Một số bệnh cần chẩn đoán phân biệt với bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là bệnh do ký sinh trùng ghẻ tên là Sarcoptes scabiei gây ra. Các tổn thương da do ghẻ gây ra tương tự với một số bệnh về da khác như bệnh vẩy nến, bệnh chàm hoặc viêm da tiếp xúc,.. Vì thế cần chẩn đoán đúng trước khi điều trị.

Bệnh ghẻ là một bệnh phổ biến. Kí sinh trùng ghẻ đào hang dưới da gây ngứa dữ dội và phát ban.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phát ban do ghẻ gây ra giống như mụn nhọt, sẫm màu, tổn thương có thể khó nhìn thấy, nhưng bạn vẫn có thể cảm nhận được sự xuất hiện của chúng. 

Triệu chứng phát ban có nhiều hình thái khác nhau như: 

  • Giống mụn nước ở tay chân và thân
  • Lan rộng hoặc hình đồng xu
  • Mụn nước nhỏ
  • Tổn thương dạng vảy
  • Tổn thương ở nách, bẹn, rốn, bìu, mông và dọc dương vật 

Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ lưu ý rằng ghẻ đào hang và tạo thành các đường hầm dưới da.

Các vị trí tổn thương bao gồm:

  • Cổ tay
  • Khuỷu
  • Nách
  • Kẽ các ngón tay và ngón chân
  • Núm vú
  • Dương vật
  • Thắt lưng
  • Mông

Ghẻ gây ra ngứa dữ dội và thường nặng hơn vào ban đêm.

Nếu lần đầu nhiễm ghẻ, triệu chứng có thể mất 2–6 tuần mới xuất hiện. Ở những người tái nhiễm ghẻ, ngứa thường xuất hiện sớm hơn trong vòng 1–4 ngày.

Một biến thể của bệnh ghẻ được gọi là ghẻ vảy, thường gặp ở người suy giảm miễn dịch.

Ghẻ vảy xảy ra khi hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu con ghẻ xâm nhập vào bề mặt da. Những người bị ghẻ vảy có phát ban dạngvảy, tuy nhiên triệu chứng ngứa có thể không xuất hiện hoặc chỉ ở mức độ nhẹ.

Một số bệnh có triệu chứng tương tự bệnh ghẻ cần chẩn đoán phân biệt gồm: 

Bệnh vảy nến với bệnh ghẻ

Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn dịch. Cơ thể tăng sinh các tế bào da với tốc độ nhanh, khiến các tế bào chồng chất lên bề mặt, tạo thành các mảng vảy trên da. Khác với bệnh ghẻ, bệnh vảy nến không lây.

Khoảng 80–90% những người bị bệnh vảy nến, các mảng vảy phát triển hơn, được gọi là bệnh vảy nến thể mảng.

Khi bị bệnh, vảy phủ lên các mảng phát ban. Do đó, bệnh vảy nến đôi khi tương tự như bệnh ghẻ vảy.

Các triệu chứng của bệnh vảy nến mảng bao gồm:

  • Các mảng da dày vị trí khuỷu tay, da đầu, đầu gối, thắt lưng, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân
  • Vảy màu bạc trên các mảng phát ban
  • Các mảng tổn thương kích thước khác nhau

Ở người da trắng, các mảng vảy sẽ có màu đỏ hoặc màu hồng. Người da vàng, vảy nến có màu cá hồi hoặc màu trắng bạc.

Ở người da đen, các mảng vảy nến có màu tím hoặc màu xám.

Điều trị

Có nhiều cách điều trị cho bệnh vảy nến tùy thuộc vào thể bệnh và mức độ nặng của bệnh.

Một nghiên cứu năm 2000 thấy rằng phương pháp điều trị tại chỗ vẫn có hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến thể nhẹ.

Điều trị tại chỗ bao gồm:

  • Thuốc làm mềm da: kem dưỡng ẩm và kem chống ngứa
  • Than đá: than đá có thể giúp giảm ngứa và bong tróc vảy nến cũng như giảm mẩn đỏ và sưng tấy, đồng thời làm chậm sự phát triển của các tế bào da
  • Corticosteroid tại chỗ: Bao gồm các loại kem như hydrocortisone, giúp giảm ngứa và viêm
  • Axit salicylic: giúp làm mềm vảy và giảm sưng.
  • Retinoids tại chỗ: Đây là một dạng tổng hợp của vitamin A. Retinoid điều trị bệnh vảy nến được gọi là tazarotene.

Đối với bệnh vảy nến mức độ trung bình đến nặng, bệnh nhân cần phối hợp liệu pháp chiếu đèn, điều trị toàn thân và thuốc sinh học. 

Viêm da dị ứng với bệnh ghẻ

Bệnh chàm, hay viêm da dị ứng, là một nhóm các tình trạng khiến da bị ngứa, viêm và kích ứng.

