Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?

Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome - PCOS) là một vấn đề sức khỏe liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố và các vấn đề chuyển hóa.

Tình trạng này ảnh hưởng đến buồng trứng, nhưng không nhất thiết dẫn đến vô sinh. Bạn vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, PCOS là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh.

Nghiên cứu ước tính rằng PCOS ảnh hưởng đến 5–13% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhưng nó có thể điều trị được. Bài dưới đây sẽ trình bày tác động của vấn đề này đến khả năng sinh sản và những gì bạn có thể làm để khắc phục nó.

Hội chứng buồng trứng đa nang tác động như thế nào đến khả năng sinh sản

Những người bị PCOS có sự mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến:

  • Nồng độ hormone androgen cao
  • Hình thành nhiều nang nhỏ, không đau, chứa đầy dịch trong buồng trứng
  • Vỏ ngoài của buồng trứng dày lên
  • Lượng insulin trong máu cao

Đây là tất cả những nguyên nhân có thể cản trở quá trình rụng trứng. Một dấu hiệu cho thấy vấn đề này đang xảy ra là kinh nguyệt không đều hoặc bị trễ.

Tỷ lệ vô sinh ở những người bị PCOS được cho là giữa 70 và 80%.

Các triệu chứng của PCOS

Các dấu hiệu và triệu chứng của PCOS thường xuất hiện ở cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu tuổi trưởng thành. Chúng có thể bao gồm:

  • Rậm lông trên mặt hoặc những nơi khác mà nam giới thường có hơn
  • Tóc mỏng
  • Da dầu hoặc mụn trứng cá nặng
  • Mẩu da thừa trên cổ hoặc nách
  • Các mảng da dày, sẫm màu (acanthosis nigricans), đặc biệt là trên cổ, bẹn hoặc bên dưới vú
  • Tăng cân hoặc khó giảm cân

Bạn cũng có thể bị kháng insulin, dẫn đến lượng insulin trong máu cao. Nếu không được điều trị, điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

Các triệu chứng có thể cho thấy bạn có vấn đề về khả năng sinh sản là kinh nguyệt không đều hoặc không có. Bạn có thể không rụng trứng định kỳ hoặc không rụng trứng hoàn toàn.

Kế hoạch sinh sản cho phụ nữ bị PCOS

Hiện không có cách chữa khỏi PCOS, vì vậy việc điều trị và kiểm soát phụ thuộc vào mục tiêu.

Đối với vô sinh do PCOS, điều trị bằng cách khắc phục mọi vấn đề về rụng trứng và giải quyết các vấn đề về trao đổi chất, như tình trạng kháng insulin.

Thuốc tránh thai nội tiết có thể hữu ích cho những người không muốn mang thai. Và có những phương pháp điều trị giúp bạn rụng trứng và thụ thai. Nó cũng có thể được sử dụng để giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và bảo vệ khỏi lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ có kinh nguyệt không đều liên quan đến PCOS.

Duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý có thể giúp điều hòa kinh nguyệt và giữ mức đường huyết trong tầm kiểm soát. Vì vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và tập thể dục thường xuyên là rất quan trọng.

Clomiphene citrate (Clomid)

Clomiphene citrate là một thuốc kích thích rụng trứng. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn phản hồi của estrogen đến não.

Thuốc uống này được uống 1 lần mỗi ngày trong 5 ngày vào đầu chu kỳ kinh nguyệt. Bạn sẽ bắt đầu với liều thấp nhất có thể. Bác sĩ có thể chỉ định tăng liều khi cần thiết.

Clomiphene citrate (Clomid) khá hiệu quả trong việc giúp phụ nữ bị PCOS rụng trứng. Tuy nhiên, khoảng 15% phụ nữ bị PCOS không đáp ứng với liều tối đa.

Letrozole

Letrozole (Femara) là một thuốc ức chế aromatase. Nó được sử dụng để điều trị ung thư vú và để kích thích rụng trứng ở những người bị PCOS.

Thuốc này ngăn chặn sản xuất estrogen và tăng giải phóng hormone kích thích nang trứng (FSH) để kích thích rụng trứng.

