Tập thể dục đều đặn mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ về cả thể chất và tinh thần. Không có bằng chứng khoa học nào cho rằng nên bỏ qua việc tập luyện khi đến tháng. Trái lại, có bằng chứng cho thấy tập thể dục còn có lợi trong thời gian này.
Tóm lại: Hãy tiếp tục tập luyện nhưng nên giảm cường độ, đặc biệt là nếu bạn cảm thấy mệt mỏi. Thay đổi cường độ và các loại bài tập theo khả năng của bản thân để cơ thể có thêm thời gian phục hồi.
Xem thêm:
- Nhận biết các dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt
- Hiểu biết về cơ thể của bạn: Kinh nguyệt thay đổi thế nào theo thời gian
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều? Nhận biết và cách điều trị
- Sự đồng bộ chu kỳ kinh nguyệt: niềm tin hay sự thật?
- Đau bụng kinh: nguyên nhân và biện pháp khắc phục