Giải SBT Toán 7 (Kết nối tri thức) Bài 27: Phép nhân đa thức một biến

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 27: Phép nhân đa thức một biến sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 27. Mời các bạn đón xem:

Giải Sách bài tập Toán lớp 7 Bài 27: Phép nhân đa thức một biến

Giải SBT Toán 7 trang 30 Tập 2

Bài 7.20 trang 30 SBT Toán Tập 2: Tính:

a) (x3 + 3x2 − 5x − 1)(4x − 3);

b) (−2x2 + 4x + 6 )12x+1 ;

c) (x4 + 2x3 − 1)(x2 −3x + 2).

Lời giải:

a) (x3 + 3x2 − 5x − 1)(4x − 3)

= 4x(x3 + 3x2 − 5x − 1) − 3(x3 + 3x2 − 5x − 1)

= 4x4 + 12x3 − 20x2 − 4x − 3x3 − 9x2 + 15x + 3

= 4x4 + (12x3 − 3x3) + (−20x2 − 9x2) + (−4x + 15x) + 3

= 4x4 + 9x3 − 29x2 + 11x + 3.

b. (−2x2 + 4x + 6 )12x+1

12 x(−2x2 + 4x + 6 ) + 1. (−2x2 + 4x + 6 )

= x3 − 2x2 − 3x − 2x2 + 4x + 6

= x3 + (−2x2 −2x2) + (−3x + 4x) + 6

= x3 − 4x2 + x + 6.

c) (x4 + 2x3 − 1)(x2 −3x + 2)

= x2(x4 + 2x3 − 1) − 3x(x4 + 2x3 − 1) + 2(x4 + 2x3 − 1)

= x6 + 2x5 − x2 − 3x5 − 6x4 + 3x + 2x4 + 4x3 − 2

= x6 + (2x5 − 3x5) + (−6x4 + 2x4) + 4x− x2 + 3x − 2

= x6 − x− 4x4 + 4x− x2 + 3x − 2.

Bài 7.21 trang 30 SBT Toán Tập 2: Bằng cách rút gọn biểu thức, chứng minh rằng mỗi biểu thức sau có giá trị không phụ thuộc vào giá trị của biến

a) (x − 5)(2x +3) − 2x(x − 3) + (x + 7);

b) (x2 − 5x + 7)(x − 2) − (x2 − 3x)(x − 4) − 5(x − 2).

Lời giải:

a) (x − 5)(2x + 3) − 2x(x − 3) + (x + 7)

= x(2x + 3) − 5(2x + 3) − 2x(x − 3) + (x + 7)

= 2x2 + 3x − 10x − 15 − 2x2 + 6x + x + 7

= (2x2 − 2x2) + (3x − 10x + 6x + x) + (−15 + 7)

= −8.

Vậy biểu thức trên có giá trị không phụ thuộc vào biến x.

b) (x2 − 5x + 7)(x − 2) − (x2 − 3x)(x − 4) − 5(x − 2)

= x(x2 − 5x + 7) − 2(x2 − 5x + 7) − [x(x2 − 3x) − 4(x2 − 3x)] − 5(x − 2)

= x3 − 5x2 + 7x − 2x2 + 10x − 14 −( x3 − 3x2 − 4x2 + 12x) − 5x + 10

= x3 − 5x2 + 7x − 2x2 + 10x − 14 − x3 + 3x2 + 4x2 −12x − 5x + 10

= (x3 − x3)+ (−5x2 − 2x2 + 3x2 + 4x2) + (7x + 10x −12x − 5x) + (−14 + 10)

= −4.

Vậy biểu thức trên có giá trị không phụ thuộc vào biến x.

Bài 7.22 trang 30 SBT Toán Tập 2: Với giá trị nào của x thì (x2 − 2x + 5)(x− 2) = (x2 + x)(x − 5)?