Metformin

Metformin được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Nó tăng cường khả năng sử dụng insulin hiệu quả của cơ thể. Đây không phải là thuốc điều trị đầu tay cho PCOS, nhưng có thể được sử dụng để duy trì chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng đều đặn. Metformin thường không được khuyến cáo cho những phụ nữ mắc PCOS khó mang thai, vì nó không hiệu quả như letrozole và clomipheme. Tuy nhiên, nó có thể duy trì rụng trứng theo chu kỳ, vì vậy phụ nữ dùng metformin mà không muốn mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai.

Gonadotropins

Gonadotropins là loại hormone tiêm có thể giúp bạn rụng trứng. Bác sĩ cần thăm khám thường xuyên để đánh giá đáp ứng của cơ thể khi sử dụng thuốc.

Phẫu thuật

Nếu bạn không đáp ứng với thuốc, phẫu thuật đốt điểm buồng trứng nội soi có thể là một lựa chọn, mặc dù phương pháp này hiếm khi được thực hiện trong thực tế.

PCOS có thể làm dày lớp vỏ bên ngoài của buồng trứng và ngăn cản quá trình rụng trứng. Trong phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một số vết rạch nhỏ trên thành bụng để cho các đầu rò nội soi vào trong ổ bụng. Thông qua đó, bác sĩ sẽ quan sát được tình trạng các tạng. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng tia laser hoặc kim nhỏ để tạo một vài lỗ trên bề mặt buồng trứng. Quá trình rụng trứng sẽ hồi phục sau 6 đến 8 tháng.

Phẫu thuật thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Kết quả thường không kéo dài lâu. 

Các biện pháp thay thế

Chế độ ăn và tập thể dục

Một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể đối với bất kỳ ai. Nhưng một chế độ ăn ít calo, ít carb cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu được cho là cải thiện đáng kể độ nhạy insulin và khả năng sinh sản ở những người bị PCOS.

Đặt mục tiêu ít nhất 30 phút tập thể dục vừa phải 3 lần mỗi tuần cũng có lợi.

Nếu chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) của bạn cao, các triệu chứng của PCOS có thể được cải thiện bằng cách giảm cân. 

Châm cứu

Nghiên cứu từ năm 2010 cho thấy rằng châm cứu có thể an toàn và hiệu quả trong điều trị PCOS bằng cách:

  • Tăng lưu lượng máu đến buồng trứng
  • Giảm thể tích buồng trứng và u nang buồng trứng
  • Kiểm soát đường huyết
  • Giảm cortisol mức
  • Hỗ trợ giảm cân

Châm cứu ở bệnh nhân buồng trứng đa nang chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Cần nghiên cứu thêm để xác định xem nó có bất kỳ lợi ích nào cho việc điều trị PCOS hay không.

Tinh dầu

Tinh dầu là chất chiết xuất từ thực vật, dùng tạo ra nhiều loại nước hoa có thể tác động đến cảm giác của bạn.

Nhiều người thấy hít tinh dầu giúp thư giãn hoặc tiếp thêm sinh lực. Những người khác sử dụng tinh dầu để giảm bớt các triệu chứng của các tình trạng sức khỏe khác nhau.

Nghiên cứu về hiệu quả của các loại tinh dầu còn hạn chế.

Một nghiên cứu trên chuột đã được công bố vào năm 2017 đã đánh giá tác động của tinh dầu đối với PCOS.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng bạc hà ức chế testosterone và phục hồi sự phát triển của nang trứng trong mô buồng trứng. Họ cũng gợi ý rằng nó có tiềm năng trong việc điều trị PCOS. Tác dụng của nó trên con người vẫn đang được xem xét.

Không có đủ nghiên cứu để đưa ra kết luận chắc chắn. Liệu pháp tinh dầu thường được coi là an toàn, mặc dù các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Bạn có thể sử dụng nó nếu nó làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng tinh dầu đúng cách. Một số loại có thể ảnh hưởng đến thuốc đang dùng, vì vậy hãy thảo luận về tất cả các biện pháp thay thế với bác sĩ.

Các loại thảo mộc và thực phẩm chức năng

Ngay cả các loại thảo mộc tự nhiên và thực phẩm chức năng cũng có thể tương tác với thuốc. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị vô sinh liên quan đến PCOS, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng thực phẩm chức năng.

