Mụn cám: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Mụn cám là một trong những loại mụn phổ biến nhất, có thể gây ảnh hưởng đến mọi giới tính và độ tuổi. Mụn thường không gây đau sưng hay viêm đỏ. Nhưng sự xuất hiện của mụn trên mặt làm mất vẻ tươi tắn của da, khiến các cô gái thiếu tự tin. Vậy nguyên nhân gây nên mụn cám là gì? Cách trị mụn cám nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Video mách bạn cách đơn giản xử lý mụn cám

Mụn cám là gì?

Mụn cám là một dạng mụn mà chất sừng ở bên trên bề mặt da mụn sẽ bị oxy hoá tạo thành màu đen. Đây chính là phần đầu đen của mụn trứng cá, phần bã nhờn ở bên trong có màu trắng đục. Các loại mụn cám có kích thước nhỏ, bằng đầu kim, nằm nông trên bề mặt da, mắt thường rất dễ nhìn thấy.

Những vị trí mụn cám thường xuất hiện có thể kể đến:

  • Mụn cám thường tập trung ở vùng có tuyến dầu hoạt động mạnh như hai bên cánh mũi, má, cằm. Lưng và cánh tay cũng là nơi dễ xuất hiện.
  • Mụn không xuất hiện từng nốt mà tập trung thành những cụm gồm nhiều nốt mụn li ti trên da.

Nguyên nhân gây mụn cám

Hầu hết các trường hợp, nguồn gốc dẫn đến các loại mụn là do rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân cũng như yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ hình thành mụn. Cụ thể các nguyên nhân dẫn đến mụn cám bao gồm:

Nguyên nhân nội tiết

Thay đổi hoặc rối loạn nội tiết tố tự nhiên có thể dẫn đến tiết nhiều bã nhờn hơn bình thường. Điều này khiến da bị quá tải và gây tắc nghẽn các lỗ chân lông. Tình trạng này là nguyên nhân chính dẫn đến nổi các nốt mụn li ti dày đặc ở mũi, trán hoặc cằm.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc nội tiết tố hoặc một số loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc tránh thai, có thể dẫn đến tăng lượng hormone một cách đột ngột. Điều này gây ra nhiều bã nhờn và hình thành mụn bọc hoặc mụn cám trên da.

Tế bào da chết

Da thường xuyên trải qua một chu kỳ bong tróc, rụng và tạo ra các tế bào da mới. Điều này có nguy cơ gây tắc lỗ chân lông khi các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da. Khi càng lớn tuổi, khả năng loại bỏ các tế bào da chết đó khỏi bề mặt da sẽ chậm lại, điều này có thể dẫn đến tích tụ, hình thành mụn cám nếu không được tẩy tế bào chết. Vì vậy, hãy đảm bảo sử dụng sản phẩm tẩy da chết 2-3 lần một tuần để giúp lỗ chân lông thông thoáng.

Tăng tiết bã dầu

Da có các tuyến bã nhờn, tạo ra dầu tự nhiên để nuôi dưỡng da và giữ cho da luôn mềm mại, ngậm nước. Tuy nhiên, đôi khi các tuyến bã nhờn có thể hoạt động quá mức, dẫn đến lượng dầu dư thừa được tạo ra. Điều này sau đó có thể khiến các tế bào da chết dễ kết dính lại với nhau thay vì bong ra. Vì thế, hãy đảm bảo sử dụng sữa rửa mặt phù hợp để giảm lượng dầu thừa cùng bụi bẩn, tránh hình thành mụn cám.

Di truyền

Các chuyên gia da liễu cho biết, mụn trứng cá có yếu tố di truyền, tỷ lệ chiếm khoảng 50% các trường hợp. Di truyền là yếu tố khách quan, không thể phòng ngừa. Do đó bạn cần có kế hoạch chăm sóc phù hợp nếu trong gia đình có người bị mụn.

