Giải SGK Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phép nhân và phép chia đa thức một biến

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Toán lớp 7 Bài 4: Phép nhân và phép chia đa thức một biến sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài 4. Mời các bạn đón xem:

Giải SGK Toán 7 Bài 4: Phép nhân và phép chia đa thức một biến

Giải Toán 7 trang 37 Tập 2

Khởi động trang 37 Toán 7 Tập 2:

Có thể nhân, chia hai đa thức một biến được không?

Lời giải:

Ta có thể thực hiện nhân, chia hai đa thức một biến.

Khám phá 1 trang 37 Toán 7 Tập 2:

Hãy dùng tính chất phân phối để thực hiện phép nhân x . (2x + 3).

Lời giải:

Áp dụng tính chất phân phối, ta được:

x . (2x + 3) = x . 2x + x . 3 = 2x2 + 3x.

Thực hành 1 trang 37 Toán 7 Tập 2:

Thực hiện phép nhân (4x - 3)(2x2 + 5x - 6).

Lời giải:

Ta có: (4x - 3)(2x2 + 5x - 6)

= 4x . (2x2 + 5x - 6) + (-3) . (2x2 + 5x - 6)

= 4x . 2x2 + 4x . 5x + 4x . (-6) + (-3) . 2x2 + (-3) . 5x + (-3) . (-6)

= 8x3 + 20x2 - 24x - 6x2 - 15x + 18

= 8x3 + (20x2 - 6x2) + (-24x - 15x) + 18

= 8x3 + 14x2 - 39x + 18.

Vậy (4x - 3)(2x2 + 5x - 6) = 8x3 + 14x2 - 39x + 18.

Vận dụng 1 trang 37 Toán 7 Tập 2:

Tìm đa thức theo biến x biểu thị thể tích của hình hộp chữ nhật có kích thước như Hình 2.

Giải Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phép nhân và phép chia đa thức một biến (ảnh 1) 

Lời giải:

Biểu thức biểu thị thể tích của hình hộp chữ nhật trên là:

(x + 3)(x - 1)(x - 2)

= [x . x + 3 . x + x . (-1) + 3 . (-1)] . (x - 2)

= (x2 + 3x - x - 3) . (x - 2)

= (x2 + 2x - 3) . (x - 2)

= x2 . x + x2 . (-2) + 2x . x + 2x . (-2) + (-3) . x + (-3) . (-2)

= x3 - 2x2 + 2x2 - 4x - 3x + 6

= x3 + (-2x+ 2x2) + (-4x - 3x) + 6

= x3 - 7x + 6.

Vậy đa thức biểu thị thể tích của hình hộp chữ nhật trên là x3 - 7x + 6.

Giải Toán 7 trang 38 Tập 2

Khám phá 2 trang 38 Toán 7 Tập 2:

Thực hiện phép nhân (3x + 1)(x2 - 2x + 1),

rồi đoán xem (3x3 - 5x2 + x + 1) : (3x + 1) bằng đa thức nào.

Lời giải:

(3x + 1)(x2 - 2x + 1) = 3x . (x2 - 2x + 1) + 1 . (x2 - 2x + 1)  

= 3x . x2 + 3x . (-2x) + 3x . 1 + x2 - 2x + 1

= 3x3 - 6x2 + 3x + x2 - 2x + 1

= 3x3 + (-6x2 + x2) + (3x - 2x) + 1

= 3x3 - 5x2 + x + 1.

Khi đó (3x3 - 5x2 + x + 1) : (3x + 1) = x2 - 2x + 1.

Thực hành 2 trang 38 Toán 7 Tập 2:

Thực hiện phép chia P(x) = 6x2 + 4x cho Q(x) = 2x.

Lời giải:

Thực hiện theo các bước như sau:

- Đặt phép chia

Giải Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phép nhân và phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

- Lấy hạng tử bậc cao nhất của đa thức P(x) chia cho hạng tử bậc cao nhất của đa thức Q(x) được 6x2 : 2x = 3x.

- Lấy P(x) trừ 3x . Q(x) ta được dư thứ nhất: 3x . 2x = 6x2.

- Lấy đa thức bị chia trừ 6x2, ta được:

Giải Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phép nhân và phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Đa thức 4x là dư thứ nhất.

- Chia hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất cho hạng tử bậc cao nhất của đa thức Q(x) được 4x : 2x = 2.

- Lấy dư thứ nhất trừ đi 2 . Q(x) ta được dư thứ hai: 4x - 2 . 2x = 4x - 4x = 0.

Giải Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phép nhân và phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Do dư bằng 0 nên dừng phép chia.

