Video: Điều gì khiến bạn trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược axit và hội chứng GERD là gì?
Nếu các triệu chứng trào ngược axit trở nên nghiêm trọng và xuất hiện nhiều hơn hai lần một tuần thì được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Theo Viện Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Tiết niệu (NIDDK), GERD ảnh hưởng nhiều tới khoảng 20 phần trăm người dân Hoa Kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, chứng bệnh này hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng GERD
Trào ngược axit dịch vị gây ra cảm giác nóng rát khó chịu ở thượng vị, ngực hay đầu và cổ. Hiện tượng nguyên nhân gây ra sự khó chịu này là chứng ợ nóng.
Khi mắc trào ngược dịch vị, bệnh nhân có thể cảm thấy vị chua hoặc đắng phía vòm họng. Thỉnh thoảng, hỗn hợp thức ăn và dịch tiêu hóa có thể trào ngược lên tận họng, thậm chí là khoang miệng.
GERD có thể làm thắt hẹp lòng thực quản gây khó nuốt, đồng thời có thể dẫn đến những vấn đề liên quan tới hô hấp như ho mãn tính hoặc hen suyễn.
Nguyên nhân của GERD
Cơ thắt dưới thực quản hay cơ thắt tâm vị là một dải cơ vòng ở ngăn cách thực quản và dạ dày. Trong điều hoạt động sinh lý, vòng cơ này mở ra khi bạn nuốt và đóng lại khi thức ăn đã xuống dạ dày hoàn toàn.
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ thắt tâm vị đóng lại không chặt hoặc có sự phối hợp không nhất quán với quá trình co bớp của dạ dày.
Điều trị GERD
Để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của GERD, hãy thay đổi thói quen ăn uống phù hợp và hình thành lối sống lành mạnh.
Một số thuốc có tác dụng điều trị những bệnh lý liên quan tới dạ dày như:
Nếu hội chứng GERD trở nên nghiêm trọng và không còn đáp ứng với phác đồ điều trị bằng thuốc, phẫu thuật là chỉ định tiếp theo được nghĩ tới.
Phẫu thuật GERD
Trong hầu hết các trường hợp, thay đổi lối sống phù hợp và uống thuốc là đủ để ngăn ngừa những triệu chứng của GERD. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn cần chỉ định phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định khi chứng trào ngược trở nên quá trầm trọng và không đáp ứng với bất kì một thay đổi nào liên quan tới chế độ ăn uống, thói quen và tác dụng của thuốc.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật nếu bệnh nhân có nguy cơ xuất hiện những biến chứng nặng hơn.
Chẩn đoán GERD
Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh (tiền sử, bệnh sử, triệu chứng) kết hợp với việc thăm khám để đưa ra những chẩn đoán ban đầu.
Tiếp theo, để đưa ra chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số thủ thuật xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như:
- Chụp cản quang Bari: sau khi bệnh nhân uống dung dịch bari, hình ảnh ống tiêu hóa trở nên cản quang và hiện lên phim một cách rõ ràng
- Nội soi ống tieu hóa trên : Luồn ống nội soi có gắn một camera nhỏ vào thực quản để kiểm tra, đánh giá tổn thương đồng thời thu thập mẫu sinh thiết khi cần.
- Đo vận động thực quản: Luồn áp kế vào thực quản để đo lực co bóp của cơ co thắt tâm vị.
- Theo dõi độ pH thực quản : Một áp kế nhỏ được đưa vào thực quản nhằm xác định nguyên nhân và thời điểm axit dạ dày xâm nhập vào thực quản.
GERD ở trẻ sơ sinh
Có khoảng 10% trẻ sơ sinh 1 tuổi và gần 2/3 trong số trẻ em 4 tháng tuổi bị ảnh hưởng bởi chứng trào ngược.
