Giải SGK Toán 7 (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 7

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 7 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SGK Toán 7: Bài tập cuối chương 7

Giải Toán 7 trang 42 Tập 2

Bài 1 trang 42 Toán 7 Tập 2:

Cho A = x2y + 2xy - 3y2 + 4. Tính giá trị của biểu thức A khi x = -2, y = 3.

Lời giải:

Thay x = -2, y = 3 vào biểu thức A ta được:

A = (-2)2 . 3 + 2 . (-2) . 3 - 3 . 32 + 4

= 4 . 3 + (-4) . 3 - 3 . 9 + 4

= 12 - 12 - 27 + 4 -23.

Vậy khi x = -2, y = 3 thì A = -23.

Bài 2 trang 42 Toán 7 Tập 2:

Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức một biến?

a) 2y; b) 3x + 5; c) 8; d) 21t12.

Lời giải:

Các biểu thức 2y; 8; 21t12 là các đơn thức một biến.

Bài 3 trang 42 Toán 7 Tập 2:

Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đa thức một biến?

3 + 6y; 7x2 + 2x - 4x4 + 1; 2x+1; 13- 5.

Lời giải:

Các biểu thức 3 + 6y; 7x2 + 2x - 4x4 + 1; 13- 5 là các đa thức một biến.

Bài 4 trang 42 Toán 7 Tập 2:

Hãy viết một đa thức một biến bậc ba có 3 số hạng.

Lời giải:

Có rất nhiều cách viết đa thức P(x) là đa thức một biến bậc ba có 3 số hạng.

Chẳng hạn: P(x) = 4x3 + x2 – 1.

Bài 5 trang 42 Toán 7 Tập 2:

Hãy cho biết bậc của các đa thức sau:

A = 3x - 4x2 + 1;

B = 7;

M = x - 7x3 + 10x4 + 2.

Lời giải:

Vì đa thức A có hạng tử bậc cao nhất là -4x2 có bậc là 2 nên bậc của đa thức A  2.

Vì 7 có bậc  0 nên bậc của đa thức B  0.

Vì đa thức M có hạng tử bậc cao nhất là 10x4 có bậc là 4 nên bậc của đa thức M bằng 4.

Vậy bậc của các đa thức A, B, M lần lượt là bậc 2, bậc 0, bậc 4.

Bài 6 trang 42 Toán 7 Tập 2:

Cho đa thức P(x) = x3 + 27. Tìm nghiệm của P(x) trong tập hợp {0; 3; -3}.

Lời giải:

 Với x = 0, ta có P(0) = 03 + 27 = 27;

 Với x = 3, ta có P(3) = 33 + 27 = 27 + 27 = 54;

 Với x = -3, ta có P(-3) = (-3)3 + 27 = (-27) + 27 = 0.

Vậy x = -3 là nghiệm của đa thức P(x).

Bài 7 trang 42 Toán 7 Tập 2:

Tam giác trong Hình 1 có chu vi bằng (25y - 8) cm. Tìm cạnh chưa biết trong tam giác đó.

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 7 (ảnh 1) 

Lời giải:

Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài ba cạnh của tam giác đó.

Khi đó, độ dài cạnh chưa biết là:

(25y - 8) - (5y + 3) - (7y - 4)

= 25y - 8 - 5y - 3 - 7y + 4

= (25y - 5y - 7y) + (-- 3 + 4)

= 13y - 7 (cm).

Vậy độ dài cạnh còn lại trong tam giác đó là (13y - 7) cm.

Bài 8 trang 42 Toán 7 Tập 2:

Cho đa thức M(x) = 2x4 - 5x3 + 7x2 + 3x. Tìm các đa thức N(x), Q(x) sao cho:

N(x) - M(x) = -4x4 - 2x3 + 6x2 + 7 và Q(x) + M(x) = 6x5 - x4 + 3x2 - 2.

Lời giải:

Ta có N(x) - M(x) = -4x4 - 2x3 + 6x2 + 7.

Suy ra N(x) = M(x) + (-4x4 - 2x3 + 6x2 + 7)

= 2x4 - 5x3 + 7x2 + 3x - 4x4 - 2x3 + 6x2 + 7

= (2x4 - 4x4) + (-5x3 - 2x3) + (7x2 + 6x2) + 3x + 7

-2x4 - 7x3 + 13x2 + 3x + 7

Ta có Q(x) + M(x) = 6x5 - x4 + 3x2 - 2.