Vệ sinh da không phù hợp

Làm sạch da là điều cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với người thường xuyên trang điểm. Nếu tẩy trang không sạch, mỹ phẩm có thể tồn tại trên da, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và mụn.

Trong trường hợp, da không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn. Điều này cũng dẫn đến hình thành mụn.

Nhiễm trùng vi khuẩn

Vi khuẩn tồn tại trong không khí và có thể bám dính trên tay. Một số loại vi khuẩn có thể kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động, gây tắc các lỗ chân lông và hình thành mụn cám. Bên cạnh đó, các thói quen, chẳng hạn như sờ tay lên mặt hoặc nặn mụn, có thể là khiến vi khuẩn lây truyền đến da và gây mụn.

Ngoài ra, một số vật dụng hàng ngày, chẳng hạn như khẩu trang, vỏ gối, vỏ chăn, có thể tồn tại vi khuẩn. Tiếp xúc với các vật dụng này có thể khiến vi khuẩn lây nhiễm vào da và dẫn đến mụn. Do đó, các bác sĩ da liễu khuyến cáo, mọi người nên thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân để phòng ngừa mụn.

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng

Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp có thể dẫn đến hình thành mụnSử dụng mỹ phẩm không phù hợp có thể dẫn đến hình thành mụnHiện tại có nhiều loại mỹ phẩm với thương hiệu, thành phần và công dụng khác nhau. Việc sử dụng mỹ phẩm không đúng công dụng hoặc lạm dụng có thể khiến các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, hình thành mụn hoặc gây viêm da dị ứng ở mặt.

Trong trường hợp sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc chứa các thành phần gây kích ứng da, chẳng hạn như cortisone, có thể khiến da bị bào mòn và hư hỏng. Điều này khiến vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào da và gây hình thành mụn cám. Ngoài ra, các loại mỹ phẩm kém chất lượng có thể dẫn đến kích ứng da và gây ra nhiều nốt mụn nhỏ li ti, được gọi là mụn kích ứng.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Những người có thói quen ăn nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc uống nhiều rượu bia, thường có nguy cơ hình thành mụn cám cao hơn những người khác. Các chất kích ứng này có thể khiến tình trạng da trở nên xấu đi, dễ tổn thương và khiến mụn dễ hình thành.

Căng thẳng

Thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, stress, áp lực, có thể khiến các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động không bình thường. Chẳng hạn như quá trình trao đổi chất, tái tạo và phục hồi da có thể bị thay đổi khi người bệnh căng thẳng. Điều này khiến tình trạng da xấu đi, dễ bị tổn thương và hình thành mụn cám.

Ngoài ra, áp lực có thể làm tăng tình trạng tiết bã nhờn trên da. Điều này có thể dẫn đến rối loạn tiết bã nhờn, gây tắc lỗ chân lông và gây mụn.

Mụn trứng cá nói chung và mụn cám nói riêng thường phổ biến ở thanh thiếu niên. Tuy nhiên, người trưởng thành có phong cách sống thiếu khoa học, stress hoặc căng thẳng kéo dài, có thể dẫn đến hình thành mụn. Mụn ở người lớn thường khó trị và cần được chăm sóc phù hợp để duy trì sức khỏe da.

Dấu hiệu nhận biết mụn cám

Mụn cám là các nốt mụn nhỏ, không gây đau, đỏ và viêmMụn cám là các nốt mụn nhỏ, không gây đau, đỏ và viêmMụn cám là những nốt mụn nhỏ, không bị viêm, đỏ hoặc sẹo mụn lớn. Mụn có thể xuất hiện trên nhiều bộ phận của khuôn mặt, chẳng hạn như cằm và mũi, tuy nhiên mụn cũng có thể gây ảnh hưởng đến vai, ngực hoặc lưng.