Viêm da dị ứng là một bệnh da không lây. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp ở trẻ em hơn.

Các triệu chứng của viêm da dị ứng bao gồm:

  •  Ngứa, có thể rất ngứa
  • Các mảng da khô có màu đỏ đến nâu sẫm
  • Da cứng hoặc dày lên
  • Ngứa có thể gián đoạn giấc ngủ

Điều trị

Điều trị viêm da dị ứng bao gồm thuốc, chăm sóc da và chiếu đèn.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy rằng điều trị quang trị liệu NB-UVB có hiệu quả trong điều trị viêm da dị ứng.

Thuốc kê đơn bao gồm:

  • Steroid để giảm sưng và phát ban
  • Thuốc kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Thuốc kháng histamine giúp giảm kích ứng

Bác sĩ da liễu khuyên:

  • Tránh gãi
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm
  • Sử dụng xà phòng không có hương liệu
  • Bôi thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm cho da sau khi tắm

Bạn cũng có thể thử tắm thuốc tẩy pha loãng. Theo Hiệp hội Viêm da dị ứng Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng có thể sử dụng thuốc tẩy có chứa 5,25% sodium hypochlorite pha loãng  để tắm.

Tuy nhiên, bạn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài ra, bạn nên:

  • Tránh sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng
  • Tránh thêm bất kỳ thành phần nào khác vào bồn tắm
  • Tránh ngâm mình quá 15 phút
  • Tránh để ngập đầu và mặt trong nước

Viêm da tiếp xúc với bệnh ghẻ

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi một tác nhân tiếp xúc với da và gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng.

Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra do chất tẩy rửa, dung môi, axit, v.v.

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc bao gồm:

  • Ngứa, có thể dữ dội
  • Phát ban
  • Sưng
  • Da nhạy cảm
  • Da khô và nứt nẻ
  • Mụn nước
  • Mụn nước vỡ, đóng vảy và đóng cặn

Viêm da tiếp xúc dị ứng cũng có thể gây nổi mề đay.

Điều trị 

Nguyên tắc điều trị viêm da tiếp xúc là tránh tiếp xúc tác nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể kê một số thuốc bôi và thuốc uống, bao gồm:

  • Kem corticosteroid để giảm viêm
  • Prednisone để ngăn chặn phản ứng miễn dịch
  • Thuốc kháng histamine kiểm soát ngứa 

Nổi mề đay với bệnh ghẻ

Các triệu chứng bao gồm các đám sưng ngứa trên da.

Nguyên nhân gây ra có thể do bọ chét và ve sống trên vật nuôi.

Vị trí thường gặp chân, cẳng tay và mặt.

Điều trị

Bao gồm:

  • Kem steroid
  • Thuốc kháng histamine
  • Kem sát trùng

Viêm nang lông với bệnh ghẻ

Đây là một bệnh nhiễm trùng nang lông do vi khuẩn gây nên, thường gặp là tụ cầu vàng. Triệu chứng tương tự như mụn trứng cá.

Không giống như ghẻ, viêm nang lông có thể không gây ngứa.

Điều trị

Viêm nang lông nhẹ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Bạn có thể đắp một miếng gạc ấm vào vùng tổn thương 3 đến 4 lần một ngày. Viêm nang lông lan rộng cần phải điều trị bằng kháng sinh bôi hoặc thuốc uống.

Một số bệnh khác

Một số tổn thương khác cũng có biểu hiện tương tự như bệnh ghẻ, bao gồm: 

  • Viêm da Herpetiformis: Đây là một bệnh mạn tính, hiếm gặp, gây ra mụn nước ngứa nghiêm trọng và các tổn thương da. Chúng thường xuất hiện trên da đầu, thắt lưng, mông, khuỷu tay và đầu gối. Bệnh thường xảy ra cùng với bệnh Celiac.
  • Prurigo nodeularis: Đây là một tình trạng da gây ra các nốt sần cứng và ngứa. Thường xuất hiện ở cánh tay và cẳng chân. Nguyên nhân có thể do gãi.
  • Vết cắn của côn trùng: Vết cắn của muỗi, bọ chét, rệp và các loài ve khác, có thể trông giống như ghẻ.

Khi nào cần đi khám

Tình trạng tổn thương da kéo dài, kèm đau hoặc bất kỳ thay đổi nào về màu sắc và kết cấu của da đều cần đi khám.

Kết luận

Bệnh ghẻ là bệnh do ký sinh trùng tên là Sarcoptes scabiei gây ra, các triệu chứng gồm phát ban và ngứa. Tuy nhiên có nhiều bệnh có tổn thương da tương tự cần chẩn đoán phân biệt như: 

Không giống như ghẻ, các bệnh trên không lây nhiễm.

Mặc dù có nhiều cách điều trị, nhưng bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị đúng.

Các thuốc điều trị bao gồm thuốc uống, kem bôi và chiếu đèn. Lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng bệnh.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!