Hoặc
8 câu hỏi
Bài 106 trang 99 SBT Toán 7 Tập 2. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC. Vẽ AD là tia phân giác của góc BAC (D ∈ BC). Trên AC lấy điểm E sao cho AE = AB. a) Chứng minh ABD^=AED^. b) Tia ED cắt AB tại F. Chứng minh AC = AF. c) Gọi G là trung điểm của DF; AD cắt CF tại H và cắt CG tại I. Chứng minh DI = 2IH.
Bài 105 trang 99 SBT Toán 7 Tập 2. Cho tam giác ABC cân tại A có các đường cao BD và CE cắt nhau tại H. a) Chứng minh ∆ADB = ∆AEC. b) Chứng minh tam giác HDE là tam giác cân. c) So sánh HB và HD. d) Gọi M là trung điểm của HC, N là trung điểm của HB, I là giao điểm của BM và CN. Chứng minh ba điểm A, H, I thẳng hàng.
Bài 104 trang 99 SBT Toán 7 Tập 2. Cho tam giác ABC có AB < AC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm E sao cho ME = MA. a) Chứng minh AC = EB và AC song song với EB. b) Gọi I là một điểm trên AC, K là một điểm trên EB sao cho AI = EK. CHứng minh ba điểm I, M, K thẳng hàng. c) Từ E kẻ EH vuông góc với BC tại H. Cho biết HBE^=50°;MEB^=25°. Tính số đo các góc HEB và HEM.
Bài 103 trang 98 SBT Toán 7 Tập 2. Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, AB < AC < BC. Các tia phân giác của góc A và góc C cắt nhau tại O. Gọi F là hình chiếu của O trên BC; H là hình chiếu của O trên AC. Lấy điểm I trên đoạn FC sao cho FI = AH. Chứng minh. a) OC vuông góc với FH; b) Tam giác OAI là tam giác cân; c) Tam giác BAI là tam giác cân.
Bài 102* trang 98 SBT Toán 7 Tập 2. Cho tam giác ABC và điểm G nằm trong tam giác. Chứng minh. Nếu diện tích các tam giác GAB, GBC và GCA bằng nhau thì G là trọng tâm của tam giác đó.
Bài 101 trang 98 SBT Toán 7 Tập 2. Trong các hình 62a, 62b, 62c, 62d, hình nào có điểm cách đều các đỉnh của tam giác đó? Vì sao?
Bài 100 trang 98 SBT Toán 7 Tập 2. Cho tam giác ABC có BAC^=110°. Các đường trung trực của AB và AC cắt cạnh BC lần lượt tại E và F. Khi đó, số đo góc EAF bằng. A. 20°; B. 30°; C. 40°; D. 50°.
Bài 99 trang 98 SBT Toán 7 Tập 2. Cho hai tam giác ABC và MNP có ABC^=MNP^, ACB^=MPN^. Cần thêm một điều kiện để tam giác ABC và tam giác MNP bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc là. A. AC = MP; B. AB = MN; C. BC = NP; D. AC = MN.
86.4k
53.5k
44.7k
41.6k
40.2k
37.4k
36.4k
35k
33.9k
32.4k