Giải SBT Toán 7 (Cánh diều) Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Sách bài tập Toán lớp 7 Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc

Bài 37 trang 81 SBT Toán 7 Tập 2Nêu thêm một điều kiện để hai tam giác trong mỗi hình 31a31b31c31d là hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc.

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

a) ∆CAB = ∆DBA (Hình 31a).

b) ∆NRQ = ∆RNP (Hình 31b).

c) ∆OAC = ∆OBD (Hình 31c).

d) ∆SRQ = ∆IKH (Hình 31d).

Lời giải

a)

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

Để CAB = DBA theo trường hợp góc – cạnh – góc thì một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia.

Mà hai tam giác trên có cạnh AB là cạnh chung và CAB^=DBA^=90°.

Mặt khác, trong CAB thì cạnh AB có hai góc kề là CAB^ và ABC^;

Trong DBA thì cạnh AB có hai góc kề là DBA^ và BAD^.

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về góc, đó là ABC^=BAD^.

Vậy Hình 31a cần thêm điều kiện ABC^=BAD^.

b)

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

Để ∆NRQ = ∆RNP theo trường hợp góc – cạnh – góc thì một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia.

Mà hai tam giác trên có cạnh NR là cạnh chung và PNR^=QRN^=40°.

Mặt khác, trong NRQ, cạnh NR có hai góc kề là PNR^ và PRN^;

Trong RNP, cạnh NR có hai góc kề là QRN^ và QNR^.

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về góc, đó là PRN^=QNR^.

Vậy Hình 31b cần thêm điều kiện PRN^=QNR^.

c)

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

Để ∆OAC = ∆OBD theo trường hợp góc – cạnh – góc thì một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia.

Mà hai tam giác trên có OA = OB và O^ là góc chung.

Mặt khác, trong OAC, cạnh OA có hai góc kề là O^ và OAC^;

Trong OBD, cạnh OB có hai góc kề là O^ và OBD^.

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về góc, đó là OAC^=OBD^.

Vậy Hình 31c cần thêm điều kiện OAC^=OBD^.

d)

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

Để ∆SRQ = ∆IKH theo trường hợp góc – cạnh – góc thì một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia.

Mà hai tam giác này có Q^=H^  =50° và S^=I^  =100° 

Mặt khác, trong SRQ, Q^ và S^ là hai góc kề của cạnh QS;

Trong ∆IKH, H^ và I^ là hai góc kề của cạnh HI.

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về cạnh, đó là QS = HI.

Vậy Hình 31d cần thêm điều kiện QS = HI.

Bài 38 trang 81 SBT Toán 7 Tập 2: Cho ∆ABC = ∆A’B’C’. Vẽ AH vuông góc với BC tại H, A’H’ vuông góc với B’C’ tại H’. Chứng minh AH = A’H’.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

Do ∆ABC = ∆A’B’C’ (giả thiết)

Nên AB = A’B’ (hai cạnh tương ứng) và ABC^=A'B'C'^ (hai góc tương ứng).

Xét ∆ABH và ∆AB’H’ có:

AHB^=A'H'B'^=90°,

AB = A’B’ (chứng minh trên),

ABH^=A'B'H'^ (do ABC^=A'B'C'^)

Suy ra ∆ABH = ∆A’B’H’ (cạnh huyền – góc nhọn).

Do đó AH = A’H’ (hai cạnh tương ứng).

Vậy AH = A’H’.

Bài 39 trang 81 SBT Toán 7 Tập 2Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi D là trung điểm của BC. Vẽ CM vuông góc với AB tại M, BN vuông góc với AC tại N. Chứng minh AM = AN.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

Xét ABD và ACD có:

AB = AC (giả thiết),

BD = CD (do D là trung điểm của BC),

AD là cạnh chung

Do đó ∆ABD = ∆ACD (c.c.c).

Suy ra ABD^=ACD^ hay MBC^=NCB^.

Xét BMC và CNB có:

BMC^=CNB^=90°,

BC là cạnh chung,

MBC^=NCB^ (chứng minh trên),

Do đó BMC và CNB (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra BM = CN (hai cạnh tương ứng).

Ta có AB = AM + MB, AC = AN + NC.

Mà AB = AC, BM = CN.

Suy ra AM = AN.

Vậy AM = AN.

Bài 40 trang 81 SBT Toán 7 Tập 2: Cho Hình 32 có BAC^=90°, AH vuông góc với BC tại H, xAB^=BAH^, Ay là tia đối của tia Ax. BD và CE vuông góc với xy lần lượt tại D và E. Chứng minh:

a) AC là tia phân giác của góc Hay;

b) BD + CE = BC;

cDH vuông góc với HE.

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

a) • Ta có xAy^=xAB^+BAC^+CAy^ 

Hay 180°=xAB^+90°+CAy^

Suy ra CAy^=90°xAB^

 Ta có BAH^+CAH^=BAC^=90°  

Nên CAH^=90°BAH^

Mà xAB^=BAH^ (giả thiết)

Suy ra CAH^=CAy^

Do đó AC là tia phân giác của HAy^

Vậy AC là tia phân giác của HAy^.

b) • Xét ABD và ABH có:

ADB^=AHB^=90°,

AB là cạnh chung,

DAB^=HAB^ (giả thiết),

Do đó ∆ABD = ∆ABH (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra BD = BH , AD = AH (các cặp cạnh tương ứng).

