Lý thuyết Địa lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững và môi trường xanh (Kết nối tri thức)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững và môi trường xanh Kết nối tri thức hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 40. Mời bạn đọc đón xem

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững và môi trường xanh

A. Lý Thuyết

1. Phát triển bền vững

a. Khái niệm

- Là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai dựa trên kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường.

- Cấu thành: kinh tế, xã hội, môi trường.

b. Sự cần thiết phải phát triển bền vững

- Về kinh tế: Tập trung tăng trưởng GDP, khai thác tài nguyên quá mức, phát thải vào môi trường cao, việc phát triển kinh tế bỏ qua các vấn đề xã hội, môi trường dẫn đến môi trường bị suy thoái, ô nhiễm.

- Về xã hội: Quá trình phát triển dẫn đến các thách thức về xã hội: gia tăng dân số, đô thị hóa quá nhanh, bất bình đẳng sức khỏe, thấp nghiệp, xung đột tôn giáo, …làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, an toàn và thịnh vượng của con người.

- Về môi trường: Ô nhiễm môi trường, mất đa dạng sinh học, nạn phá rừng, suy giảm tầng ozon, mưa axit…Nên nâng cao nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề môi trường là vô cùng quan trọng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững và môi trường xanh - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

2. Tăng trưởng xanh

a. Khái niệm

- Tăng trưởng xanh: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để có thể tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường cho cuộc sống con người trong tương lai.

- Nhấn mạnh đến thúc đẩy kinh tế mà vẫn giữ được cân bằng hài hòa với môi trường sinh thái.

b. Biểu hiện

- Giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, động lực phát triển kinh tế.

- Hướng tới sử dụng tài nguyên hiệu quả, tăng năng suất lao động, giảm tác động đến môi trường.

- Giảm bất bình đẳng thông qua tiêu dùng xanh, đổi mới sản xuất và kinh doanh.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững và môi trường xanh - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Nhận định nào sau đây không phải nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam?

A. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.

B. Phát triển đảm bảo sự công bằng nhu cầu thế hệ hiện tại và tương lai.

C. Giảm phát thải chất khí vào môi trường (nước, đất).

D. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

Đáp án đúng là: C

Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam là:

- Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

- Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.

- Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

Câu 2. Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do

A. thiên tai cực đoan.

B. ô nhiễm nước biển.

C. hiệu ứng nhà kính.

D. mưa acid, băng tan.

Đáp án đúng là: C

Hiện nay nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng lên là do hiện tượng hiệu ứng nhà kính (nguyên nhân làm gia tăng hiệu ứng nhà kinh là từ các hoạt động công nghiệp, tàn phá rừng, chất thải sinh hoạt của con người,…).

Câu 3. Phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai gọi là

A. sự phát triển bền vững.

B. định hướng phát triển bền vững.

C. mục tiêu phát triển bền vững.

D. giải pháp phát triển bền vững.

Đáp án đúng là: A

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Câu 4. Biện pháp giải quyết vấn đề môi trường không phải là

A. chấm dứt chạy đua vũ trang.

B. xoá bỏ đói nghèo ở các nước.

C. tăng cường khai thác tài nguyên.

D. chấm dứt tình trạng khủng bố.

Đáp án đúng là: C

Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người (chiến tranh, hoạt động công nghiệp, khai thác tài nguyên do nghèo đói, phục vụ kinh tế,…) -> Để giải vấn đề môi trường, cần chấm dứt tình trạng khủng bố, xung đột, chạy đua vũ trang và cải thiện cuộc sống của người dân,…

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng về vấn đề môi trường?

A. Sự phát triển khoa học kĩ thuật là nguyên nhân ô nhiễm môi trường.

B. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.

C. Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.

D. Giải quyết vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học.

Đáp án đúng là: A

Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng vì vậy phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường. Đồng thời, việc giải quyết các vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học, kĩ thuật. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật sẽ hạn chế phần nào tác động có hại đến môi trường (xử lí chất thải, tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng, sản xuất năng lượng thay thế,…).