Suy ra Q(x) = 6x5 - x4 + 3x2 - 2 - M(x)

= 6x5 - x4 + 3x2 - 2 - (2x4 - 5x3 + 7x2 + 3x)

= 6x5 - x4 + 3x2 - 2 - 2x4 + 5x3 - 7x2 - 3x

= 6x5 + (-x4 - 2x4) + 5x3 + (3x2 - 7x2- 3x - 2

= 6x5 - 3x4 + 5x3 - 4x2 - 3x - 2.

Vậy N(x) = -2x4 - 7x3 + 13x2 + 3x + 7; Q(x) = 6x5 - 3x4 + 5x3 - 4x2 - 3x - 2.

Bài 9 trang 42 Toán 7 Tập 2Thực hiện phép nhân.

a) (3x - 2)(4x + 5);

b) (x2 - 5x + 4)(6x + 1).

Lời giải:

a) Ta có (3x - 2)(4x + 5)

= 3x . 4x + 3x . 5 + (-2) . 4x + (-2) . 5

= 12x2 + 15x - 8x - 10

= 12x2 + (15x - 8x) - 10

= 12x2 + 7x - 10.

Vậy (3x - 2)(4x + 5) = 12x2 + 7x - 10.

b) (x2 - 5x + 4)(6x + 1)

= x2 . 6x + x2 . 1 + (-5x) . 6x + (-5x) . 1 + 4 . 6x + 4 . 1

= 6x3 + x2- 30x2 - 5x + 24x + 4

= 6x3 + (x2 - 30x2) + (-5x + 24x) + 4

= 6x3 - 29x2 + 19x + 4.

Vậy (x2 - 5x + 4)(6x + 1) = 6x3 - 29x2 + 19x + 4.

Bài 10 trang 42 Toán 7 Tập 2: Thực hiện phép chia.

a) (45x5 - 5x4 + 10x2) : 5x2;

b) (9t2 - 3t4 + 27t5) : 3t.

Lời giải:

a) (45x5 - 5x4 + 10x2) : 5x2

= (45x5 : 5x2) + (-5x4 : 5x2) + (10x2 : 5x2)

= 9x3 - x2 + 2.

Vậy (45x5 - 5x4 + 10x2) : 5x2 = 9x3 - x2 + 2.

b) (9t2 - 3t4 + 27t5) : 3t

= (9t2 : 3t) + (-3t4 : 3t) + (27t5 : 3t)

= 3t - t3 + 9t4.

Vậy (9t2 - 3t4 + 27t5) : 3t = 3t - t3 + 9t4.

Bài 11 trang 42 Toán 7 Tập 2: Thực hiện phép chia.

a) (2y4 - 13y3 + 15y2 + 11y - 3) : (y2 - 4y - 3);

b) (5x3 - 3x2 + 10) : (x2 + 1).

Lời giải:

a) Thực hiện đặt phép chia, ta được:

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 7 (ảnh 1)

Vậy (2y4 - 13y3 + 15y2 + 11y - 3) : (y2 - 4y - 3) = 2y2 - 5y + 1.

b) Thực hiện phép chia, ta được:

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 7 (ảnh 1)

Vậy 5x33x2+10x2+1=5x3+5x+13x2+1.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Bài 4: Phép nhân và phép chia đa thức một biến

Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Cách tính điểm trung bình môn học kì

Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác

Bài 2: Tam giác bằng nhau

Bài 3: Tam giác cân

Câu hỏi liên quan

đáp án phần a) Vậy (2y^4 - 13y^3 + 15y^2 + 11^y - 3) : (y^2 - 4y - 3) = 2y^2 - 5y + 1.
Xem thêm
Vậy N(x) = -2x^4 - 7x^3 + 13x^2 + 3x + 7; Q(x) = 6x^5 - 3x^4 + 5x^3 - 4x^2 - 3x - 2.
Xem thêm
Chẳng hạn: P(x) = 4x^3 + x^2 – 1.
Xem thêm
Vậy khi x = -2, y = 3 thì A = -23.
Xem thêm
Vậy (x2 - 5x + 4)(6x + 1) = 6x3 - 29x2 + 19x + 4.
Xem thêm
Các biểu thức 3 + 6y; 7x^2 + 2x - 4x^4 + 1; 1/3x - 5 là các đa thức một biến.
Xem thêm
Vậy (9t^2 - 3t^4 + 27t^5) : 3t = 3t - t^3 + 9t^4.
Xem thêm
Vậy độ dài cạnh còn lại trong tam giác đó là (13y - 7) cm.
Xem thêm
Vậy x = -3 là nghiệm của đa thức P(x).
Xem thêm
Các biểu thức 2y; 8; 21t^12 là các đơn thức một biến.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bài tập cuối chương 7 (CTST)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!