Làm thế nào để tăng trọng lượng thai nhi trong thai kì?

Mang thai là một quá trình kỳ diệu của tạo hóa. Người mẹ đã nuôi dưỡng mầm sống nhỏ bé ấy bằng máu, thịt và quan trọng hơn cả là bằng tình yêu của mình. Mỗi mặt sức khỏe của người mẹ đều ảnh hưởng đến em bé như việc nghĩ gì hay lựa chọn thức ăn như thế nào.

Video: Dinh dưỡng 3 tháng cuối giúp thai nhi tăng cân nhanh chóng

Và một thông số quan trọng để đánh giá một thai kì khỏe mạnh là trọng lượng của thai nhi. Sau mỗi lần siêu âm, sự tăng trưởng cân nặng của thai nhi được đo đạc và lưu lại để tham khảo. Bạn sẽ làm gì nếu bạn được thông báo rằng trọng lượng của thai nhi nhỏ hơn trọng lượng cần đạt được trong tháng thứ 5; 6 hoặc tháng thứ 7 của thai kỳ…?

Đây là những gì bạn nên biết.

Cân nặng thai nhi là gì?

Để đánh giá cân nặng của thai nhi, các công thức phức tạp đã được sử dụng để đưa ra chỉ số trung bình về trọng lượng lý tưởng của em bé ở các giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên tất cả các thai kỳ là khác biệt và tất cả các em bé phát triển với tốc độ khác nhau, đừng lo lắng nếu con số cho thấy em bé của bạn đang lớn hay bé hơn chỉ số trung bình. Khi gặp trường hợp này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ Sản khoa, và bạn không cần lo lắng cho đến khi bác sĩ thông báo có gì bất thường.

Làm thế nào để tăng trọng lượng thai nhi trong tháng thứ 7 của thai kì?

Tháng thứ 7 đánh dấu sự bắt đầu 3 tháng cuối của thai kỳ. Càng đến gần thời điểm được ôm con vào lòng, bạn càng cần được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

  • Khi bạn đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ, chế độ ăn uống của bạn nên chú trọng đến đứa con sắp chào đời. Để thai nhi phát triển phù hợp và khỏe mạnh, bạn cần bổ sung ít nhất 450 calo mỗi ngày
  • Chìa khóa ở đây là chế độ ăn uống điều độ, vì tử cung tiếp tục chiếm lượng lớn không gian trong bụng. Chế độ ăn uống khi mang thai tháng thứ 7 của bạn nên có đầy đủ sắt và protein, nhiều thực phẩm chứa canxi, magiê, chất xơ, axit folic và DHA. Tránh thực phẩm nhiều muối, chất béo, đường và những thực phẩm chỉ cung cấp lượng calo rỗng nhưng không có giá trị dinh dưỡng

Làm thế nào để tăng trọng lượng thai nhi trong tháng thứ 8 của thai kì?

Ở tháng thứ 8 và 9 của thai kì, em bé của bạn sẽ có phần lớn cân nặng từ da và thịt. 

  • Ở giai đoạn này, tử cung thậm chí còn lớn hơn và dạ dày sẽ còn không gian rất nhỏ. Bạn nên ăn theo khẩu phần nhỏ và cách nhau vài giờ một lần. Để đề phòng tình trạng mất máu trong khi sinh, hãy ăn thực phẩm có
    hàm lượng cao vitamin, khoáng chất, sắt canxi
  • Ăn một lượng đủ protein, carbohydrate, chất béo và chất xơ. Đảm bảo bạn ăn từng phần nhỏ thức ăn để tránh bị ợ chua và khó tiêu
  • Tránh thực phẩm béo, caffein và pho mát mềm, trứng sống hoặc nấu chưa chín và các thực phẩm được khuyến cáo là có hại trong thai kỳ.
  • Tháng thứ 8 là khoảng thời gian rất nhạy cảm đối với bạn, do đó việc ăn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao để cung cấp tối đa chất dinh dưỡng cho thai nhi là rất quan trọng.
  • Bạn sẽ tăng cân liên tục trong giai đoạn này nên hãy tập một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu…

Làm thế nào để tăng trọng lượng thai nhi trong tháng cuối của thai kỳ?

