Hở eo tử cung: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hở eo tử cung, còn được gọi là suy yếu cổ tử cung, xảy ra khi mô cổ tử cung yếu gây ra tình trạng sinh non hoặc sảy thai.

Trước khi mang thai, cổ tử cung thường đóng kín. Khi quá trình mang thai tiến triển và chuẩn bị sinh, cổ tử cung dần dần mềm hơn, mở rộng và giãn ra. Nếu bạn có cổ tử cung suy yếu, cổ tử cung có thể mở quá sớm dẫn đến sinh non.

Hở eo tử cung có thể khó chẩn đoán và điều trị. Nếu cổ tử cung bắt đầu mở sớm hoặc bạn có tiền sử hở eo tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc dự phòng khi mang thai, siêu âm thường xuyên hoặc khâu vòng cổ tử cung

Triệu chứng hở eo tử cung

Nếu bị hở eo tử cung, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu của thai kì. Một số người có cảm giác khó chịu nhẹ hoặc ra máu âm đạo trong vài ngày hoặc vài tuần, bắt đầu từ tuần 14 - 20 của thai kỳ.

Hãy chú ý đến:

  • Cảm giác áp lực vùng chậu
  • Đau lưng
  • Đau bụng âm ỉ
  • Thay đổi tiết dịch âm đạo
  • Ra ít máu âm đạo 

Các yếu tố nguy cơ hở eo tử cung

Nhiều người không có yếu tố nguy cơ đã biết. Các yếu tố nguy cơ gây hở eo tử cung bao gồm:

  • Chấn thương cổ tử cung. Một số thủ thuật, phẫu thuật điều trị các bất thường ở cổ tử cung kết hợp với xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung có thể dẫn đến hở eo tử cung. Các thủ thuật khác như nong và nạo tử cung cũng có thể gây ra hở eo tử cung. Hiếm khi một vết rách cổ tử cung trong lần chuyển dạ trước đó có thể dẫn đến hở eo tử cung.
  • Chủng tộc. Phụ nữ da đen thường có nguy cơ mắc bệnh hở eo tử cung cao hơn..
  • Các dị tật  bẩm sinh. Các bất thường về tử cung và rối loạn di truyền ảnh hưởng đến một loại protein dạng sợi tạo nên các mô liên kết của cơ thể (collagen) có thể gây ra bất thường cổ tử cung. Sử dụng diethylstilbestrol (DES) - một dạng tổng hợp của hooc môn estrogen, trước khi sinh cũng có liên quan đến hở eo tử cung.

Các biến chứng hở eo tử cung

Hở eo tử cung gây ra nguy cơ cho thai kỳ đặc biệt là trong 3 tháng giữa như:

Phòng bệnh hở eo tử cung

Bạn không thể ngăn hở eo tử cung - nhưng có nhiều cách để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Ví dụ:

  • Đi khám thai trước sinh thường xuyên. Việc thăm khám trước khi sinh có thể giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hãy trao đổi với bác sĩ bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khiến bạn lo lắng
  • Ăn chế độ ăn lành mạnh. Trong thời kỳ mang thai, bạn sẽ cần nhiều axit folic, canxi, sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Uống vitamin hàng ngày trước sinh - lý tưởng nhất là bắt đầu một vài tháng trước khi thụ thai - có thể giúp bổ sung dưỡng chất trong chế độ ăn. 
  • Tăng cân một cách hợp lí. Tăng cân đúng mức có thể hỗ trợ sức khỏe của bé. Tăng cân khoảng 11 - 16 kg thường được khuyến cáo cho những người có cân nặng bình thường trước khi mang thai.
  • Tránh các chất có nguy cơ. Như rượu, thuốc lá, ma túy,… Ngoài ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Nếu bạn bị hở eo tử cung sau lần mang thai trước, bạn sẽ có nguy cơ cao sinh non hoặc sảy thai trong những lần mang thai sau. Nếu bạn đang cân nhắc mang thai lại, hãy nói chuyện với bác sĩ để hiểu những nguy cơ, biến chứng và những biện pháp để mang thai khỏe mạnh.