Cơ chế hình thành và các dấu hiệu phổ biến của mụn cám bao gồm:

  • Tắc nghẽn lỗ chân lông: Các tuyến bã nhờn được bài tiết thông qua lỗ chân lông. Tuy nhiên, nếu tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hoặc khi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, có thể dẫn đến hình thành mụn ẩn, mụn cám và các dạng mụn khác.
  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức: Rối loạn hormone, đặc biệt là sự tăng cao của hormone testosterone có thể dẫn đến tăng sản xuất chất nhờn trên da và dẫn đến mụn.
  • Nhiễm vi khuẩn Propionibacterium: Vi khuẩn Propionibacterium là nguyên nhân gây viêm nhiễm và khiến tình trạng tắc nghẽn tuyến bã nhờn trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này dẫn đến việc hình thành nhân mụn.

Ngoài ra, nếu không được chăm sóc đúng cách, mụn cám có thể dẫn đến một số dạng mụn nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Mụn sẩn: Là các nốt mụn nhỏ li ti hoặc vết sưng trên da;
  • Mụn đầu trắng và mụn đầu đen: Xảy ra khi các lỗ chân lông mở bị bịt kín.

Mụn cám là dạng mụn nhẹ nhưng có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Do đó, điều quan trọng là có kế hoạch chăm sóc, điều trị cũng như bảo vệ da phù hợp.

Mụn cám có tự khỏi không?

Mụn cám là dạng mụn nhẹ, không gây đau đớn, sưng tấy hoặc để lại sẹo mụn như các loại mụn khác. Tuy nhiên, dạng mụn này hình thành do các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, dẫn đến bài tiết chất thải và bụi bẩn gặp khó khăn. Do đó, mụn cám thường không thể tự khỏi.

Ngoài ra, nếu các tuyến bã nhờn không được làm sạch, mụn có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến cấu trúc da. Bên cạnh đó, mụn cám kéo dài sẽ kéo giãn các lỗ chân lông và gây mất thẩm mỹ.

Mụn cám cũng được xem là tiền đề của các loại mụn đầu đen, mụn đầu trắng và các loại mụn mủ. Do đó, nếu bị mụn cám, bạn nên có kế hoạch xử lý cũng như phòng ngừa phù hợp.

Các cách trị mụn cám hiệu quả tại nhà

Trị mụn cám bằng lòng trắng trứng gà

Trị mụn cám hiệu quả từ lòng trắng trứng gàTrị mụn cám hiệu quả từ lòng trắng trứng gà 

Trứng gà với thành phần giàu protein, collagen, vitamin A, B,… không chỉ là nguồn dưỡng chất phong phú tốt cho làn da mà còn giúp loại trừ vi khuẩn gây mụn, mụn cám cách nhanh chóng.  

Nguyên liệu:

  • Lòng trắng trứng gà
  • Vải mỏng hoặc giấy ăn

Thực hiện: Lấy lòng trắng trứng gà, sau đó đánh lên để tạo bọt. Dùng cọ trang điểm thoa một lớp mỏng lòng trắng trứng lên da mặt. Sau 15-20 phút khi mặt nạ khô sẽ hút phần mụn cám trên da mặt. Lột bỏ lớp mặt nạ và rửa sạch lại với nước lạnh.

Trị mụn cám bằng kem đánh răng

Nguyên liệu:

  • Kem đánh răng
  • 4-5 hạt muối biển

Thực hiện: Trộn đều hỗn hợp. Dùng bàn chải đánh răng chải đều lên vùng mụn cám khoảng 1-3 phút. Sau đó bôi đều hỗn hợp lên trên vùng da cần điều trị. Sau khoảng 15 phút khi mặt nạ đã khô thi bóc ra nhẹ nhàng. Rửa mặt sạch lại với nước lạnh. Bạn có thể thực hiện cách trị mụn cám này 2-3 lần/tuần. 

Trị mụn cám bằng trứng gà luộc

Việc trị mụn cám bằng trứng gà luộc vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần dùng trứng luộc còn nóng và lăn đều trên vùng da mặt. Mụn sẽ được hút ra ngoài mà không để lại cảm giác đau hay làm tổn thương da. 