Như bạn biết, thai nhi tăng cân nhanh chóng từ quý thứ ba trở đi. Trong tháng cuối của thai kỳ, hãy tập trung chú ý vào việc ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng vì sự tăng cân của thai nhi cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. Tuy nhiên, phần ăn của bạn sẽ tăng lên. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm giàu canxi và sắt, và trái cây giàu vitamin C và A. Tháng cuối của thai kỳ có thể khá vất vả khi bạn hầu như không muốn di chuyển, nhưng hãy đi bộ hai lần một ngày. Điều đó thực sự sẽ giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn. Ngăn ngừa táo bón và ợ chua bằng cách ăn uống lành mạnh, với khẩu phần nhỏ. Tránh caffein, cola, đồ uống có cồn, pho mát mềm, thịt gia cầm chưa tiệt trùng, sữa, đồ ngọt cũng như đồ chiên.

Mẹo đơn giản để tăng cân của em bé trong thai kỳ

  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng để tăng cân tối ưu trong giai đoạn mang thai.
  • Uống vitamin thường xuyên trước sinh để bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
  • Bổ sung trái cây khô và các loại hạt với lượng bằng một nắm tay vào bữa ăn trong suốt thai kì 
  • Đảm bảo bạn nghỉ ngơi đầy đủ và ở tư thế tốt trong thai kỳ. Nếu bạn khó ngủ, hãy thử uống trà hoa cúc hoặc đọc một cuốn sách yêu thích.
  • Luôn luôn thoải mái và tích cực. Hạn chế thấp nhất sự lo lắng.
  • Luôn uống đủ nước và nước ép hoa quả, không sử dụng các đồ uống chứa caffein

Các lưu ý cần tránh khi muốn tăng trọng lượng thai nhi

  • Hạn chế tối đa sử dụng thực phẩm chiên rán và nhiều dầu mỡ, không chỉ trong thời kỳ mang thai mà trong cả thường ngày. Nếu không, bạn sẽ đối diện với nguy cơ tăng cholesterol và tăng huyết áp thai kì.
  • Tránh hút thuốc, sử dụng ma túy, rượu, caffein và đồ uống và nước trái cây có chứa đường nhân tạo. Tất cả chất trên đều có tác động xấu đến sức khỏe của thai nhi

Siêu âm có thể đo cân nặng của thai nhi như thế nào?

Siêu âm thai. Nguồn: https://www.glowm.com.Siêu âm thai. Nguồn: https://www.glowm.com.

Cân nặng của thai nhi không thể đo được trong 8 tuần đầu vì kích thước quá nhỏ. Sau khoảng thời gian này, ta có thể đo được nhờ siêu âm. Đến khoảng 20 tuần tuổi, trẻ sơ sinh được đo từ đầu đến mông khi chân của trẻ vẫn còn cuộn tròn. Sau đó, thai nhi được đo từ đầu đến chân. Trong quá trình quét, bác sĩ sẽ thực hiện một số phép đo của thai nhi qua các thông số dưới đây:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) - phép đo đường kính đầu em bé từ bên này sang bên kia
  • Chiều dài xương đùi (FL) - đo chiều dài xương đùi
  • Chu vi đầu (HC)
  • Đường kính xương trán (OFD) - chiều dài từ gốc mũi đến điểm lồi nhất của xương trán
  • Chu vi bụng (AC) - rất quan trọng trong phát hiện sự chậm phát triển tử cung
  • Chiều dài xương cánh tay (HL) - đo chiều dài xương cánh tay từ vai đến khuỷu tay

Từ công thức, chúng ta có thể tính trọng lượng của thai nhi và tuổi thai. Tuy nhiên phải hiểu rằng công thức này khá phức tạp và không thể đưa ra các con số chính xác. Do đó, khi tính toán phải luôn nhớ đến biên độ sai số +/- 10% . 

Biểu đồ cân nặng của thai nhi theo tháng

Dưới đây là biểu đồ tham khảo về cân nặng lý tưởng của em bé tính bằng gam trong thai kỳ. 