Vậy P(x) : Q(x) = 3x + 2.

Giải Toán 7 trang 39 Tập 2

Vận dụng 2 trang 39 Toán 7 Tập 2:

Thực hiện các phép chia sau: 9x2+5x+x3x và 2x23x22x.

Lời giải:

* Xét 9x2+5x+x3x:

Ta có 9x2 + 5x + x = 9x2 + 6x.

Thực hiện đặt phép chia, ta được:

Giải Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phép nhân và phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Do đó 9x2+5x+x3x = 3x + 2.

* Xét 2x23x22x:

Ta có 2 - x = -x + 2.

Thực hiện đặt phép chia ta được:

Giải Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phép nhân và phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Do đó 2x23x22x = -2x - 1.

Vậy 9x2+5x+x3x = 3x + 2 và 2x23x22x = -2x - 1.

Thực hành 3 trang 39 Toán 7 Tập 2:

Thực hiện phép chia (x2 + 5x + 9) : (x + 2).

Lời giải:

Thực hiện đặt phép chia, ta được:

Giải Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phép nhân và phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Vậy x2+5x+9x+2=x+3+3x+2.

Vận dụng 3 trang 39 Toán 7 Tập 2:

Tính diện tích đáy của một hình hộp chữ nhật (Hình 3) có chiều cao bằng (x + 3) cm và có thể tích bằng (x3 + 8x2 + 19x + 12) cm3.

Giải Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phép nhân và phép chia đa thức một biến (ảnh 1) 

Lời giải:

Ta có công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật là:

 V = S . h (trong đó V, S và h lần lượt là thể tích, diện tích đáy và chiều cao hình hộp chữ nhật).

Khi đó, diện tích đáy hình hộp chữ nhật là:

S = V : h = (x3 + 8x2 + 19x + 12) : (x + 3) = x2 + 5x + 4 (cm2).

Vậy diện tích đáy của hình hộp chữ nhật bằng (x2 + 5x + 4) cm2.

Giải Toán 7 trang 40 Tập 2

Thực hành 4 trang 40 Toán 7 Tập 2:

Thực hiện phép tính: 15. (x2 + 1) . 5.

Lời giải:

Cách 1: Thực hiện từ trái sang phải.

15. (x2 + 1) . 5 = 15x2+15.5

15x2.5+15.5 = x2 + 1.

Cách 2: Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính giá trị biểu thức.

15. (x2 + 1) . 5 = 15 . 5 . (x2 + 1)

15.5 . (x2 + 1) = x2 + 1.

Bài 1 trang 40 Toán 7 Tập 2Thực hiện phép nhân.

a) (4x - 3)(x + 2);

b) (5x + 2)(-x2 + 3x + 1);

c) (2x2 - 7x + 4)(-3x2 + 6x + 5).

Lời giải:

a) (4x - 3)(x + 2)

= 4x . x + 4x . 2 + (-3) . x + (-3) . 2

= 4x2 + 8x - 3x - 6

= 4x2 + (8x - 3x) - 6

= 4x2 + 5x - 6.

b) (5x + 2)(-x2 + 3x + 1)

= 5x . (-x2) + 5x . 3x + 5x . 1 + 2 . (-x2) + 2 . 3x + 2 . 1

-5x3 + 15x2 + 5x - 2x2 + 6x + 2

-5x3 + (15x2 - 2x2) + (5x + 6x) + 2

-5x3 + 13x2 + 11x + 2.

c) (2x2 - 7x + 4)(-3x2 + 6x + 5)

= 2x2 (-3x2) + 2x2 6x + 2x2 5 + (-7x) . (-3x2) + (-7x) . 6x + (-7x) . 5 + 4 . (-3x2) + 4 . 6x + 4 . 5

-6x4 + 12x3 + 10x2 + 21x3 - 42x2 - 35x - 12x2 + 24x + 20

-6x4 (12x3 + 21x3(10x2 - 42x2 - 12x2) + (-35x + 24x) + 20

-6x4 + 33x3 - 44x2 - 11x + 20.

Bài 2 trang 40 Toán 7 Tập 2:

Cho hai hình chữ nhật như Hình 4. Tìm đa thức theo biến x biểu thị diện tích của phần được tô màu xanh.

Giải Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phép nhân và phép chia đa thức một biến (ảnh 1) 

Lời giải:

 Hình chữ nhật bên ngoài có chiều dài là 2x + 4 và chiều rộng là 3x + 2.