Câu 6. Hiện tượng thủng tầng ôdôn ngày càng nghiêm trọng do

A. khói, bụi nhà máy.

B. chất thải sinh hoạt.

C. chất thải khí CO2.

D. hiệu ứng nhà kính.

Đáp án đúng là: C

Nguyên nhân hiện tượng thủng tầng ôdôn ngày càng nghiêm trọng là do chất thải khí CO2, CFC ngày càng nhiều từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải,…

Câu 7. Diện tích rừng ở nhiều quốc gia ngày càng bị thu hẹp do

A. khai thác rừng quá mức.

B. lập các khu bảo tồn.

C. khai thác gỗ sản xuất.

D. quá trình đô thị hoá.

Đáp án đúng là: A

Diện tích rừng ở nhiều quốc gia ngày càng bị thu hẹp lại là do việc khai thác rừng bừa bãi, chưa có kế hoạch. Đặc biệt ở các quốc gia ở khu vực Mĩ Latinh, châu Phi,…

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thủng tầng ôdôn là do

A. việc phát thải các khí gây hại trong sản xuất và sinh hoạt của con người.

B. hoạt động phun trào của núi lửa, trong tự nhiên xuất hiện nhiều thiên tai.

C. tác động của các trận bão lớn, áp thấp nhiệt đới và hoạt động sản xuất.

D. sự suy giảm diện tích rừng, phát triển nông nghiệp xanh, khai thác than.

Đáp án đúng là: A

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thủng tầng ôdôn là do việc phát thải các khí gây hại trong sản xuất và sinh hoạt của con người ra môi trường ngày càng nhiều.

Câu 9. Phát triển bền vững được tiến hành trên các phương diện

A. bền vững xã hội, kinh tế, tài nguyên.

B. bền vững môi trường, xã hội, dân cư.

C. bền vững xã hội, kinh tế, môi trường.

D. bền vững kinh tế, môi trường, văn hóa.

Đáp án đúng là: C

Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.

Câu 10. Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là

A. trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.

B. sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.

C. nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

D. ít phát tán khí thải so với các nước khác.

Đáp án đúng là: A

Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh, dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu (thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit,…). Việc tăng lượng khí phát thải chủ yếu đến từ những nước EU, Hoa Kì, Nhật Bản.

Câu 11. Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây?

A. Luân Đôn.

B. Rio de Janero.

C. La Hay.

D. New York.

Đáp án đúng là: B

Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janero. Thể hiện sự nỗ lực chung trong việc giải quyết các vấn đề môi trường của các quốc gia và toàn thế giới.

Câu 12. Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến suy thoái, ô nhiễm môi trường?

A. Đông dân, kinh tế còn phụ thuộc tự nhiên.

B. Sử dụng máy móc cũ kĩ, công nghệ lạc hậu.

C. Hệ thống pháp luật về môi trường còn hạn chế.

D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Đáp án đúng là: D

Nguyên nhân dẫn đến suy thoái, ô nhiễm môi trường là do việc sử dụng máy móc cũ kĩ, công nghệ lạc hậu; dân số đông, nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên; Hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật về tài nguyên, môi trường còn hạn chế.

Câu 13. Dấu hiệu nào sau đây không phải là sự biểu hiện sự mất cân bằng sinh thái môi trường?

A. Lỗ thủng tầng ô dôn.

B. Gia tăng hạn hán, lũ.

C. Nhiệt độ Trái Đất tăng.

D. Cạn kiệt khoáng sản.

Đáp án đúng là: D

Một số biểu hiện sự mất cân bằng sinh thái môi trường là: Lỗ thủng tầng ô dôn, nhiệt độ Trái Đất tăng, gia tăng hạn hán, lũ, mưa axit,…

Câu 14. Chất lượng cuộc sống thể hiện ở tất cả các khía cạnh

A. vật chất, y tế, an ninh.

B. thu nhập, giáo dục, sức khoẻ.

C. vật chất, tinh thần, môi trường.

D. kinh tế, giáo dục, an ninh.

Đáp án đúng là: C

Chất lượng cuộc sống thể hiện ở tất cả các khía cạnh vật chất, tinh thần và môi trường.

Câu 15. Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do

A. đất bị rửa trôi xói mòn.

B. hoạt động kinh tế kém.

C. đốt rừng làm nương, rẫy.

D. thiếu công trình thuỷ lợi.

Đáp án đúng là: D

Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do thiếu các công trình thủy lợi. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển và kém phát triển ở khu vực châu Phi.

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Lý thuyết Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Lý thuyết Bài 36: Địa lí ngành du lịch

Lý thuyết Bài 37: Địa lí ngành thương mại

Lý thuyết Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!