Lý thuyết Địa lí 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai (Kết nối tri thức)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai Kết nối tri thức hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 31. Mời bạn đọc đón xem

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

A. Lý thuyết

1. Tác động của công nghiệp tới môi trường 

Tích cực: Tạo môi trường mới, góp phần cải thiện chất lượng môi trường

Tiêu cực:

- Trong quá trình sản xuất, hoạt động công nghiệp thải ra môi trường chất thải, phá vỡ chu trình cần bằng vật chất của môi trường, gây ô nhiễm môi trường

+ Khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí; gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch.

=> Cần áp dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo.

+ Nước thải công nghiệp chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường nước, đất

=> Áp dụng tiêu chuẩn kĩ thuật, đảm bảo xử lí trước khi thải ra môi trường.

- Chất thải phần lớn là vật liệu khó phân hủy ảnh hưởng xấu đến môi trường

=> Phân loại, tái chế rác công nghiệp.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Tác động của công nghiệp tới môi trường

2. Phát triển năng lượng tái tạo

- Nguyên nhân: do việc sử dụng năng lượng hóa thạch làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu => các nước chú trọng phát triển năng lượng tái tạo.

Các nguồn năng lượng tái tạo, gồm: Sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, các nguồn năng lượng khác có khả năng tái tạo.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Các nguồn năng lượng tái tạo (minh họa)

- Mục đích sử dụng năng lượng tái tạo:

+ Đảm bảo cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp khác.

+ Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.

+ Giảm phát thải nhà kính, giảm nhẹ biến đối khí hậu.

- Các quốc gia phát triển mạnh năng lượng tái tạo: Hoa Kì, Nhật Bản, Châu Âu…

3. Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

- Chuyển dần từ công nghiệp truyền thống sang công nghiệp có kĩ thuật cao, công nghệ cao.

- Ứng dụng thành tựu công nghệ, tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất.

- Phát triển công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, tạo sản phẩm không gây ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, giảm lượng chất thải.

- Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Công trình công nghiệp xanh tại Việt Nam

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Ở châu Á, quốc gia nào sau đây phát triển mạnh năng lượng tái tạo?

A. Triều Tiên.

B. Việt Nam.

C. Hàn Quốc.

D. Nhật Bản.

Đáp án đúng là: D

Một số quốc gia phát triển mạnh năng lượng tái tạo là: Hoa Kì, Nhật Bản, các nước châu Âu,... 

Câu 2. Năng lượng nào sau đây không phải nguồn năng lượng tái tạo?

A. Sức gió.

B. Nhiệt điện.

C. Mặt Trời.

D. Sức nước.

Đáp án đúng là: B

Các nguồn năng lượng tái tạo gồm: sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng khác có khả năng tái tạo.

Câu 3. Các nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới là

A. sức nước, nhiệt điện, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học.

B. sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy điện, nhiên liệu sinh học.

C. sức nước, thủy điện, ánh sáng mặt trời, điện nguyên tử, điện hạt nhân.

D. sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học.

Đáp án đúng là: D

Các nguồn năng lượng tái tạo gồm: sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng khác có khả năng tái tạo.

Câu 4. Quốc gia nào sau đây phát triển mạnh năng lượng tái tạo?

A. LB Nga.

B. Ấn Độ.

C. Bra-xin.

D. Hoa Kì.

Đáp án đúng là: D

Một số quốc gia phát triển mạnh năng lượng tái tạo là: Hoa Kì, Nhật Bản, các nước châu Âu,... 

Câu 5. Năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Điện than đá.

B. Nhiệt điện.

C. Điện thủy triều.

D. Điện hạt nhân.

Đáp án đúng là: C

Các nguồn năng lượng tái tạo gồm: sức nước (thủy triều), sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng khác có khả năng tái tạo.

Câu 6. Ngành công nghiệp trong tương lai cần phát triển theo hướng bền vững chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Bảo vệ môi trường, hạn chế các chất độc hại ra môi trường.

B. Suy thoái tài nguyên, nhiều loài biến mất và ô nhiễm nước.

C. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên, mất cân bằng tiêu dùng.

D. Đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Đáp án đúng là: D

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và để bảo vệ môi trường, ngành công nghiệp trong tương lai cần phát triển theo hướng bền vững.