Chẩn đoán hở eo tử cung

Hở eo tử cung chỉ có thể được phát hiện khi mang thai. Và việc chẩn đoán có thể khó khăn - đặc biệt trong lần mang thai đầu tiên.

Bác sĩ sẽ hỏi về bất kỳ triệu chứng nào người bệnh gặp phải và tiền sử bệnh. Bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu bị sẩy thai trong 3 tháng giữa hoặc đã làm thủ thuật cổ tử cung.

Bác sĩ có thể chẩn đoán hở eo tử cung qua hỏi và khám bệnh:

  • Tiền sử sảy thai không đau trong 3 tháng giữa. 
  • Sự giãn nở và nâng cao của cổ tử cung trước tuần 24 của thai kỳ mà không có các cơn co tử cung, chảy máu âm đạo, vỡ ối hoặc nhiễm trùng

Các xét nghiệm và thăm khám giúp chẩn đoán hở eo tử cung trong 3 tháng giữa là:

Siêu âm qua đường âm đạo. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp siêu âm qua âm đạo để đánh giá chiều dài cổ tử cung và kiểm tra xem màng có lọt qua cổ tử cung hay không. Trong loại siêu âm này, một đầu dò nhỏ được đặt trong âm đạo thu nhận hình ảnh bằng song siêu âm thanh và đưa lên màn hình.

Siêu âm qua đường âm đạo. Nguồn ảnh: medindiaSiêu âm qua đường âm đạo. Nguồn ảnh: medindia

Khám vùng chậu. Bác sĩ sẽ khám cổ tử cung để xem túi ối đã lọt qua lỗ ngoài cổ tử cung chưa. Nếu màng ối nằm trong ống cổ tử cung hoặc âm đạo chứng tỏ bệnh nhân có hở eo tử cung. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các cơn cô tử cung và theo dõi chúng nếu cần.

Xét nghiệm. Nếu màng ối có thể nhìn thấy và siêu âm cho thấy có dấu hiệu nhiễm trùng nhưng bệnh nhân lại không có các triệu chứng của nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm chọc dò màng ối để chẩn đoán hoặc loại trừ nhiễm trùng túi ối. 

Không có bất kỳ xét nghiệm nào có thể thực hiện trước khi mang thai để dự đoán hở eo tử cung. Tuy nhiên, một số xét nghiệm nhất định được thực hiện trước khi mang thai, chẳng hạn như chụp MRI hoặc siêu âm, có thể giúp phát hiện các bất thường ở tử cung có thể gây ra hở eo tử cung:

Điều trị hở eo tử cung

Các phương pháp điều trị hở eo tử cung 

Bổ sung progesterone. Nếu người bệnh có tiền sử sinh non, bác sĩ có thể chỉ định tiêm một dạng hooc môn progesterone được gọi là hydroxyprogesterone caproate (Makena) hàng tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kì. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác định việc sử dụng progesterone tốt nhất trong hở eo tử cung.

Siêu âm định kì. Nếu bệnh nhân có tiền sử sinh non hoặc các bệnh làm nguy cơ hở eo tử cung, bác sĩ có thể theo dõi chiều dài cổ tử cung bằng cách siêu âm 2 tuần một lần từ tuần 16 - 24 của thai kỳ. Nếu cổ tử cung của người bệnh bắt đầu mở hoặc trở nên ngắn hơn bình thường, bác sĩ có thể chỉ định khâu vòng cổ tử cung.

Khâu vòng cổ tử cung. Nếu bệnh nhân mang thai dưới 24 tuần hoặc có tiền sử sinh non và siêu âm phát hiện cổ tử cung đang mở, thủ thuật khâu cổ tử cung có thể giúp ngăn ngừa sinh non. Khi đó cổ tử cung được khâu lại bằng chỉ khâu và sẽ được tháo ra trong tháng cuối của thai kỳ hoặc chuyển dạ.

Khâu vòng cổ tử cung. Nguồn ảnh: obgynofatlantaKhâu vòng cổ tử cung. Nguồn ảnh: obgynofatlanta

Nếu người bệnh có tiền sử sinh non do hở eo tử cung, bác sĩ cũng có thể chỉ định khâu dự phòng trước khi cổ tử cung bắt đầu mở. Thủ thuật này thường được thực hiện trước tuần 14 của thai kỳ.

