Lý thuyết Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp (Kết nối tri thức)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Kết nối tri thức hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 28. Mời bạn đọc đón xem

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

A. Lý Thuyết

1. Vai trò, đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp

a. Vai trò

- Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có tác động toàn diện tới sản xuất và đời sống:

+ Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhằm năng cao chất lượng cuộc sống.

+ Là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.

+ Góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận dân cư

+ Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, làm biến đổi không gian kinh tế, đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng kinh tế.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Các sản phẩm của công nghiệp

b. Đặc điểm

- Gắn liền với sử dụng máy móc và khoa học công nghệ.

- Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa rất cao.

- Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn lượng thải ra môi trường nhiều.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Công nghiệp thải khí thải ra môi trường

- Có tính linh động về mặt phân bố theo không gian.

- Nền công nghiệp hiện đại, gắn với tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

c. Cơ cấu ngành công nghiệp

- Dựa vào tính chất tác động:

Công nghiệp khai thác: Khai thác tài nguyên thiên nhiên (Khoáng sản, nước, sinh vật…) để tạo ra nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

Công nghiệp chế biến: Các ngành chế biến vật chất tự nhiên và nhân tạo thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của công nghiệp

a. Nhân tố bên trong

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi trong tiếp cận các nguồn lực bên ngoài.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, khoáng sản…) ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định cơ cấu và phân bố sản xuất nông nghiệp.

- Điều kiện kinh tế xã hội mang tính quyết định:

+ Dân cư và lao động: Đảm bảo nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ.

+ Trình độ khoa học công nghệ: Giúp công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hình thành ngành mới, thay đổi trong phân bố.

+ Nguồn vốn và thị trường: làm công nghiệp thay đổi cơ cấu và phân bố.

+ Chính sách: hướng phát triển, tốc độ phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ của ngành công nghiệp.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Áp dụng khoa học công nghệ trong công nghiệp

b. Nhân tố bên ngoàiTạo sức mạnh, điều kiện phát triển, phân bố các ngành công nghiệp, đặc biệt giai đoạn ban đầu.

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế là vai trò của ngành nào dưới đây?

A. Nông nghiệp.

B. Dịch vụ.

C. Công nghiệp.

D. Xây dựng.

Đáp án đúng là: C

Vai trò của ngành công nghiệp là cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế (máy móc thiết bị sản xuất, nguyên liệu trong ngành xây dựng, giao thông…) => Các ngành kinh tế muốn phát triển được và mang lại hiệu quả kinh tế cao đều phải dựa vào sản phẩm của ngành công nghiệp.

Câu 2. Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến?

A. Luyện kim.

B. Cơ khí.

C. Sản xuất hàng tiêu dùng.

D. Khai thác mỏ.

Đáp án đúng là: D

Khai thác mỏ thuộc nhóm ngành công nghiệp khai thác -> Không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến.

Câu 3. Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến?

A. Hóa chất.

B. Luyện kim.

C. Cơ khí.

D. Khai thác than.

Đáp án đúng là: D

Nhóm công nghiệp chế biến bao gồm một số ngành sau CN năng lượng; CN chế biến lương thực thực phẩm; dệt may; sản xuất vật liệu xây dựng; hóa chất - phân bón - cao su; cơ khí - điện tử…

Câu 4. Ngành công nghiệp dệt - may, da - giày thường phân bố ở những nước đang phát triển là do

A. đòi hỏi không gian sản xuất rộng.

B. lao động dồi dào, trình độ không cao.

C. nguồn nguyên liệu dồi dào.

D. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Đáp án đúng là: B

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là hai ngành cần nhiều lao động trong quá trình sản xuất nhưng lại không yêu cầu cao về trình độ của người lao động nên thường phân bố ở những nơi có dân số đông, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Câu 5. Hình thức sản xuất có vai trò đặc biệt trong công nghiệp không phải là

A. liên hợp hóa.

B. chuyên môn hóa.

C. hóa học hóa.

D. hợp tác hóa.

Đáp án đúng là: C

Các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp.

Câu 6. Trình độ phát triển công nghiệp hóa của một nước biểu thị đặc điểm nào dưới đây?

A. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của quốc gia.

B. Trình độ lao động, khoa học của một quốc gia.

C. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.

D. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế.

Đáp án đúng là: D

Trình độ phát triển công nghiệp hóa của một nước biểu thị trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế của nước đó.

Câu 7. Nhân tố quan trọng làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp là

A. thị trường.

B. chính sách.

C. tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

D. dân cư và lao động.

Đáp án đúng là: C

Nhân tố quan trọng làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp là tiến bộ khoa học - kĩ thuật. Nhờ có tiến bộ khoa học kĩ thuật mà ngành công nghiệp có thể tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu mới thay thế cho nguồn khoáng sản đã cạn kiệt. Phân bố lại các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng để dễ dàng vận chuyển từ vùng nguyên liệu đến nơi chế biến.