Câu 7. Năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Điện gió.

B. Điện than đá.

C. Nhiệt điện.

D. Điện hạt nhân.

Đáp án đúng là: A

Các nguồn năng lượng tái tạo gồm: sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng khác có khả năng tái tạo.

Câu 8. Việc đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tăng lượng điện năng, sử dụng nhiều hóa thạch.

B. Góp phần vào giảm phát thải các khí nhà kính.

C. Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.

D. Đảm bảo cung cấp năng lượng cho công nghiệp.

Đáp án đúng là: A

Việc đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nhằm:

- Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp khác.

- Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.

- Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Câu 9. Việc đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia.

B. Đảm bảo cung cấp năng lượng cho công nghiệp.

C. Góp phần vào phát thải nhiều loại khí nhà kính.

D. Tăng lượng điện năng, sử dụng nhiều hóa thạch.

Đáp án đúng là: B

Việc đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nhằm:

- Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp khác.

- Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.

- Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Câu 10. Năng lượng nào sau đây không phải nguồn năng lượng tái tạo?

A. Sức nước.

B. Sức gió.

C. Hạt nhân.

D. Mặt Trời.

Đáp án đúng là: C

Các nguồn năng lượng tái tạo gồm: sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng khác có khả năng tái tạo.

Câu 11. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là do

A. sử dụng thuận lợi, sinh nhiều nhiệt và gây ra nhiều ô nhiễm môi trường.

B. gây ô nhiễm môi trường, ban hai cực tăng và chi phí đầu tư không lớn.

C. biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiều tài nguyên và nhu cầu người dân rất lớn.

D. năng lượng hóa thạch cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Đáp án đúng là: D

Việc sử dụng năng lượng hóa thạch làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, vì vậy các quốc gia trên thế giới ngày càng chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

Câu 12. Năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Điện hạt nhân.

B. Mặt Trời.

C. Điện than đá.

D. Nhiệt điện.

Đáp án đúng là: B

Các nguồn năng lượng tái tạo gồm: sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng khác có khả năng tái tạo.

Câu 13. Giải pháp nào sau đây được sử dụng để hạn chế rác thải công nghiệp?

A. Hạn chế dùng các sản phẩm tái sử dụng.

B. Tăng cường sử dụng nhựa dùng một lần.

C. Đẩy mạnh sử dụng túi nilong và đồ nhựa.

D. Phân loại và tái chế rác thải công nghiệp.

Đáp án đúng là: D

Phần lớn sản phẩm và chất thải của ngành công nghiệp là những vật liệu khó phân huỷ; sau khi sử dụng, những vật liệu này sẽ tồn tại trong môi trường thời gian dài, ảnh hưởng xấu, lâu dài đến môi trường. Vì vậy, việc phân loại và tái chế rác thải công nghiệp đang được các quốc gia quan tâm.

Câu 14. Các chất thải công nghiệp dạng lỏng độc hại tới môi trường là

A. thuỷ tinh, kim loại phế liệu.

B. các axit hữu cơ, xà phòng.

C. vỏ chai lọ, hộp nhựa, gạch.

D. CO2, CO, NO, NO2, CH4.

Đáp án đúng là: B

Chất thải công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao và tập trung, có ở nhiều dạng: 

- Dạng khí: CO2, CO, NO, NO2, CH4, SO2, H2S,...

- Dạng lỏng: các axit hữu cơ, nước, xà phòng, dầu mỡ,...

- Dạng rắn: vỏ chai lọ, hộp nhựa, cao su, thuỷ tinh, kim loại phế liệu, gạch,...

Câu 15. Các quốc gia phát triển mạnh năng lượng tái tạo là

A. Hoa Kì, Nhật Bản, các nước châu Âu.

B. Hoa Kì, Triều Tiên, các nước châu Á.

C. Hoa Kì, Bra-xin, các nước châu Âu.

D. Hoa Kì, Hàn Quốc, các nước châu Phi.

Đáp án đúng là: A

Một số quốc gia phát triển mạnh năng lượng tái tạo là: Hoa Kì, Nhật Bản, các nước châu Âu,... 

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp

Lý thuyết Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Lý thuyết Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Lý thuyết Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Lý thuyết Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!