Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản (Kết nối tri thức)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản Kết nối tri thức hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 25. Mời bạn đọc đón xem

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

A. Lý Thuyết

1. Địa lí ngành lâm nghiệp 

a. Vai trò

- Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu ngành giấy…)

- Bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, điều tiết nước, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai.

- Tạo nguồn thu nhập, giải quyết việc làm, đặc biệt người dân vùng núi

- Góp phần đảm bảo phát triển bền vững

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Vai trò của lâm nghiệp

b. Đặc điểm

- Chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm

- Hoạt động lâm nghiệp gồm trồng rừng, khai thác lâm sản, bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng, khai thác tái tạo rừng

- Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng

c. Hoạt động trồng rừng và khai thác rừng

- Trồng rừng có ý nghĩa quan trọng giúp tái tạo tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường

- Sản lượng gỗ khai thác hàng năm có xu hướng tăng nhưng không đều

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

 Sản lượng gỗ tròn của thế giới giai đoạn 1980 - 2019

- Các quốc gia có diện tích rừng trồng nhiều nhất: Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Bang Nga, Hoa Kì

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ diện tích rừng trên thế giới và sản lượng gỗ tròn một số nước, năm 2019

2. Địa lí ngành thủy sản

a. Vai trò

- Đóng vai trò vào GDP ngày càng lớn

- Cung cấp chất đạm dễ tiêu hóa cho con người, cung cấp nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mặt hàng xuất khẩu có giá trị

- Thức ăn cho ngành chăn nuôi

b. Đặc điểm

- Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc vào nguồn nước và khí hậu

- Áp dụng công nghệ, sản xuất theo choỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất nguồn gốc sản phẩm

- Sản xuất thủy sản bao gồm các hoạt động khai thác và nuôi trồng, vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp vừa có tính chất sản xuất công nghiệp

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

c. Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản

- Khai thác thủy sản:

+ Là hoạt động đánh bắt các loài thủy sản, chủ yếu ở biển và đại dương, nơi có các ngư trường lớn.

+ Khai thác chủ yếu ở: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Ấn Độ, Liên Bang Nga…

- Nuôi trồng thủy sản:

+ Được chú trọng phát triển và có xu hướng ngày càng tăng. Nuôi ở vùng nước mặn, nước lợ, nước ngọt với hình thức nuôi ngày càng phát triển và hiện đại

+ Nuôi trồng thủy sản chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập, Na Uy, Nhật Bản…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ sản lượng thủy sản của một số nước trên thế giới năm 2019

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Quốc gia nào sau đây có ngành chăn nuôi ngọc trai phát triển nhất?

A. Trung Quốc.

B. Việt Nam.

C. Hàn Quốc.

D. Hoa Kì.

Đáp án đúng là: A

Nước có ngành chăn nuôi ngọc trai phát triển nhất hiện nay là Trung Quốc, tiếp đó là Nhật Bản, Pháp, Hoa Kì, Canada, Hàn Quốc và các quốc gia ở khu vực Đông Nam

Câu 2. Loại thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm mà không gây béo phì cho con người là

A. trứng, sữa.

B. thịt trâu.

C. thuỷ sản.

D. lúa gạo.

Đáp án đúng là: C

Loại thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm mà không gây béo phì cho con người là thủy sản, phổ biến nhất là cá, tôm, cua và một số loài có giá trị như trai ngọc, đồi mồi, rong, tảo biển,...

Câu 3. Ngành thủy sản gồm những hoạt động nào sau đây?

A. Nuôi trồng, bảo vệ và khai hoang.

B. Khoan nuôi, đánh bắt và bảo vệ.

C. Khai thác, chế biến và nuôi trồng.

D. Bảo vệ, khai thác và nuôi trồng.

Đáp án đúng là: C

Sản xuất thuỷ sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.

Câu 4. Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành sản xuất thủy sản là

A. địa hình và nguồn hải sản.

B. khí hậu và dạng địa hình.

C. nguồn nước và khí hậu.

D. sinh vật và nguồn nước.

Đáp án đúng là: C

Sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.