Câu 8. Các ngành công nghiệp như dệt - may, da giày, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở

A. thị trường tiêu thụ.

B. vùng duyên hải.

C. nông thôn.

D. gần nguồn nguyên liệu.

Đáp án đúng là: A

Các ngành công nghiệp như dệt - may, da giày, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở thị trường tiêu thụ và có dân số đông (đồng bằng, ven biển, đô thị,…).

Câu 9. Các hình thức sản xuất có vai trò đặc biệt trong công nghiệp là

A. hợp tác hóa, trang trại, xí nghiệp công nghiệp.

B. trang trại, vùng công nghiệp, điểm công nghiệp.

C. liên hợp hóa, xí nghiệp công nghiệp, trang trại.

D. chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa.

Đáp án đúng là: D

Các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp.

Câu 10. Điểm khác biệt lớn nhất giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp là

A. phụ thuộc vào tự nhiên.

B. các vùng chuyên môn hóa.

C. cần nhiều lao động.

D. áp dụng tiến bộ khoa học.

Đáp án đúng là: A

Hai ngành sản xuất đều được áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và hình thành những vùng chuyên hóa cao, quy mô lớn. Một số ngành sản xuất công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động như công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng.

Sản xuất công nghiệp ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên hơn sản xuất nông nghiệp nên đây là đặc điểm khác biệt lớn nhất.

Câu 11. Việc phát triển công nghiệp không gây ra tác động tiêu cực nào sau đây?

A. Cạn kiệt tài nguyên.

B. Gia tăng lượng chất thải.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Suy giảm tài nguyên biển.

Đáp án đúng là: D

Quá trình công nghiệp hóa làm gia tăng lượng khí thải, khí cacbonic trong khí quyển dẫn đến hiệu ứng nhà kính. Nước thái từ công nghiệp làm ô nhiễm một vùng rộng lớn sông, hồ, biển, làm suy giảm sinh vật sống trong nước. Cùng với đó là gia tăng lượng chất thải, đặc biệt trong công nghiệp khai thác ảnh hưởng đến sức khỏe, cảnh quan và hệ sinh thái tự nhiên. Suy giảm tài nguyên biển chủ yếu do hoạt động khai thác ngành thủy sản, không phải tác động của công nghiệp.

Câu 12. Trình độ phát triển công nghiệp hóa ở một nước biểu thị ở

A. sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.

B. trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế.

C. sức mạnh an ninh quốc phòng của một quốc gia.

D. trình độ lao động và khoa học kĩ thuật của một quốc gia.

Đáp án đúng là: B

Thông qua công nghiệp hóa, các nguồn lực được phân bổ nhiều hơn cho khu vực công nghiệp là khu vực mà năng suất lao động được nâng cao nhanh chóng. Nhờ đó, kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Vì vậy, trình độ phát triển công nghiệp hóa ở một nước biểu thị ở trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế.

Câu 13. Các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp vì công nghiệp

A. có hai giai đoạn sản xuất nhưng liên hệ chặt chẽ với nhau.

B. là tổ hợp các quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.

C. có tính chất tập trung cao độ.

D. bao gồm nhiều phân ngành phức tạp.

Đáp án đúng là: B

Các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp vì công nghiệp là tổ hợp các quá quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Các giai đoạn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, từ khâu sản xuất đến công đoạn chế biến. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất, đòi hỏi các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp cần có mối liên kết và có tính liên hoàn cao. Vì vậy , trong sản xuất công nghiệp thì chuyên môn hóam, hợp tác hóa, liên hợp hóa là rất quan trọng.

Câu 14. Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện ở việc

A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phần lớn dân cư.

B. tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến và khai thác hiệu quả tài nguyên.

C. khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thên nhiên, tạo ra việc làm cho dân cư.

D. cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế.

Đáp án đúng là: D

Sản xuất công nghiệp là ngành sản xuất ra khối lượng vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân: công nghiệp không những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế, mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của xã hội.

Câu 15. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng chính đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

A. Vị trí địa lí.

B. Điều kiện tự nhiên.

C. Điều kiện kinh tế - xã hội.

D. Lịch sử hình thành lãnh thổ.

Đáp án đúng là: D

Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Lịch sử hình thành lãnh thổ ảnh hưởng đến phong tục tập quán, phương pháp lao động nông nghiệp là chủ yếu, ít tác động đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Lý thuyết Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Lý thuyết Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp

Lý thuyết Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Lý thuyết Bài 31: Tác động của công nghiệp với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!