Trị mụn cám hiệu quả với nha đam

Nha đam khi được dùng trực tiếp trên da sẽ giúp kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và ức chế việc hình thành các nhân mụn dưới da. Bạn chỉ cần lấy một nhánh nha đam tươi, lấy phần gel bên trong và bôi lên vùng da bị mụn. Để yên khoảng 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước lạnh. Dùng nha đam trị mụn bạn có thể áp dụng hàng ngày, không chỉ giúp loại bỏ mụn cám nhanh chóng mà còn làm se khít lỗ chân lông, dưỡng trắng da hiệu quả.

Trị mụn cám bằng cà chua

Cà chua được biết đến nhiều với công dụng dưỡng trắng, làm mềm mịn da. Song loại quả này cũng hiệu quả không ngờ trong việc loại bỏ mụn cám. Bạn chỉ cần dùng quả cà chua, thái thành những lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị mụn. Để khoảng 10 phút cho các dưỡng chất thấm đều rồi rửa sạch lại với nước ấm. 

Có không ít cách trị mụn cám đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Song để việc điều trị được hiệu quả tốt nhất, không thể thiếu việc giữ gìn da mặt sạch sẽ, chế độ sinh hoạt lành mạnh để loại trừ tối đa nguyên nhân gây mụn.

Cách điều trị mụn cám chuyên sâu

Lỗ chân lông bị tắc gây ra mụn cám thường không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu lỗ chân lông bị tắc kéo dài hoặc thường xuyên thì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra các vấn đề lớn hơn như mụn trứng cá. Trong những trường hợp này, phải tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để điều trị mụn cám hay mụn trứng cá nhiễm trùng cũng như các bệnh nhiễm trùng da liên quan.

Lột da hóa học

Lột da hóa học có thể giúp tẩy tế bào chết trong lỗ chân lông bằng cách sử dụng axit hydroxy alpha và beta. Các axit này bao gồm axit salicylic, axit glycolic, axit lactic, axit malic và dung dịch Jessner.

Bôi Niacinamide

Có thể dùng niacinamide hoặc nicotinamide bôi tại chỗ để kiểm soát sản xuất bã nhờn nên chúng có tác dụng ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.

Tiêm hyaluronic

Những mũi tiêm này làm thu nhỏ lỗ chân lông có kích thước to, từ đó làm giảm khả năng tích tụ bụi bẩn và dầu.

Dùng Retinoids tại chỗ

Dùng Retinoids tại chỗ Dùng Retinoids tại chỗ 

Chúng rất hữu ích trong việc điều trị mụn cám, mụn trứng cá từ nhẹ đến nặng, vì ngăn chặn sự tắc nghẽn lỗ chân lông bằng cách hạn chế sự kết tụ của các tế bào.

Lưu ý: Các loại kem chứa retinoid có thể khiến da rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì thế, bạn nên sử dụng cùng với kem chống nắng. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa retinol hoặc retinyl palmitate.

Dùng phức hợp chlorophyllin

Các loại thuốc chứa đồng có nguồn gốc thực vật này có thể rất hữu ích trong việc điều trị mụn cám và mụn trứng cá.

Bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh như clindamycin kết hợp với điều trị bằng benzoyl peroxide để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn.

Dùng thuốc uống

Bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc kiểm soát mụn cám, mụn trứng cá như spironolactone, isotretinoin hoặc thuốc tránh thai. Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của mụn nhiễm trùng.