Tuần thai

Cân nặng thai nhi trung bình (gam)

8 tuần

1 gam

9 tuần

2 gam

10 tuần (2 tháng)

4 gam

11 tuần

7 gam

12 tuần

14 gam

13 tuần

23 gam

14 tuần

43 gam

15 tuần (3 tháng)

70 gam

16 tuần

100 gam

17 tuần

140 gam

18 tuần

190 gam

19 tuần

240 gam

20 tuần (4 tháng)

300 gam

21 tuần

360 gam

22 tuần

430 gam

23 tuần

501 gam

24 tuần

600 gam

25 tuần (5 tháng)

660 gam

26 tuần

760 gam

27 tuần

875 gam

28 tuần

1005 gam

29 tuần

1153 gam

30 tuần (6 tháng)

1319 gam

31 tuần

1502 gam

32 tuần

1702 gam

33 tuần

1918 gam

34 tuần

2146 gam

35 tuần (7 tháng)

2383 gam

36 tuần

2622 gam

37 tuần

2859 gam

38 tuần

3083 gam

39 tuần

3288 gam

40 tuần (8 tháng)

3462 gam

41 tuần

3597 gam

42 tuần

3685 gam

Khuyến cáo: Cân nặng thai nhi đưa ra ở trên chỉ là giá trị trung bình ước tính và không nên sử dụng để đưa ra bất kỳ quyết định lâm sàng nào. Nếu bạn thấy có vấn đề gì, hãy liên hệ với bác sĩ.

Làm thế nào để thai nhi có thể đạt cân nặng lý tưởng trong thai kỳ? 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tăng cân quá mức có thể dẫn đến các biến chứng khi sinh và không tăng đủ cân dẫn đến trẻ sơ sinh nhẹ cân. Như đã nói trước đây, cân nặng của mẹ quyết định cân nặng của thai nhi. Vì vậy, việc tăng cân đúng mức là rất quan trọng. Tăng cân quá ít hoặc tăng cân quá nhiều đều có thể gây hại cho cả bạn và em bé. Việc tăng cân khi mang thai cần phù hợp với chỉ số BMI của người mẹ tại thời điểm thụ thai. Nếu người mẹ tăng cân tương ứng thì đó cũng được coi là dấu hiệu của sự phát triển bình thường của thai nhi. Nhưng một số phụ nữ phải đối mặt với vấn đề trọng lượng thai nhi thấp hơn mong đợi mặc dù trọng lượng của họ tăng bình thường. Vì vậy, hãy cùng xem những gì bà mẹ nên làm hoặc không nên làm để đảm bảo không gặp phải trường hợp như trên. Làm thế nào để tăng cân cho bé thông qua các biện pháp tự nhiên? Chế độ ăn uống lành mạnh có thể ảnh hưởng đến việc tăng cân của em bé trong thời kỳ mang thai không? Hãy cùng tìm hiểu.

Thực phẩm giúp tăng trọng lượng thai nhi trong thai kỳ

Nguồn: https://www.parentune.com.Bổ sung các thực phẩm tốt cho thai nhi. Nguồn: https://www.parentune.com. 

Một em bé khỏe mạnh được phát triển từ nền tảng khi còn trong bụng mẹ. Bạn phải bắt đầu chăm sóc em bé khi em còn là thai nhi, và cân nặng là một trong những thông số quan trọng nhất của sức khỏe em bé. Sức khỏe của em bé chính là sự phản chiếu của sức khỏe, lối sống, mức độ căng thẳng, thói quen sinh hoạt của người mẹ. Nếu bác sĩ nói rằng thai nhi của bạn nặng hơn bình thường trong một tuần cụ thể của thai kỳ, thì đã đến lúc bạn nên thay đổi để có lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh. Hãy nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, lo lắng và có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Trong giai đoạn này, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu, giúp phát triển thai nhi. Vì vậy, khi mang thai, bà mẹ cần phải bổ sung nhiều calo, các chất đa lượng (protein, carbohydrate, chất béo) cũng như bổ sung các vi chất (vitamin và khoáng chất) hơn bình thường.

Protein:

Là thành phần chính của sự tăng trưởng, 90 đến 100 gam protein nạc được khuyến cáo sử dụng mỗi ngày trong thai kỳ. Chất đạm rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là não bộ. Có rất nhiều lựa chọn khi chọn protein lành mạnh, bao gồm hạnh nhân, thịt gia cầm nạc, thịt bò nạc, cá ít thủy ngân và thực phẩm từ sữa, bao gồm pho mát, sữa và sữa chua. Bao gồm ít nhất một nguồn protein, chẳng hạn như pho mát ít béo hoặc bơ đậu phộng, trong mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ để thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Cũng có thể bổ sung hạt lanh, quả óc chó, hạt chia, dầu cá, rong biển để cung cấp omega 3.