Câu 5. Hiện nay, nguồn thuỷ sản được cung cấp chủ yếu trên thế giới từ khai thác

A. thủy sản nước lợ.

B. thuỷ sản nuôi trồng.

C. thuỷ sản nước mặn.

D. thuỷ sản nươc ngọt.

Đáp án đúng là: B

Nguồn thuỷ sản được cung cấp chủ yếu trên thế giới là nguồn thủy sản nuôi trồng. Thuỷ sản nuôi trồng chiếm 54% tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới, trong đó nuôi nước ngọt chiếm 62,5% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trên thế giới (năm 2019).

Câu 6. Nguồn thủy sản có được để cung cấp cho thế giới chủ yếu khai thác từ

A. biển, đại dương.

B. sông, suối, hồ.

C. ao, hồ và đầm.

D. vịnh, cửa sông.

Đáp án đúng là: A

Vùng biển đại dương trên thế giới có nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn => Do vậy phần lớn thủy sản khai thác chủ yếu là từ các biển và đại dương. Năm 2019, sản lượng khai thác chiếm khoảng 46 % tổng sản lượng thuỷ sản. Các nước có sản lượng thuỷ sản khai thác nhiều trên thế giới là Trung Quốc, Pê-xu, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kì,...

Câu 7. Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn thường ở khu vực

A. ngoài biển.

B. vịnh.

C. đầm phá.

D. cửa sông.

Đáp án đúng là: B

Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn thường được nuôi trồng ở các khu vực vùng vịnh.

Câu 8. Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản nước

A. nước mặn và nước ngọt.

B. nước ngọt và nước lợ.

C. sông hồ và nước mặn.

D. nước lợ và nước mặn.

Đáp án đúng là: D

Châu Á là châu lục nuôi trồng thuỷ sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

Câu 9. Phát triển ngành sản xuất nào sau đây góp phần bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia?

A. Thủy sản.

B. Lâm sản.

C. Nông sản.

D. Khoáng sản.

Đáp án đúng là: A

Phát triển ngành sản xuất thủy sản góp phần khai thác tốt các tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

Câu 10. Châu lục nào nuôi trồng thủy sản nhiều nhất?

A. Châu Âu.

B. Châu Phi.

C. Châu Á.

D. Châu Mỹ.

Đáp án đúng là: C

Châu Á là châu lục nuôi trồng thuỷ sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn. Các nước nuôi trồng nhiều thuỷ sản trên thế giới nhờ có lợi thế về mặt nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...

Câu 11. Ở Đông Nam Á, các quốc gia nào sau đây nuôi trồng nhiều thuỷ sản nhất?

A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

B. Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a.

C. Việt Nam, Xin-ga-po.

D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.

Đáp án đúng là: A

Châu Á là châu lục nuôi trồng thuỷ sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Các nước nuôi trồng nhiều thuỷ sản trên thế giới nhờ có lợi thế về mặt nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...

Câu 12. Yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?

A. Dân cư.

B. Nguồn vốn.

C. Chính sách.

D. Công nghệ.

Đáp án đúng là: D

Công nghệ nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ngày càng hiện đại góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Câu 13. Ngành thủy sản không có hoạt động nào sau đây?

A. Khai hoang.

B. Nuôi trồng.

C. Chế biến.

D. Khai thác.

Đáp án đúng là: A

Sản xuất thuỷ sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.

Câu 14. Ở châu Á, quốc gia nuôi trồng nhiều thuỷ sản trên thế giới không phải là

A. Trung Quốc.

B. Việt Nam.

C. Hàn Quốc.

D. Ấn Độ.

Đáp án đúng là: C

Châu Á là châu lục nuôi trồng thuỷ sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Các nước nuôi trồng nhiều thuỷ sản trên thế giới nhờ có lợi thế về mặt nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...

Câu 15. Tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được của ngành thủy sản là

A. diện tích mặt đất, chuyên môn của lao động.

B. diện tích mặt đất, chất lượng nguồn nước.

C. diện tích mặt nước, chất lượng nguồn lực.

D. diện tích mặt nước, chất lượng nguồn nước.

Đáp án đúng là: D

Diện tích mặt nước và chất lượng nguồn nước là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được.

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Lý thuyết Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Lý thuyết Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Lý thuyết Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Lý thuyết Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!