Khâu vòng cổ tử cung không thích hợp cho tất cả mọi người có nguy cơ sinh non. Phương pháp này không được khuyến khích cho những người mang song thai trở lên. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những nguy cơ và lợi ích của phương pháp này.

Các loại vòng nâng âm đạo. Nguồn ảnh: semanticscholarCác loại vòng nâng âm đạo. Nguồn ảnh: semanticscholar

Bác sĩ cũng có thể khuyên bệnh nhân nên sử dụng vòng nâng âm đạo - được thiết kế để giữ tử cung ở đúng vị trí . Có thể sử dụng dụng cụ này để giúp giảm áp lực lên cổ tử cung. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm để xác định xem vòng nâng âm đạo có phải là phương pháp điều trị hiệu quả cho hở eo tử cung hay không.

Đối phó và hỗ trợ hở eo tử cung

Có thể khó chẩn đoán hở eo tử cung. Nó có thể khiến người bệnh cảm thấy lo lắng về việc mang thai và sợ hãi khi nghĩ về tương lai. Hãy hỏi bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn về những biện pháp an toàn để thư giãn.

Nếu bạn sinh non và đang trải qua cảm giác tội lỗi, hãy chia sẻ với chồng và những người thân cũng như bác sĩ của bạn. Cố gắng tập trung vào việc chăm sóc và tìm hiểu về thai nhi.

Chuẩn bị trước khi đi khám

Nếu bạn đang mang thai và có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào đối với hở eo tử cung hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào của hở eo tử cung trong 3 tháng giữa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay. Tùy thuộc vào từng trường hợp, bạn có thể cần được xử  trí ngay lập tức

Dưới đây là một số thông tin giúp bạn sẵn sàng cho cuộc hẹn, cũng như những gì mong đợi từ bác sĩ của bạn.

Bạn có thể làm gì?

Trước cuộc hẹn, bạn có thể muốn:

Hỏi về các hạn chế trước cuộc hẹn. 

Tìm một người thân hoặc bạn bè có thể đi cùng bạn. Sợ hãi và lo lắng có thể khiến bạn khó tập trung vào những gì bác sĩ nói. Đi cùng ai đó có thể giúp ghi nhớ tất cả thông tin.

Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ. Bằng cách đó, bạn sẽ không quên bất cứ điều gì quan trọng mà bạn muốn hỏi và có thể tận dụng tối đa thời gian của mình với bác sĩ.

Dưới đây là một số câu hỏi cơ bản để hỏi bác sĩ về hở eo tử cung. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác xảy ra với bạn trong khi trao đổi với bác sĩ, đừng ngần ngại hỏi.

  • Cổ tử cung của tôi đã bắt đầu mở chưa? Nếu có thì mở bao nhiêu rồi?
  • Tôi có thể làm gì để kéo dài thời gian mang thai không?
  • Có phương pháp điều trị nào có thể kéo dài thời gian mang thai hoặc giúp ích cho em bé không?
  • Tôi có cần phải nghỉ ngơi trên giường không? Nếu có thì trong bao lâu? Tôi có thể làm những việc gì? Tôi có cần phải nhập viện không?
  • Những dấu hiệu nào khiến tôi phải gọi cho bạn?
  • Những dấu hiệu nào tôi cần đến bệnh viện?
  • Điều gì sẽ xảy ra với thai nếu nó được sinh ra bây giờ? Tôi có thể mong đợi điều gì?

Những gì mong đợi từ bác sĩ

Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi như:

Lần đầu tiên bạn nhận thấy các triệu chứng của mình là khi nào?

Bạn đã từng bị đau do cơn co tử cung hoặc thay đổi tiết dịch âm đạo chưa?

Bạn đã từng mang thai, sẩy thai hoặc phẫu thuật cổ tử cung trước đây chưa?

Bạn mất bao lâu để đến bệnh viện trong trường hợp cấp cứu, bao gồm cả thời gian để thu xếp các dịch vụ chăm sóc trẻ em cần thiết nào, đưa đón, v.v.?

Bạn có bạn bè hoặc những người thân bên cạnh, những người có thể chăm sóc cho bạn nếu bạn cần nghỉ ngơi trên giường không?

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!