Khi đó, biểu thức biểu thị diện tích của hình chữ nhật bên ngoài là:

(2x + 4)(3x + 2) = 6x2 + 4x + 12x + 8 = 6x2 + 16x + 8.

 Hình chữ nhật bên trong có chiều dài là x + 1 và chiều rộng là x.

Khi đó, biểu thức biểu thị diện tích của hình chữ nhật bên trong là:

x . (x + 1) = x2 + x.

Do đó biểu thức biểu thị diện tích của phần được tô màu xanh là:

(6x2 + 16x + 8) - (x2 + x) 

= 6x2 + 16x + 8 - x2 - x

= (6x2 - x2) + (16x - x) + 8 

= 5x2 + 15x + 8.

Vậy biểu thức biểu thị diện tích của phần được tô màu xanh là 5x2 + 15x + 8.

Bài 3 trang 40 Toán 7 Tập 2: Thực hiện phép chia.

a) (8x6 - 4x5 + 12x4 - 20x3) : 4x3;

b) (2x2 - 5x + 3) : (2x - 3).

Lời giải:

a) Ta có (8x6 - 4x5 + 12x4 - 20x3) : 4x3

= (8x6 : 4x3) + (-4x5 : 4x3) + (12x4 : 4x3) + (-20x3) : 4x3

= 2x3 - x2 + 3x - 5

Vậy (8x6 - 4x5 + 12x4 - 20x3) : 4x3 = 2x3 - x2 + 3x - 5.

b) Thực hiện đặt phép chia, ta được:

Giải Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phép nhân và phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Vậy (2x2 - 5x + 3) : (2x - 3) = x - 1.

Bài 4 trang 40 Toán 7 Tập 2Thực hiện phép chia.

a) (4x2 - 5) : (x - 2);

b) (3x3 - 7x + 2) : (2x2 - 3).

Lời giải:

a) Thực hiện đặt phép chia ta được:

Giải Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phép nhân và phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Vậy 4x25x2=4x+8+11x2.

b) Thực hiện đặt phép chia ta được:

Giải Toán 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phép nhân và phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Vậy 3x37x+22x23=32x+52x+22x23.

Bài 5 trang 40 Toán 7 Tập 2:

Tính chiều dài của một hình chữ nhật có diện tích bằng (4y2 + 4y - 3) cm2 và chiều rộng bằng (2y - 1) cm.

Lời giải:

Chiều dài của hình chữ nhật là:

(4y2 + 4y - 3) (2y - 1) = 2y + 3 (cm)

Vậy chiều dài của hình chữ nhật đó bằng (2y + 3) cm.

Bài 6 trang 40 Toán 7 Tập 2:

Cho hình hộp chữ nhật có thể tích bằng (3x3 + 8x2 - 45x - 50) cm3, chiều dài bằng

(x + 5) cm và chiều cao bằng (x + 1) cm. Hãy tính chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó.

Lời giải:

Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:

(3x3 + 8x2 - 45x - 50) : (x + 1) = 3x2 + 5x – 50 (cm)

Chiều rộng của hình hộp chữ nhật :

(3x2 + 5x – 50) : (x + 5) = 3x – 10 (cm)

Vậy chiều rộng của hình hộp chữ nhật bằng (3x - 10) cm.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến

Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Cách tính điểm trung bình môn học kì

Bài tập cuối chương 7

Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác

Bài 2: Tam giác bằng nhau

Câu hỏi liên quan

= -6x^4 + 33x^3 - 44x^2 - 11x + 20.
Xem thêm
Vậy (2x^2 - 5x + 3) : (2x - 3) = x - 1.
Xem thêm
đán án phần a) Vậy (4x^2 - 5)/x-2 = 4x + 8 + 11/x-2.
Xem thêm
x . (2x + 3) = x . 2x + x . 3 = 2x^2 + 3x.
Xem thêm
Vậy diện tích đáy của hình hộp chữ nhật bằng (x^2 + 5x + 4) cm^2.
Xem thêm
Vậy (4x - 3)(2x^2 + 5x - 6) = 8x^3 + 14x^2 - 39x + 18.
Xem thêm
Khi đó (3x^3 - 5x^2 + x + 1) : (3x + 1) = x^2 - 2x + 1.
Xem thêm
Vậy (9x^2 + 5x + x)/3x = 3x + 2 và (2x^2 - 3x -2)/2-x = -2x - 1.
Xem thêm
Vậy chiều dài của hình chữ nhật đó bằng (2y + 3) cm.
Xem thêm
Vậy chiều rộng của hình hộp chữ nhật bằng (3x - 10) cm.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Phép nhân và phép chia đa thức một biến
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!