Giải SBT Toán 7 (Kết nối tri thức) Bài 26: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 26: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 26. Mời các bạn đón xem:

Giải Sách bài tập Toán lớp 7 Bài 26: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến

Giải SBT Toán 7 trang 28 Tập 2

Bài 7.15 trang 28 SBT Toán Tập 2: Cho hai đa thức A(x) = x4 − 5x3 + x2 + 5x −  13 và B(x) = x4 − 2x3 + x2 − 5x − 23 .

Hãy tính A(x) + B(x) và A(x) − B(x).

Lời giải:

Ta có A(x) + B(x)

x45x3+ x2+ 5x13 x4 2x3+ x2 5x 23

= x4 − 5x3 + x2 + 5x − 13 + x4 − 2x3 + x2 − 5x − 23

= (x4 + x4) + (−5x− 2x3) + (x2 + x2) + (5x − 5x) + 1323

= 2x4 − 7x3 + 2x2 − 1.

Ta có A(x) − B(x)

 x45x3+ x2+ 5x13 − x4 2x3+ x2 5x 23

= x4 − 5x3 + x2 + 5x − 13 − x4 + 2x3 − x2 + 5x + 23

= (x4 − x4) +(−5x3 + 2x3)+ (x2 − x2)+ (5x + 5x) +  13+23

= −3x3 + 10x + 13 .

Bài 7.16 trang 28 SBT Toán Tập 2: Cho đa thức H(x) = x4 − 3x3 − x +1 . Tìm đa thức P(x) và Q(x) sao cho:

a) H(x) + P(x) = x5 − 2x2 + 2

b. H(x) − Q(x) = −2x3

Lời giải:

a) Ta có H(x) + P(x) = x5 − 2x2 + 2

Suy ra P(x) = (x5 − 2x2 + 2) − H(x)

= (x5 − 2x2 + 2) − (x4 − 3x3 − x +1)

= x5 − 2x2 + 2 − x4 + 3x3 + x − 1

= x5 − x4 + 3x3 − 2x2 + x + (2 − 1)

= x− x+ 3x3 − 2x2 + x + 1

b) Ta có H(x) − Q(x) = −2x3

Suy ra Q(x) = H(x) + 2x3

= x4 − 3x3 − x + 1 + 2x3

= x4 − x− x + 1

Bài 7.17 trang 28 SBT Toán Tập 2: Em hãy viết hai đa thức tùy ý A(x) và B(x). Sau đó tính C(x) = A(x) − B(x) và C’(x) = B(x) − A(x), rồi so sánh và nêu nhận xét về bậc, các hệ số của C(x) và C’(x).

Lời giải:

Cho đa thức A(x) = x3 − 2x2 + 5x + 1 và B(x) = 3x− x − 5.

Ta có: C(x) = A(x) − B(x)

= (x3 − 2x2 + 5x + 1) − (3x− x − 5)

= x3 − 2x2 + 5x + 1 − 3x+ x + 5

= (x3 − 3x3)  − 2x2 + (5x + x) + (1 + 5)

= − 2x− 2x2 + 6x + 6

Ta có C’(x) = B(x) −  A(x)

=  (3x− x − 5) − (x3 − 2x2 + 5x + 1)

= 3x− x − 5 − x3 + 2x2 − 5x − 1

= 3x− x3 + 2x2 + (−x − 5x) + (−5 − 1)

= 2x3 + 2x2 − 6x −  6

Từ hai kết quả trên, ta thấy các hệ số của hai hạng tử cùng bậc trong hai đa thức C(x) và C’(x) là hai số đối nhau.

Bài 7.18 trang 28 SBT Toán Tập 2: Cho các đa thức:

A(x) = 2x3 − 2x2 + x − 4

B(x) = 3x3 − 2x + 3

C(x) = −x3 + 1

Hãy tính:

a) A(x) + B(x) + C(x);

b) A(x) − B(x) − C(x).

Lời giải:

Nhận xét rằng: A + B + C = A + (B + C) và A – B – C = A – (B + C).

Do đó để cho gọn, trước hết hãy tính B + C.

Ta có B(x) + C(x)

= (3x3 − 2x + 3) + (−x3 + 1)

= 3x3 − 2x + 3 − x3 + 1

= (3x3 − x3) − 2x + (3 + 1)

= 2x3 − 2x + 4.

a) Ta có A(x) + B(x) + C(x)

= (2x3 − 2x2 + x − 4) + (2x3 − 2x + 4)

= 2x3 − 2x2 + x − 4 + 2x3 − 2x + 4

= (2x3 + 2x3) − 2x2 + (x  − 2x) + (−4 + 4)

= 4x3 − 2x− x

b) Ta có A(x) − B(x) − C(x)

= A(x) − [B(x) + C(x)]

= (2x3 − 2x2 + x − 4) − (2x3 − 2x + 4)

= 2x3 − 2x2 + x − 4 − 2x3 + 2x − 4

= (2x3 − 2x3) − 2x2 + (x + 2x) + (−4 − 4)

= −2x+ 3x − 8

Bài 7.19 trang 28 SBT Toán Tập 2: Gọi S(x) là tổng của hai đa thức A(x) và B(x). Biết rằng x = a là một nghiệm của đa thức A(x). Chứng minh rằng:

a) Nếu x = a là một nghiệm của B(x) thì a cũng là một nghiệm của S(x);

b) Nếu a không là nghiệm của B(x) thì a cũng không là nghiệm của S(x).

Lời giải:

Theo đề bài, ta có S(x) = A(x) + B(x) và A(a) = 0. Do đó S(a) = B(a)

a) Nếu a là nghiệm của B(x) thì B(a) = 0, suy ra S(a) = B(a) = 0.

Vậy a cũng là nghiệm của S(x).

b) Ngược lại, nếu a không là nghiệm của B(x) thì B(a) ≠ 0, suy ra S(a) = B(a) ≠ 0. Vậy a không là nghiệm của S(x).

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 24: Biểu thức đại số

Bài 25: Đa thức một biến

Bài 27: Phép nhân đa thức một biến

Bài 28: Phép chia đa thức một biến

Ôn tập chương 7

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!