Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
A. Lý Thuyết
1. Quan niệm và vai trò
- Quan niệm: Là việc bố trí, sắp xếp các tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên các không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau
- Vai trò
+ Sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế xã hội và môi trường.
+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước.
+ Thu hút nguồn lực từ bên ngoài.
2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a. Điểm công nghiệp
- Vai trò:
+ Góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị của sản phẩm công nghiệp.
+ Tạo việc làm, đóng góp vào nguồn thu của địa phương
Điểm công nghiệp (xí nghiệp chế biến hạt điều)
- Đặc điểm:
+ Là hình thức đơn giản nhất, đồng nhất với điểm dân cư.
+ Gồm một xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác, sơ chế nguyên liệu
+ Không có hoặc rất ít mối quan hệ giữa các xí nghiệp
+ Hoạt động sản xuất đa dạng, linh hoạt, dễ ứng phó với các sự cố, dễ thay đổi thiết bị, không làm ảnh hưởng đến các xí nghiệp khác
b. Khu công nghiệp
- Vai trò:
+ Hình thức quan trọng, phổ biến ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa.
+ Đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu của nền kinh tế.
+ Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá tị lâu dài.
+ Góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, tăng nguồn thu nhập
+ Góp phần hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Trung tâm công nghiệp (Khu công nghệ cao Hòa Lạc)
- Đặc điểm:
+ Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao trên một khu vực có ranh giới xác định, không có dân cư sinh sống, cùng sử dụng cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội
+ Sản xuất các sản phẩm dễ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
+ Các xí nghiệp nằm trong khu công nghiệp được hưởng chế độ ưu đãi riêng
c. Trung tâm công nghiệp
- Vai trò:
+ Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất và GDP của vùng và cả nước.
+ Là hạt nhân tạo vùng kinh tế, có sức lan tỏa rộng.
+ Là nơi đón đầu công nghệ mới, và tạo ra những đột phá trong sản xuất.
Trung tâm công nghiệp Đà Nẵng
- Đặc điểm:
+ Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
+ Bảo gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.
+ Có các xí nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp hỗ trợ.
+ Có dân cư sinh sống, và có cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
+ Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.
B. Trắc Nghiệm
Câu 1. Khu công nghiệp không có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
B. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
C. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
D. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Đáp án đúng là: A
Một số vai trò của khu công nghiệp là
- Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.
- Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
- Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Câu 2. Vùng công nghiệp không có vai trò nào sau đây?
A. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cấp cao nhất.
B. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
C. Góp phần khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực.
D. Cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.
Đáp án đúng là: B
Một số vai trò của vùng công nghiệp là
- Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất.
- Góp phần khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của vùng để đạt hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của quốc gia.
- Là cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.
Câu 3. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư là đặc điểm nổi bật của
A. vùng công nghiệp.
B. điểm công nghiệp.
C. khu công nghiệp tập trung.
D. trung tâm công nghiệp.
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm nổi bật của điểm công nghiệp là:
- Có một, hai hoặc ba xí nghiệp.
- Phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu.
- Đồng nhất với một điểm dân cư.
Câu 4. Điểm công nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
B. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
C. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại ở phương.
D. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Đáp án đúng là: C
Một số vai trò của điểm công nghiệp là
- Là đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.
- Góp phần giải quyết việc làm tại địa phương.
- Đóng góp vào nguồn thu của nghiệp địa phương.
- Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
Câu 5. Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm nào sau đây?
A. Gắn với đô thị vừa và lớn.
B. Có ranh giới địa lí xác định.
C. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp.
D. Có ngành công nghiệp chủ đạo.
Đáp án đúng là: B
Khu công nghiệp tập trung có ranh giới địa lí xác định, phân bố ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi (gần sân bay, đường ô tô, cảng biển,…), nằm tách biệt với khu dân cư.
Câu 6. Khu công nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Đóng góp vào nguồn thu của nghiệp địa phương.
B. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
C. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
D. Cơ sở hình thành các thức tổ chức lãnh thổ khác.
Đáp án đúng là: C
Một số vai trò của khu công nghiệp là
- Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.
- Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
- Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Câu 7. Trung tâm công nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
B. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
C. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
D. Định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.
Đáp án đúng là: D
Trung tâm công nghiệp có vai trò góp phần định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ và tạo động lực phát triển cho khu vực phụ cận.
Câu 8. Đã Nẵng là hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Vùng công nghiệp.
B. Điểm công nghiệp.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Khu công nghiệp.
Đáp án đúng là: C
Đã Nẵng, Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh,… là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo hình thức trung tâm công nghiệp.
Câu 9. Trung tâm công nghiệp thường là
A. tổ chức ở trình độ thấp.
B. các thành phố nhỏ.
C. các vùng lãnh thổ rộng lớn.
D. các thành phố vừa và lớn.
Đáp án đúng là: D
Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi,...
Câu 10. Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của điểm công nghiệp?
A. Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
B. Phân bố gần nguồn nguyên liệu, trung tâm tiêu thụ.
C. Lãnh thổ không lớn và gồm có một vài 1 xí nghiệp.
D. Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất.
Đáp án đúng là: A
Đặc điểm của điểm công nghiệp là: Lãnh thổ không lớn, gồm một vài 1 xí nghiệp, cơ sở hạ tầng riêng; Phân bố gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ; Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ với nhau.
Câu 11. Điểm công nghiệp không có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
B. Đóng góp vào nguồn thu của nghiệp địa phương.
C. Cơ sở hình thành các thức tổ chức lãnh thổ khác.
D. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa ở địa phương.
Đáp án đúng là: A
Một số vai trò của điểm công nghiệp là
- Là đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.
- Góp phần giải quyết việc làm tại địa phương.
- Đóng góp vào nguồn thu của nghiệp địa phương.
- Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
Câu 12. Tứ giác công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ được gọi là
A. vùng công nghiệp.
B. khu công nghiệp.
C. trung tâm công nghiệp.
D. điểm công nghiệp.
Đáp án đúng là: A
Tứ giác công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ gồm Biên Hoà, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu được gọi là vùng công nghiệp.
Câu 13. Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bao gồm có
A. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
B. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
C. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
D. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
Đáp án đúng là: B
Trung tâm công nghiệp bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
Câu 14. Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là
A. không gian rộng lớn, nhiều ngành công nghiệp với nhiều xí nghiệp.
B. có nhiều ngành công nghiệp kết hợp với nhau trong một đô thị.
C. sự kết hợp giữa một số xí nghiệp công nghiệp với một điểm dân cư.
D. có quy mô từ vài chục đến vài trăm hecta với ranh giới rõ ràng.
Đáp án đúng là: A
Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là vùng có không gian rộng lớn, có nhiều ngành công nghiệp với nhiều xí nghiệp công nghiệp.
Câu 15. Vùng công nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
B. Định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.
C. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
D. Cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.
Đáp án đúng là: D
Một số vai trò của vùng công nghiệp là
- Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất.
- Góp phần khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của vùng để đạt hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của quốc gia.
- Là cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.
Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: