Nấm sữa Kefir - Điều trị tiêu hóa kém, đau bụng - Cách dùng

Kefir để điều trị tiêu hóa kém, đau bụng, không dung nạp lactose, tiêu chảy sau khi điều trị kháng sinh và cholesterol cao. Vậy nấm Kefir được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần nấm Kefir

Nấm sữa kefir hay còn được gọi là nấm tuyết Tây Tạng, nấm Tuyết Liên (ngoài ra nó còn có các tên khác như: men kefir, sữa chua kefir, hạt kefir…). Đây là một loại thực phẩm lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic vừa lên men rượu nhờ nấm men, rất giàu Enzim với các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ tiêu hoá.

Nấm sữa Tây Tạng kefir này là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể. Sữa nấm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phục hồi những chức năng bị yếu. Nấm kefir có hình dạng như bỏng nẻ gạo, mềm, màu trắng suốt và thơm ngầy ngậy. 

Công dụng nấm Kefir

Nấm sữa Kefir được sửa dụng để chữa các bệnh về timNấm sữa Kefir được sửa dụng để chữa các bệnh về tim

Nấm sữa Kefir có tác dụng:

  • Giúp chữa các bệnh về tim, tuần hoàn máu, xơ cứng động mạch, thiếu máu…
  • Tốt cho người mắc bệnh hô hấp, phổi hen xuyễn.
  • Giúp làm tan sạn trong thận và mật, đường tiểu tiện.
  • Chữa lở loét bao tử, lao ruột và thập nhị tràng, tiêu chảy, táo bón.
  • Trị mọi trường hợp lở loét trên cơ thể.
  • Ngừa và trị bệnh huyết áp cao.
  • Làm tan mỡ trong máu, ngăn chận sự tập trung của tế bào mỡ. Đặc biệt ở vùng bụng của người lớn nhờ đó giữ được sự cân xứng, tránh mập phệ.
  • Ngăn chặn sự bành trướng các tế bào lão hoá. Nhờ đó kéo dài được tuổi thọ và sắc đẹp.
  • Có hiệu quả với người có thần kinh rối loạn, mất ngủ, kém ăn, chán nản, buồn bã .
  • Làm cân bằng lượng đường lactose trong máu, nhờ đó trị được bệnh tiểu đường.
  • Mật, yếu gan, đau gan vàng da, trị thận suy cũng nên uống sữa chua Kefir.
  • Hỗ trợ tái tạo tế bào tóc, nhờ đó trị được bệnh rụng tóc, giúp tóc mọc nhiều và đen hơn.
  • Ung thư nội tạng, phổi, gan, thận, mật, ruột, bao tử.. cũng được khuyên dùng để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Liều lượng và cách sử dụng nấm Kefir

  • Nên uống sữa nấm sau khi ăn cơm khoảng 30 phút.
  • Không dùng sữa nấm khi đang đói, vì lúc đó dạ dày sẽ tiết ra axit tiêu diệt các vi khuẩn có lợi từ nấm sữa.
  • Chỉ nên dùng 200 – 400 ml sữa từ nấm kefir mỗi ngày, vì uống quá mức sẽ gây ra hệ quả khó lường, nhất là những ai bị mắc bệnh về đường tiêu hóa.

Tác dụng phụ nấm Kefir

Kefir có thể gây ra chuột rút và táo bón, đặc biệt là khi bắt đầu sử dụng.

Mặc dù khá an toàn nhưng khi mới bắt đầu sử dụng Nấm sữa Kefir có thể gặp hiện tượng táo bónMặc dù khá an toàn nhưng khi mới bắt đầu sử dụng Nấm sữa Kefir có thể gặp hiện tượng táo bón

Lưu ý nấm Kefir

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của kefir hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Trẻ em: Kefir có thể an toàn cho trẻ em từ 1-5 tuổi khi uống trong 10 ngày.

AIDS và các tình trạng sức khỏe khác làm yếu hệ thống miễn dịch: Kefir có chứa vi khuẩn và men phát triển tích cực. Có một số lo ngại rằng những người có hệ thống miễn dịch suy yếu sẽ có nhiều khả năng phát triển nhiễm trùng từ các vi khuẩn hoặc men này. Vì vậy, bạn nên tham khảo yý kiến bác sĩ trước khi dùng kefir.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin việc sử dụng kefir trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Tương tác nấm Kefir

Thuốc

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng kefir.

Các sản phẩm có thể tương tác với kefir bao gồm:

Thuốc giảm hệ miễn dịch

Kefir chứa vi khuẩn sống và men. Hệ thống miễn dịch thường kiểm soát vi khuẩn và men trong cơ thể để ngăn ngừa nhiễm trùng. Các loại thuốc giảm hệ miễn dịch có thể làm tăng khả năng mắc bệnh từ vi khuẩn và men. Uống kefir cùng với các thuốc làm giảm hệ miễn dịch có thể làm tăng khả năng mắc bệnh.

Một số loại thuốc giảm hệ miễn dịch bao gồm azathioprine (Imuran), basiliximab (Simulect), cyclosporine (Neoral, Sandimmune), daclizumab (Zenapax), muromonab-CD3 (OKT3, Orthoclone OKT3), Orthoclone  (CellCept), tacrolimus (FK506, Prograf ), sirolimus (Rapamune), prednisone (Deltasone, Orasone), corticosteroid (glucocorticoid) và các loại khác.

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng sản phẩm này cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe 

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản nấm Kefir

  • Để sản phẩm tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!