Carbohydrate:

Nên hạn chế tối đa carbohydrate từ các loại thực phẩm chứa calo rỗng như bánh xốp,…Vì chúng có thể khiến bà bầu tăng cân không cần thiết và cung cấp ít hoặc không cung cấp dinh dưỡng cho mẹ hoặc con. Thay vào đó, các loại thực phẩm giàu calo như các loại đậu, ngũ cốc hoặc mơ khô có thể được sử dụng cùng với chế độ ăn uống cân bằng bình thường. Một số loại rau, chẳng hạn như khoai tây trắng, ngô và đậu Hà Lan thuộc nhóm thực phẩm tinh bột nên dùng với lượng vừa phải. Nên dùng 5 đến 6 phần rau và 6 đến 8 phần ngũ cốc sẽ tốt cho sức khỏe. Những khẩu phần này khác nhau đối với mỗi phụ nữ tùy thuộc vào nhu cầu calo cá nhân của họ.

Canxi:

Các bác sĩ trên thế giới khuyến nghị bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Đảm bảo chế độ ăn uống khi mang thai của bạn bao gồm các nguồn canxi tốt như các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh đậm, nước trái cây tăng cường và ngũ cốc, hạnh nhân và hạt vừng vào trong chế độ ăn của bạn

Axít folic:

Đây là loại vitamin mà bác sĩ khuyên dùng nhằm giúp giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật ống thần kinh. Trên thực tế, người ta thấy rằng 70% các khuyết tật ống thần kinh có thể tránh được khi bổ sung axit folic thích hợp. Thực phẩm giàu axit folic bao gồm đậu tây, đậu lăng, rau lá xanh, các loại hạt và trái cây họ cam quýt

Chất béo:

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa nên được loại bỏ. Chất béo lành mạnh như bơ, dầu ô liu và bơ hạt có lợi cho mẹ và con giúp tăng trọng lượng thai nhi. Hai đến ba phần ăn chất béo lành mạnh mỗi ngày được khuyến cáo. Bổ sung thêm một hoặc hai khẩu phần chất béo lành mạnh mỗi ngày có thể giúp tăng thêm trọng lượng cho em bé. Bơ sữa là một lựa chọn tuyệt vời giúp tăng hàm lượng chất béo lành mạnh mà không làm tăng huyết áp và cholesterol. Sữa nguyên kem sẽ cung cấp tốt nguồn chất béo và canxi cần thiết.

Đường:

Đường tự nhiên trong trái cây rất lành mạnh, cung cấp lượng dinh dưỡng tuyệt vời trong thời kỳ mang thai. Các món tráng miệng khác chứa nhiều đường và không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé. Nếu bạn thèm đồ ngọt, hãy dùng trái cây tươi hoặc thậm chí là sô cô la đen để làm dịu cơn thèm. Hai đến ba phần đường lành mạnh mỗi ngày là đủ. Hạn chế sử dụng đồ ngọt với lượng nhỏ khoảng 100 calo mỗi ngày. Những loại calo này sẽ giúp cải thiện rất ít cân nặng của em bé nhưng có thể gây tăng cân không cần thiết cho mẹ.

Vitamin và các khoáng chất:

Hai phần sữa, một phần sữa đông sẽ đủ nhu cầu canxi và vitamin D hàng ngày. Phơi nắng 20-30 phút vào sáng sớm cũng có thể giúp duy trì mức vitamin D. Một đến hai phần rau lá xanh như rau bina sẽ rất tốt để bổ sung các nhu cầu về sắt, B12 và vitamin E. Ít nhất một phần trái cây theo mùa sẽ cung cấp tốt các khoáng chất vi lượng

Nên bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất hàng ngày cho phụ nữ mang thai để họ có thể nhận được đầy đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài việc giảm buồn nôn và ốm nghén, bổ sung đa vitamin còn tăng cường sự phát triển của thai nhi. Hầu hết các thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu hiện có trên thị trường đều có các vi chất như vitamin B12, axit folic, magiê, kali,… với lượng cần thiết.