Lời giải:

Ta có: (x2 − 2x + 5)(x − 2) = (x2 + x)(x − 5)

x(x2 − 2x + 5) − 2(x2 − 2x + 5) = x(x2 + x) − 5(x2 + x)

x3 − 2x2 + 5x − 2x2 + 4x − 10 = x3 + x2 − 5x2 − 5x

x− 2x2 + 5x − 2x2 + 4x − 10 − x3 − x2 + 5x2 + 5x = 0

(x− x3) +(−2x2 − 2x2 − x2 + 5x2) + (5x + 4x + 5x) − 10 = 0

14x − 10 = 0

14x =10

x = 10 : 14 = 1014 =57

Vậy x = 57 .

Bài 7.23 trang 30 SBT Toán Tập 2: Rút gọn các biểu thức sau rồi tính giá trị của đa thức thu được.

a) (4x4 − 6x2 + 9)(2x2 + 3) tại x = 0,5;

b) (x3 + 5x2 + 2x + 12)(x2 + 2x + 4) − x(7x3 + 16x2 + 36x + 32) tại x = −2.

Lời giải:

a) (4x4 − 6x2 + 9)(2x2 + 3)

= 2x2(4x4 − 6x2 + 9) + 3(4x4 − 6x2 + 9)

= 8x6 − 12x4 + 18x2 + 12x4 − 18x2 + 27

= 8x6 + (−12x4 + 12x4) + (18x2 − 18x2) + 27

= 8x6 + 27

Thay x = 0,5 vào biểu thức ta được:

8 .0,56 + 27 = 8. 164+ 27 =  18+ 27 = 2178 = 27,125.

b) (x3 + 5x2 + 2x + 12)(x2 + 2x + 4) − x(7x3 + 16x2 + 36x + 32)

= x2(x3 + 5x2 + 2x + 12) + 2x(x3 + 5x2 + 2x + 12) + 4(x3 + 5x2 + 2x + 12) − x(7x3 + 16x2 + 36x + 32)

= x5 + 5x4 + 2x3 + 12x + 2x4 + 10x3 + 4x2 + 24x + 4x3 + 20x2 + 8x + 48 − 7x4 − 16x3 − 36x2 − 32x

= x5 + (5x4 + 2x4 − 7x4) + (2x3 + 10x3 + 4x3 − 16x3) + (12x+ 20x2 + 4x2 − 36x2) + (24x + 8x − 32x) + 48

= x+ 48

Thay x = −2 vào biểu thức ta được

( −2)5 + 48 = −32 + 48 = 16.

Bài 7.24 trang 30 SBT Toán Tập 2: Chứng minh rằng tích của hai số tự nhiên lẻ liên tiếp cộng thêm 1 thì luôn chia hết cho 4.

Gợi ý: Mỗi số tự nhiên lẻ luôn viết được dưới dạng 2n – 1 với n  ℕ*, hoặc dưới dạng 2n + 1 với n  ℕ.

Lời giải:

Hai số tự nhiên lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị nên nếu số thứ nhất là:

a = 2n − 1 (n  ℕ*)

Thì số thứ hai là b = a + 2 = 2n + 1

Khi đó:

ab + 1 = (2n − 1)(2n + 1) + 1 = (4n2 + 2n − 2n − 1) + 1 = 4n2

Rõ ràng 4n2 chia hết cho 4 nên ta có điều phải chứng minh.

Chú ý. Nếu viết hai số lẻ liên tiếp là a = 2n + 1  và b = a + 2 = 2n + 3 (n  ℕ)  thì:

ab + 1 = (2n + 1)(2n +  3) + 1 = 4(n2 + 2n + 1) ⋮ 4

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 25: Đa thức một biến

Bài 26: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến

Bài 28: Phép chia đa thức một biến

Ôn tập chương 7

Bài 29: Làm quen với biến cố

Câu hỏi liên quan

a) 27,125. b) 16.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Phép nhân đa thức một biến sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!