• Xét ACE và DACH có:

AEC^=AHC^=90°,

AC là cạnh chung,

CAH^=CAE^ (chứng minh câu a),

Do đó ∆ACE = ∆ACH (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra CE = CH, AE = AH (các cặp cạnh tương ứng).

 Ta có BC = BH + CH

Mà BD = BHCE = CH.

Do đó BC = BD + CE.

Vậy BC = BD + CE.

c) Gọi I là giao điểm của AB và DH, K là giao điểm của EH và AC.

• Xét ∆ADI và ∆AHI có:

AD = AH (chứng minh câu b),

DAI^=HAI^ (do xAB^=BAH^),

AI là cạnh chung.

Do đó ∆ADI = ∆AHI (c.g.c).

Suy ra ADI^=AHI^ (hai góc tương ứng).

Hay ADH^=AHD^.

• Xét ∆AHK và ∆AEK có:

AH = AE (chứng minh câu b),

HAK^=EAK^ (do HAC^=EAC^),

AK là cạnh chung

Do đó ∆AHK = ∆AEK (c.g.c)

Suy ra AHK^=AEK^ (hai góc tương ứng).

Hay AHE^=AEH^.

Xét ADH có: ADH^+AHD^+HAD^=180° (tổng ba góc của một tam giác).

Mà ADH^=AHD^ nên AHD^=180°HAD^2

Xét AEH có: AEH^+AHE^+HAE^=180° (tổng ba góc của một tam giác)

Mà AHE^=AEH^ nên AHE^=180°HAE^2

Ta có

DHE^=AHD^+AHE^=180°HAD^2+180°HAE^2

         =360°HAD^+HAE^2=360°180°2=90°

Suy ra DH  HE.

Vậy DH  HE.

Bài 41 trang 81 SBT Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có ba góc đều nhọn và A^=60°. Tia phân giác của góc ABC cắt AC tại D, tia phân giác của góc ACB cắt AB tại E. BD cắt CE tại I. Tia phân giác của góc BIC cắt BC tại F. Chứng minh:

a) BIC^=120°;

b) ∆BEI = ∆BFI;

c) BC = BE + CD.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

a) Vì BD là phân giác của góc ABC nên ABD^=CBD^=ABC^2.

Vì CE là phân giác của góc ACB nên ACE^=ECB^=ACB^2.

Xét ABC có: A^+ABC^+ACB^=180° (tổng ba góc của một tam giác)

Suy ra ABC^+ACB^=180°A^=180°60°=120°

Xét IBC có: BIC^+IBC^+ICB^=180° (tổng ba góc của một tam giác)

Hay BIC^+ABC^2+ACB^2=180°

Suy ra BIC^=180°ABC^+ACB^2=180°120°2=120°

Vậy BIC^=120°.

b) Vì IF là phân giác của góc BIC nên BIF^=CIF^=BIC^2=120°2=60°

Ta có BIC^+BIE^=180° (hai góc kề bù)

Suy ra BIC^=180°ABC^+ACB^2=180°120°2=120°

Xét BEI và BFI có:

EBI^=FBI^ (chứng minh câu a),

BI là cạnh chung,

EIB^=FIB^ (cùng bằng 60°),

Do đó ∆BEI = ∆BFI (g.c.g).

Vậy ∆BEI = ∆BFI.

c) Do ∆BEI = ∆BFI (câu b) nên BE = BF (hai cạnh tương ứng).

Ta có BIC^+CID^=180° (hai góc kề bù)

Suy ra CID^=180°BIC^=180°120°=60°.

Xét CFI và CDI có:

FCI^=DCI^ (chứng minh câu a),

CI là cạnh chung,

CIF^=CID^ (cùng bằng 60°),

Suy ra ∆CFI = ∆CDI (g.c.g).

Do đó CF = CD (hai cạnh tương ứng).

Ta có: BC = BF + FC = BE + CD.

Vậy BC = BE + CD.

Bài 42* trang 81 SBT Toán 7 Tập 2Cho tam giác ABC có A^=90°, M là trung điểm của BC. Chứng minh BC = 2AM.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

Qua C kẻ đường thẳng d song song với AB, d cắt AM tại N.

Suy ra ABC^=BCN^ (hai góc so le trong).

Ta có BA  AC, d // AB.

Suy ra d  AC hay NCA^=90°.

Xét MBA và MCN có:

 BM = CM (vì M là trung điểm của BC),

M^1=M^2 (hai góc đối đỉnh),

ABC^=NCB^ (chứng minh trên)

Do đó ∆MBA = ∆MCN (g.c.g).

Suy ra AB = CN và AM = NM (các cặp cạnh tương ứng).

Xét BAC và NCA có:

AC là cạnh chung,

BAC^=NCA^ (cùng bằng 90),

AB = NC (chứng minh trên)

Do đó ∆BAC = ∆NCA (c.g.c)

Suy ra BC = NA (hai cạnh tương ứng).

Mà AM = MN, AN = AM + MN = 2AM.

Nên BC = AN = 2AM.

Vậy 2AM = BC.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 4. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh

Bài 5. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh – góc – cạnh

Bài 7. Tam giác cân

Bài 8. Đường vuông góc và đường xiên

Bài 9. Đường trung trực của một đoạn thẳng

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!