Câu hỏi liên quan

Bước sang tuần thứ 16 của thai kỳ, thai nhi có những thay đổi rõ rệt khiến mẹ bầu vô cùng thích thú. Cũng vào thời điểm này, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi hơn để thích ứng với việc bé yêu đang lớn lên từng ngày. Vậy ở tuần thai này, con cân nặng bao nhiêu là tốt. Mời bạn cùng theo dõi chi tiết hơn chia sẻ liên quan như dưới đây nhé.
Xem thêm
Trong thời kỳ mang thai, cân nặng của thai nhi 23 tuần là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy thai 23 tuần nặng bao nhiêu gram để đạt tiêu chuẩn WHO là bao nhiêu? Cùng giải đáp những thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Xem thêm
15 tuần là dấu mốc cho việc mẹ bắt đầu bước vào thời kỳ mang thai ổn định. Những mệt mỏi khi ở 3 tháng đầu tiên như là ốm nghén gần như biến mất hoàn toàn. Lúc này, thai nhi có thể được xem là khỏe mạnh và nguy cơ sảy thai dường như không còn nữa. Nhiều mẹ bầu quan tâm đến cân nặng của thai nhi và đặt ra câu hỏi là thai 15 tuần nặng bao nhiêu? Vậy qua bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi giải đáp vấn đề này nhé!
Xem thêm
Thai nhi khi được 13 tuần sẽ có những chỉ số phát triển về cơ thể tốt hơn so với lúc ban đầu. Ở tuần này cơ thể của bé đã bắt đầu phát thiện hoàn thiện các bộ phận và đang trong quá trình phát triển nhanh chóng. Vì vậy, trong giai đoạn này mẹ hãy bổ sung thêm các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể để hỗ trợ tốt cho cả mẹ và bé phát triển. Bài viết này, sẽ trả lời cho bạn câu hỏi thai 13 tuần tuổi nặng bao nhiêu và những điều bạn nên làm trong giai đoạn này.
Xem thêm
Tuần 20 của thai kỳ đánh dấu mốc sản phụ đã đi được một nửa trong thai kỳ hoặc 18 tuần sau khi thụ thai, khi này sản phụ đã có thể cảm nhận được các cử động của thai nhi. Thai 20 tuần nặng bao nhiêu? Bé có những phát triển gì so với giai đoạn trước, mẹ có biết không?
Xem thêm
Theo bảng cân nặng thai nhi chuẩn WHO, ở tuần thai thứ 34, bé sẽ nặng khoảng 2.4kg và dài khoảng 45cm. Lúc này bé ra đời, con sẽ không cần tới sự chăm sóc đặc biệt vì có thể tự hô hấp được. Tuy nhiên, bé sẽ gặp chút trở ngại trong việc bú mẹ.
Xem thêm
30 tuần tuổi là đang ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Chỉ số chiều cao, cân nặng của em bé lúc này cần được theo dõi. Thai 30 tuần nặng bao nhiêu kg? 30 tuần em bé nặng khoảng 1,4kg và chiều dài khoảng 26,7cm tính từ đỉnh đầu đến chóp mông hoặc bằng chiều dài của 1 cây cần tây (nếu tính cả 2 cẳng chân và bàn chân). Từ tuần thứ 30 trở đi đến tuần thứ 37 của thai kỳ thì em bé tăng mỗi tuần khoảng 230g.
Xem thêm
“Thai 18 tuần nặng bao nhiêu thì đạt chuẩn?” là điều mà bố mẹ rất quan tâm, nhất là với những cặp vợ chồng có con lần đầu. Mặc dù chỉ số này khác nhau trong từng trường hợp, thế nhưng theo các bác sĩ, cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi khi bước vào tuần thứ 18 là khoảng 190g. Vậy mẹ có muốn biết khi được 18 tuần tuổi bé yêu của mình phát triển như thế nào? Bài viết sẽ đưa bảng cân nặng tiêu chuẩn cho bạn.
Xem thêm
Thai nhi bước sang 14 tuần tuổi có thể được xem giai đoạn dễ chịu đối với tất cả các mẹ bầu. Bởi lúc này, cơ thể của mẹ đã dần thích nghi được tốt hơn với tình trạng mang thai cũng như có thể bắt đầu tập thể dục và đi du dịch trước khi đón con yêu chào đời. Riêng đối với con thì khi siêu âm thai 14 tuần cũng là thời điểm cho thấy cơ thể có những sự phát triển nổi bật.
Xem thêm
Khi thai bước sang tam cá nguyệt thứ 2, bé yêu đã phát triển hơn trước rất nhiều, các cơ quan cơ thể trẻ đã hình thành phát triển đầy đủ. Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là quan tâm của nhiều mẹ bầu.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cân nặng thai nhi
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!