Áp dụng các phương pháp điều trị vật lý

Có nhiều quy trình điều trị vật lý khác nhau có thể giúp làm thông thoáng lỗ chân lông trên da, ví dụ như:

  • Liệu pháp laser không bóc tách và vi điểm để kiểm soát việc sản xuất và tiết bã nhờn.
  • Liệu pháp quang động có thể được sử dụng để điều hòa các tuyến bã nhờn, do đó ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông do bã nhờn.
  • Tia laser CO2 tác động sâu vào da để thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, se khít lỗ chân lông và chống tắc nghẽn.
  • Mài da vi điểm gồm việc sử dụng một công cụ cơ học để loại bỏ tế bào da chết, tẩy tế bào chết sâu và mang lại vẻ mịn màng và tươi trẻ cho da.
  • Phương pháp điều trị bằng laser YAG tác động vào các lớp da để tiêu diệt các tế bào già cỗi, tăng cường sản sinh collagen, làm căng da từ bên trong, tất cả đều góp phần làm thông thoáng lỗ chân lông cho làn da mịn màng.

Phòng ngừa mụn cám

Mụn cám là tình trạng phổ biến và rất khó để phòng ngừa, đặc biệt là khi mụn liên quan đến di truyền. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế mụn bằng cách lưu ý, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên rửa mặt sạch sẽ bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ;
  • Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm;
  • Giữ tay sạch sẽ và hạn chế sờ tay lên khuôn mặt;
  • Hạn chế trang điểm và cố gắng sử dụng các sản phẩm dành cho da mụn hoặc không gây mụn. Ngoài ra, tẩy trang vào cuối này để làm sạch các lỗ chân lông.

Tổng kết

Mụn cám là tình trạng da phổ biến nhưng không nghiêm trọng và đáp ứng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, mụn có tái phát thường xuyên nếu người bệnh có lối sống cũng như chế độ ăn uống không phù hợp. Do đó, trong trường hợp cần thiết, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ da liễu để được hướng dẫn các chiến lược kiểm soát mụn hiệu quả.

Câu hỏi liên quan

Lăn trứng gà luộc để loại bỏ mụn cám ở mũi; Lột mụn cám ở trán và mũi bằng lòng trắng trứng và đường....
Xem thêm
Bạn có thể trị mụn ở mũi bằng cách xông hơi mặt; Tẩy tế bào chết bằng yến mạch để trị mụn mũi
Xem thêm
Mụn cám là những nốt mụn nhỏ li ti, thường xuất hiện ở các khu vực có nhiều tuyến bã nhờn, chẳng hạn như cằm và hai bên cánh mũi.
Xem thêm
Bạn chỉ cần cho mật ong vào chén thủy tinh nhỏ, đun cách thủy trong vài phút để làm ấm mật ong. Sau đó thoa mật ong lên vùng da bị mụn hoặc toàn mặt nếu muốn. Để yên trong 15 phút và rửa mặt lại bằng nước ấm.
Xem thêm
Rối loạn nội tiết tố (hoocmon): nội tiết tố thay đổi khiến bã nhờn tiết ra nhiều hơn. Da không kịp xử lý nên dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là nguyên do phổ biến khiến các nốt liti xuất hiện dày đặc ở các vị trí mũi, cằm, trán…
Xem thêm
Trị mụn cám bằng trứng gà; Sử dụng kem đánh răng trị mụn cám, trà xanh, nha đam...
Xem thêm
Cách trị mụn cám bằng kem đánh răng: Bạn dùng một lượng kem đánh răng vừa phải trộn với muối trước rồi chà lên vùng da bị mụn, để khoảng 20 phút rồi làm sạch.
Xem thêm
Bạn lấy nha đam, rửa sạch, gọt vỏ, cắt thịt nha đam thành những lát mỏng đắp lên mặt khoảng 15 phút, sau đó massage nhẹ nhõm cho da mặt 3-5 phút rồi rửa mặt sạch đối với nước ấm...
Xem thêm
Trị mụn cám bằng lòng trắng trứng gà; Trị mụn cám bằng kem đánh răng; Trị mụn cám bằng trứng gà luộc...
Xem thêm
Trị mụn cám trên trán đơn giản bằng mật ong, sữa chua và chanh
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Mụn cám
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!