Giải SBT Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài 27: Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số

Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 27: Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 8 Bài 27. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Toán 8 Bài 27: Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số

Bài tập 7.17 trang 26 SBT Toán 8 Tập 2: Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y cho bởi các bảng dưới đây. Đại lượng y có phải là một hàm số của x không ?

a)

Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y cho bởi các bảng dưới đây

b)

Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y cho bởi các bảng dưới đây

Lời giải:

a) y là hàm số của x. Do với mỗi giá trị x thì chỉ cho một giá trị y tương ứng.

b) y không là hàm số của x. Do với giá trị x = 1 thì cho hai giá trị y tương ứng là y = 1 và y = 2.

Bài tập 7.18 trang 26 SBT Toán 8 Tập 2: Mối quan hệ giữa số tháng tuổi x (tháng) và cân nặng y (kg) của một em bé trong 6 tháng đầu đời được cho bởi bảng sau:

Mối quan hệ giữa số tháng tuổi x (tháng) và cân nặng y (kg) của một em bé

Hỏi cân nặng y của em bé đó có phải là hàm số của số tháng tuổi x không ?

Hãy xác định cân nặng của em bé đó lúc 4 tháng tuổi.

Lời giải:

Cân nặng y của em bé đó là hàm số của số tháng tuổi x. Vì với mỗi giá trị của tháng tuổi x chỉ có một giá trị cân nặng y tương ứng.

Em bé lúc 4 tháng tuổi tức là x = 4 thì cân nặng tương ứng là y = 6,2 (kg).

Bài tập 7.19 trang 26 SBT Toán 8 Tập 2: Cho hàm số y = f(x) = 2x2 – 1

a) Tính f(0); f(–1).

b) Hoàn thành bảng sau:

Cho hàm số y = f(x) = 2x2 – 1. Tính f(0); f(–1)

c) Tìm tất cả các giá trị x sao cho y = 17.

Lời giải:

a) Ta có: f(0) = 2.02 – 1 = –1 ; f(–1) = 2.(–1)2 – 1 = 1.

b)

Ta có:

Tại x = –2 thì f(–2) = 2.(–2)2 – 1 = 7

Tại x = –1 thì f(–1) = 1

Tại x = 0 thì f(0) = –1

Tại x = 1 thì f(1) = 2.12 – 1 = 1

Tại x = 2 thì f(2) = 2.22 – 1 = 7

Do đó, ta có bảng sau:

Cho hàm số y = f(x) = 2x2 – 1. Tính f(0); f(–1)

c) Ta có y = 17, tức là 2x2 – 1 = 17 hay x2 = 9, suy ra x = – 3 hoặc x = 3.

Vậy khi x = – 3 hoặc x = 3 thì y = 17.

Bài tập 7.20 trang 26 SBT Toán 8 Tập 2: a) Xác định tọa độ của các điểm A, B, C, D trong hình bên.

b) Xác định các điểm E(0; – 1) và F(–2; 3) trong hình bên.

Xác định tọa độ của các điểm A, B, C, D trong hình bên

Lời giải:

a) Từ hình vẽ ta thấy:

Tọa độ của điểm A là A(– 3; 4);

Tọa độ của điểm B là B(–2; –2);

Tọa độ của điểm C là C(1; –3);

Tọa độ của điểm D là D(3; 0).

b) Các điểm E và F được biểu diễn trên hình dưới đây.

Xác định tọa độ của các điểm A, B, C, D trong hình bên

Bài tập 7.21 trang 27 SBT Toán 8 Tập 2: Hàm số y = f(x) được cho trong bảng sau:

Hàm số  y = f(x)  được cho trong bảng sau Vẽ đồ thị của hàm số y = f(x)

Vẽ đồ thị của hàm số y = f(x).

Lời giải:

Đồ thị hàm số đã cho gồm các điểm: A(–2; 6), B(–1; 3), O(0; 0), C(1; –3) và D(2; –6).

Vẽ hệ trục tọa độ Oxy và xác định các điểm A, B, O, C, D. Ta có đồ thị hàm số như hình dưới:

Hàm số  y = f(x)  được cho trong bảng sau Vẽ đồ thị của hàm số y = f(x)

Bài tập 7.22 trang 27 SBT Toán 8 Tập 2: Hệ thức y2 + x2 = 1 có xác định một hàm số y = f(x) không ? Vì sao ?

Lời giải:

Ta có: y2 + x2 = 1

Với x =12 ta có: y2 + 14 = 1 nên y2 =34

Suy ray=±34 .

Do đó, với một giá trị x =12có hai giá trị y tương ứng.

Vậy hệ thức y2 + x2 = 1 không xác định một hàm số y = f(x).

Bài tập 7.23 trang 27 SBT Toán 8 Tập 2: Hãy biểu thị diện tích S của hình chữ nhật dưới dạng một hàm số của chiều dài x nếu chiều dài của hình chữ nhật gấp đôi chiều rộng.

Lời giải:

Chiều dài hình chữ nhật là x (x > 0).

Do chiều dài của hình chữ nhật gấp đôi chiều rộng nên chiều rộng của hình chữ nhật là 0,5x.

Diện tích của hình chữ nhật là: 0,5x.x = 0,5x2

Vậy hàm số biểu thị diện tích S theo chiều dài là: S(x) = 0,5x2.

Bài tập 7.24 trang 27 SBT Toán 8 Tập 2: Đồ thị sau biểu diễn vận tốc xe máy v (tính bằng km/h) của anh Nam dưới dạng một hàm số của thời gian t (tính bằng phút).

Đồ thị sau biểu diễn vận tốc xe máy v (tính bằng km/h) của anh Nam dưới dạng một hàm số

Dựa vào đồ thị trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Anh Nam đi nhanh nhất trong khoảng thời gian nào ?

b) Vận tốc của anh Nam bằng 0 trong khoảng thời gian nào ?

c) Vận tốc của anh Nam trong khoảng thời gian từ 2 phút đến 4 phút là bao nhiêu ?

d) Trong khoảng thời gian nào anh Nam đi với vận tốc 38 km/h ?

Lời giải:

a) Anh Nam đi nhanh nhất trong khoảng thời gian từ 7 phút đến 7,4 phút.

b) Vận tốc của anh Nam bằng 0 trong khoảng thời gian từ 4,2 phút đến 6 phút.

c) Vận tốc của anh Nam trong khoảng thời gian từ 2 phút đến 4 phút là 30 km/h.

d) Trong khoảng thời gian từ 7,6 phút đến 8 phút thì anh Nam đi với vận tốc 38 km/h.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 25: Phương trình bậc nhất một ẩn

Bài 26: Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Bài 28: Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất

Bài 29: Hệ số góc của đường thẳng

Bài tập cuối chương 7

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số KNTT
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!