Biến chứng thường gặp của quai bị? Mối liên quan với vô sinh nam.
Video Bị quai bị không có con thì phải làm sao?
Các biến chứng thường gặp nhất là viêm màng não và viêm tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh. Tình trạng viêm tinh hoàn do quai bị không thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến khoảng 1 triệu dân mỗi năm trên thế giới.
Triệu chứng bệnh quai bị
20% đến 30% trường hợp không có triệu chứng, tình trạng nhiễm trùng chỉ có thể được phát hiện khi có kháng thể trong máu. Các triệu chứng ban đầu của bệnh bao gồm:
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Sốt nhẹ thường không quá 38 độ
- Đau hàm, đau tăng khi chạm vào
Các triệu chứng này xuất hiện trước khi bắt đầu viêm và sưng mặt, do tình trạng viêm của tuyến nước bọt lan rộng.
Quá trình này thường bắt đầu ở tuyến mang tai, một hoặc hai bên. Các tuyến nước bọt dưới lưỡi và dưới hàm sau đó có thể bị ảnh hưởng, làm tăng cảm giác đau và phù nề. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt mà còn có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy, tinh hoàn (viêm tinh hoàn ảnh hưởng đến 25-40% nam giới đã dậy thì) và buồng trứng.
Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 18 đến 21 ngày. Các triệu chứng bao gồm tình trạng khó chịu chung với cảm giác khó chịu ở cổ họng, gây ra bởi sự viêm lan tỏa tuyến nước bọt và tình trạng khô miệng, do việc tiết nước bọt bị giảm. Ở thanh thiếu niên, bệnh có thể biểu hiện ở tinh hoàn. Thông thường quá trình viêm sẽ mất đi sau khi khỏi bệnh, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến teo tinh hoàn, vô sinh sau đó.
Viêm tinh hoàn do quai bị, kháng thể kháng tinh trùng và vô sinh
Viêm tinh hoàn thứ phát sau quai bị được coi là biến chứng rõ ràng nhất và là nguyên nhân gây vô sinh thường gặp. Dựa trên kết quả sinh thiết tinh hoàn của bệnh nhân viêm tinh hoàn do quai bị cho thấy có các mức độ tổn thương vĩnh viễn khác nhau đối với ống sinh tinh, với tình trạng phù nề, thâm nhiễm tế bào lympho quanh mạch, thâm nhiễm lan tỏa mô kẽ với xuất huyết khu trú, đặc biệt trong các giai đoạn cấp tính. Sự có mặt nhanh chóng của bạch cầu trong tinh hoàn và các cơ chế gây vô sinh vẫn chưa được hiểu đầy đủ, đặc biệt là sự tham gia của các kháng thể kháng tinh trùng.
Kháng thể kháng tinh trùng hậu quả của bệnh quai bị
Người ta thường cho rằng kháng thể kháng tinh trùng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới sau khi viêm tinh hoàn biến chứng của virus quai bị. Có nhiều giả thuyết về cơ chế gây ra tình trạng này:
- Vỡ hàng rào máu - tinh hoàn tinh trùng vào máu sinh kháng thể kháng tinh trùng
- Virus như một chất sinh miễn dịch, tạo ra các kháng thể kháng tinh trùng.
- Sự tương đồng về miễn dịch học giữa virus và tinh trùng.
Phương pháp tiếp cận
Mối liên quan giữa kháng thể kháng tinh trùng và tình trạng viêm tinh hoàn do virus quai bị đặt ra hai câu hỏi chính:
- Viêm tinh hoàn do quai bị có gây ra kháng thể kháng tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới không?
- Viêm tinh hoàn thứ phát sau bệnh quai bị do virus có sinh kháng thể tham gia nhóm kháng thể kháng tinh trùng “tự nhiên” không?
Hiện có hai nghiên cứu hồi cứu phân tích mối liên hệ có thể có giữa việc sản xuất kháng thể kháng tinh trùng và viêm tinh hoàn do quai bị tuy nhiên chúng không đủ căn cứ thuyết phục trả lời câu hỏi liệu viêm tinh hoàn do quai bị có thể tạo ra kháng thể kháng tinh trùng toàn thân hay không. Không có giá trị tham chiếu phản ánh hoạt động của các kháng thể kháng tinh trùng trong giai đoạn đầu của bệnh, vì các kháng thể kháng tinh trùng đôi khi được phát hiện ở những người có khả năng sinh sản.
Sự hiện diện của các kháng thể kháng tinh trùng tự nhiên ở những người có khả năng sinh sản, ngay cả ở các bé gái còn trinh và các bé trai trước tuổi dậy thì đã làm gia tăng mối quan tâm về nguồn gốc của chúng. Sự khác biệt theo tuổi ở những bệnh nhân có kháng thể tự nhiên chống lại tự kháng nguyên và kháng thể chống lại kháng nguyên ngoại sinh đã được xác định rõ: trong khi tần suất kháng thể chống lại tự kháng nguyên tăng dần ở người trung niên trở lên, kháng thể chống lại kháng nguyên ngoại sinh xuất hiện sớm, đạt mức tối đa trước tuổi dậy thì và sau đó giảm từ từ. Kết luận, cả tỷ lệ mắc bệnh và nồng độ trung bình của kháng thể kháng tinh trùng trong huyết thanh ở những bệnh nhân bị viêm tinh hoàn thứ phát do virus quai bị thấp và không tăng đáng kể sau khi mắc bệnh.
Điều trị và phòng ngừa quai bị
Theo quan điểm của các chuyên gia tiết niệu, điều trị triệu chứng và chẩn đoán phân biệt nên được thực hiện. Dùng miếng đệm hỗ trợ để tinh hoàn không bị treo khi viêm. Tích cực nghỉ ngơi kèm sử dụng thuốc giảm đau. Trong trường hợp đau dữ dội, có thể dùng codeine hoặc meperidine, hoặc tiêm thuốc gây tê cục bộ bằng procaine vào thừng tinh.
Vắc xin MMR kết hợp bảo vệ chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella, và nên tiêm một liều vaccine cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi, như một biện pháp phòng ngừa, cung cấp khả năng miễn dịch chủ động, hiệu quả. Việc tiêm nhắc lại theo lịch vaccine hiện hành.
Xem thêm:
- Quai bị: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, điều trị và phòng ngừa
- Vắc xin phòng ngừa quai bị: Tính hiệu quả, đối tượng và thời điểm tiêm phòng
- Bệnh quai bị ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, điều trị và phòng ngừa
- Quai bị ở người lớn: Những điều bạn cần biết
- Mẹo chăm sóc bệnh nhân quai bị tại nhà