Hiện tượng trẻ nôn trớ hoặc nôn toàn bộ thức ăn khá phổ biến. Tuy nhiên, khi hiện tượng này trở nên thường xuyên, có thể con của bạn đã mắc hội chứng GERD.
Những dấu hiệu và triệu chứng tiềm ẩn khác của GERD ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Biếng ăn
- Khó nuốt
- Nôn mửa hoặc nghẹt thở
- Nấc cụt
- Khó chịu trong hoặc sau khi cho ăn
- Cong lưng trong hoặc sau khi ăn
- Sút cân hoặc tăng trưởng kém
- Ho dai dẳng hoặc viêm phổi
- Khó ngủ
Trẻ bị dính thắng lưỡi cũng có thể có những triệu chứng như trên, hiện tượng này cũng gây khó khăn cho trẻ khi chúng ăn.
Khi con bạn xuất hiện những triệu chứng như trên, hãy đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Yếu tố nguy cơ đối của GERD
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản như:
Một số hành vi lối sống làm tăng nguy cơ mắc GERD bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Ăn quá nhiều bữa
- Nằm xuống hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn
- Thường xuyên ăn đồ chiên rán, cay nóng hoặc thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Đồ uống có ga, rượu bia, cà phê.
- Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen
Nếu bạn có một vài những thói quen không tốt trong danh sách trên, hãy tập luyện để thay đổi lối sống một cách phù hợp.
Biến chứng của GERD
Thông thường, hội chứng GERD chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu và ít khi dẫn tới biến chứng. tuy nhiên trào ngược kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng và thậm chí đe dọa đến tính mạng
Những biến chứng này có thể kể đến như:
- Viêm thực quản: Tế bào biểu mô thực quản bị tổn thương do dịch vị
- Hẹp thực quản: Thực quản bị thu hẹp và thắt chặt
- Barrett thực quản: sự tăng sinh bất thường của niêm mạc thực quản
- Ung thư thực quản: Những người bị barret thực quản có tỷ lệ mắc ung thư thực quản cao hơn.
- Những triệu chứng của hen suyễn, ho dai dẳng hoặc các vấn đề về hô hấp khác tiến triển khi bạn hít dịch vị vào phổi
- Mòn men răng, viêm lợi hoặc các vấn đề răng miệng khác
Để giảm nguy cơ biến chứng, điều quan trọng là ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng của GERD.
Ăn kiêng và GERD
Một số thực phẩm chứa thành phần làm nặng thêm những biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày thực quản như:
- Thực phẩm giàu chất béo
- Thức ăn cay
- Sô cô la
- Trái cây họ cam quýt
- Trái dứa
- Cà chua
- Hành
- Tỏi
- Bạc hà
- Rượu bia
- Cà phê
- Trà
- Nước ngọt
Những phương pháp tự điều trị tại nhà cho GERD
Thay đổi lối sống và thói quen ăn uống một cách phù hợp là phương pháp hiệu quả nhất và rẻ nhất trong giai đoạn sớm của hầu hết tất cả bệnh lý.
- Bỏ hút thuốc
- Giảm cân
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
- Nhai kẹo cao su sau khi ăn
- Không nằm ngay sau khia ăn
- Hạn chế những thực phẩm nguy cơ
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái
- Áp dụng phương pháp thư giãn.
Một số loại thảo mộc tự nhiên cũng có tác dụng tốt với chứng trào ngược axit dịch vị như:
- Hoa cúc
- Rễ cây cam thảo
- Rễ Thục quỳ
- Cây du trơn
Mặc dù chưa nhiều nghiên cứu nói về tác dụng của những loại cây trên, một số người cho biết họ đã giảm được chứng trào ngược axit dịch vị sau khi sử dụng chế phẩm bổ sung, cồn thuốc hoặc trà có chứa thành phần chiết xuất từ những loại cây này.
Lo lắng và GERD
Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2015 khẳng định rằng lo âu và căng thẳng là nguyên nhân làm cho một số triệu chứng của GERD trở nên tồi tệ hơn.