Một đánh giá năm 2017 đã tìm thấy một số bằng chứng “có độ tin cậy thấp” cho thấy phụ nữ bị PCOS có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung inositol và dầu cá omega-3. Không có đủ các nghiên cứu chất lượng cao đề cập đến tính an toàn và hiệu quả của các thực phẩm chức năng và thảo dược cho những người bị PCOS.

PCOS và lạc nội mạc tử cung

Nếu bạn mắc PCOS và bị vô sinh mà không đáp ứng với điều trị, bác sĩ có thể tìm xem có nguyên nhân khác hay không.

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô lót trong tử cung phát triển ở những nơi khác trong khung chậu. Sự phát triển mô bất thường này có thể gây tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc làm tổn thương trứng hoặc tinh trùng.

Theo Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ, khoảng 40% phụ nữ bị vô sinh có lạc nội mạc tử cung.

Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung có thể bao gồm:

  • Kinh nguyệt nhiều
  • Đau vùng chậu khi hành kinh hoặc khi quan hệ tình dục
  • Đau khi đại tiện hoặc đi tiểu

Không phải ai bị lạc nội mạc tử cung cũng có những triệu chứng này.

Một nghiên cứu vào năm 2019 đã xác định tỉ lệ liên quan giữa PCOS và lạc nội mạc tử cung.

Nghiên cứu thực hiện ở những phụ nữ bị PCOS không phản ứng với clomiphene citrate. Sau thủ thuật đốt điểm buồng trứng nội soi, 7,7% được phát hiện là bị lạc nội mạc tử cung ngẫu nhiên.

Sức khỏe tinh thần 

Trải qua khó khăn trong quá trình thụ thai có thể khiến bạn nản lòng. Việc trải qua các liệu pháp điều trị hiếm muộn có thể làm bạn trải qua nhiều cung bậc cảm xúc.

Đây là những vấn đề về thể chất, nhưng chúng có thể gây thêm căng thẳng cho các mối quan hệ và sức khỏe tinh thần.

Trầm cảm và lo lắng khá phổ biến ở những người bị PCOS, mặc dù không rõ các tình trạng này có liên quan như thế nào.

Nếu bạn bị trầm cảm hoặc lo lắng trong quá trình điều trị vô sinh, hãy trao đổi ngay với bác sĩ. Bác sĩ có thể đánh giá các triệu chứng của bạn và giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa thích hợp nếu cần.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Đôi khi, điều chỉnh lối sống, thuốc men và phẫu thuật không có tác dụng. Nếu điều đó xảy ra với bạn, IVF có thể là một lựa chọn.

Bạn sẽ bắt đầu bằng việc tiêm thuốc hỗ trợ sinh sản để kích thích buồng trứng. Bạn có thể sẽ sản xuất nhiều trứng cùng một lúc. Khi trứng được thu hoạch, chúng sẽ được thụ tinh với tinh trùng.

Một số trứng đã thụ tinh có thể được đông lạnh để sử dụng sau này. Một số sẽ được chuyển đến tử cung của bạn để làm tổ và phát triển. IVF có thể làm tăng khả năng mang đa thai.

Khi nào cần đi khám?

Nếu bạn có các triệu chứng của PCOS, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. 

(Nguồn ảnh atlantainfertility.com)Khi nào thì cần tìm đến bác sĩ.
Nếu bạn có kế hoạch mang thai vào bất kỳ thời điểm nào, bạn bắt đầu điều trị PCOS càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tiến hành hoặc giới thiệu bạn đến một chuyên gia sinh sản.

Tổng kết

PCOS là một vấn đề sức khỏe liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố có thể cản trở quá trình rụng trứng.

Một số người bị PCOS gặp khó khăn trong việc mang thai. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị hiệu quả.

Với sự can thiệp của y tế, nhiều người có vấn đề về khả năng sinh sản do PCOS có thể thụ thai. Cũng cần lưu ý rằng PCOS không có nghĩa là bạn không bao giờ có thể mang thai. Luôn sử dụng biện pháp tránh thai nếu bạn không muốn thụ thai, ngay cả khi bạn bị PCOS.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!