Hãy đi khám khi bạn thường xuyên bị áp lực hay có cảm giác bồi hồi, lo lắng. Những điều này làm trầm trọng hơn những bệnh lý đang có trong cơ thể bạn.
Một số phương pháp có thể áp dụng để giảm lo lắng bao gồm:
- Tạm quên đi những sự kiện, con người và địa điểm khiến bạn cảm thấy lo lắng.
- Áp dụng những phương pháp giảm lo âu như hít thở sâu, thiền, yoga,…
- Điều chỉnh thói quen ngủ, thói quen tập thể dục hoặc các hành vi lối sống khác
Trường hợp bạn có những biểu hiện của chứng rối loạn lo âu, hãy tìm đến một chuyên gia tâm thần để được nhận những lời khuyên bổ ích. Bạn có thể uống thuốc, áp dụng liệu pháp trò chuyện hoặc kết hợp cả hai để chữa trị hội chứng này.
Mang thai và GERD
Mang thai có thể là yếu tố nguy cơ gây ra chứng trào ngược axit. Nếu bạn bị GERD trước khi mang thai, các triệu chứng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn khi tuổi thai càng lớn.
Hormone được tiết ra trong quá trình mang thai có tác dụng làm giãn tử cung cũng có thể khiến cơ thắt tâm vị đóng không chặt. Thai nhi đang phát triển có thể gây áp lực lên dạ dày của mẹ. Những điều này làm tăng nguy cơ đẩy dịch vị đi lên thực quản.
Hen suyễn và GERD
Theo thống kê, khoảng 75% tổng số bệnh nhân hen suyễn mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh sự liên quan giữa hen suyễn và GERD nhưng triệu chứng của hen và những loại thuốc điều trị hen phế quản có thể làm nặng thêm triệu chứng của GERD.
Nếu bạn đồng thời bị hen suyễn và GERD, hãy điều trị kết hợp cả hai bệnh lý cùng một lúc.
Hội chứng ruột kích thích và GERD
Hội chứng ruột kích thích (IBS - Irritable bowel syndrome) là tình trang rối loạn tiêu hóa diễn ra ở ruột già. Chứng bệnh này thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng không nhỏ lên chất lượng cuộc sống mọi người. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Theo một số nghiên cứu được tiến hành gần đây, những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có tỉ lệ trào ngược dạ dày thực quản cao hơn những người khác.
Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng của hai bệnh lý trên, bệnh nhân cần đi khám để bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Những chuyên gia y tế sẽ chỉ định những phương pháp thay đổi lối sống, thuốc điều trị và những liệu pháp khác phù hợp với tình trạng của bạn
GERD và đồ uống có cồn
Một số thực phẩm chứa thành phần làm tăng mức độ biểu hiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, bao gồm đồ uống có cồn như rượu, bia.
Một số người có thể uống một lượng rượu bia lớn mà không cảm thấy bất kì một bất thường nào, trong khi những bệnh nhân khác có thể phản ứng dù chỉ một chút.
Sự khác biệt giữa GERD và chứng ợ nóng
Ợ nóng là một triệu chứng phổ biến của trào ngược axit dịch vị, đây là hiện tượng khá phổ biến, có thể gặp ở bất kì ai ở bất kì lứa tuổi nào. Tuy nhiên ợ nóng ít khi có những biến chứng nguy hiểm tới cơ thể bệnh nhân.
Khi tần suất xuất hiện những cơn ợ nóng lớn hơn hai lần một tuần thì được gọi là hội chứng trào ngươc dạ dày thực quản kéo dài hay GERD
GERD là một loại trào ngược axit mãn tính có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Đồ uống tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản
- Cải thiện giấc ngủ cho những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Ợ chua nghiêm trọng? Có thể bạn đã bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)?
- Các loại thảo mộc và thực phẩm bổ sung giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và hen phế quản