Gai cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp khắc phục tại nhà và điều trị chuyên sâu

Gai cột sống hay gai xương cột sống bản chất là những “mỏm gai” hình thành do sự lắng đọng và tích tụ canxi cộng hưởng thêm những nguyên nhân khách quan khác. Bệnh gai cột sống nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày và công việc của người bệnh. Nắm bắt được những triệu chứng của bệnh để có cách điều trị phù hợp sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Video Gai cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Gai cột sống là gì?

Gai cột sống tên tiếng anh là Spondylosis, là một trong những bệnh lý xương khớp khá phổ biến và gặp phải ở rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ những thông tin liên quan tới bệnh lý cột sống này.

 Bệnh liên quan trực tiếp tới xương khớp, cụ thể ở đây là vùng cột sống, bệnh xảy ra là do tình trạng canxi bị lắng đọng nhiều trong cơ thể. Lâu dần, chúng sẽ phát triển thành những mỏm gai xương trên các đốt sống.

 Bên cạnh đó, gai cột sống cũng có thể hình thành do một số bệnh lý hoặc những chấn thương cột sống. Có 2 vị trí mà người bệnh thường mắc gai xương đó chính là thắt lưng và cổ. Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị một cách kịp thời.

Ngoài cảm giác đau nhức ở khu vực cột sống thì vùng vai, cổ cũng có thể xuất hiện đau nhức khi gai xương chèn ép dây thần kinh, điều này khiến vận động của người bệnh gặp nhiều khó khăn, thậm chí tàn phế.

Gai cột sống có nguy hiểm không?

Nhìn chung, gai cột sống thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bệnh không được điều trị thì sẽ gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm.

Giống như các bệnh xương khớp khác, đa số bệnh nhân gai cột sống ở giai đoạn đầu thường không có những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên khi trong quá trình vận động gai cọ xát với những vùng phần mềm ở xung quanh như dây chằng hoặc rễ dây thần kinh thì người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau nhức.

Những cơn đau nhức do gai cột sống thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là những tình trạng đau sẽ càng tăng lên khi người bệnh vận động. Vị trí đau nhức tương ứng với phần cột sống liên quan tới bệnh. Thậm chí các cơn đau có thể lan rộng sang những vùng xung quanh.

  • Trường hợp nặng người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng kèm theo đau tê ở vùng cổ lan sang phía hai tay, đau ở lưng, đau dọc cột sống xuống vùng mông chân.
  • Trong trường hợp người bệnh không được điều trị kịp thời thì các cơ bắp sẽ dần yếu đi và mất cân bằng.
  • Bên cạnh đó, một số người bệnh gai cột sống còn gặp phải tình trạng mất kiểm soát đường tiểu tiện, rối loạn thần kinh thực vật.

Triệu chứng bệnh gai cột sống

Đa phần bệnh gai cột sống thường không có các triệu chứng rõ ràng nên người bệnh khó phát hiện. Điều này lý giải vì sao rất nhiều bệnh nhân có thể “chung sống hòa bình” với bệnh trong một thời gian dài. Tuy nhiên, cũng có đến 42% trường hợp người bệnh phải đối diện với những cơn đau thần kinh tọa hoặc cổ, tứ chi khi mắc bệnh.

Ta có thể liệt kê một số triệu chứng điển hình của gai cột sống như sau:

  • Đau buốt vùng cổ hoặc thắt lưng: Cảm giác xơ cứng và mỏi cột sống lưng và cổ khi ở giai đoạn đầu. Khi diễn tiến nặng hơn, người bệnh có cảm giác đau buốt ở vùng bị gai cột sống. Cơn đau sẽ càng tăng khi người bệnh vận động.
  • Các chi đau nhức: Khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau có thể lan qua vai, xuống hai tay. Trường hợp gai cột sống lưng thì gây đau nhức ở lưng và đau dọc xuống hai chân.
  • Cảm giác tê bì, mất cảm giác ở các chi: Sự chèn ép của gai xương vào dây thần kinh sẽ làm tay chân người bệnh có cảm giác tê bì, ngứa râm ran như kiến bò thậm chí mất hoàn toàn cảm giác.
  • Rối loạn chèn ép dây thần kinh: Bị gai cột sống có thể gây tụt huyết áp, tăng tiết mồ hôi, khó thở
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Tình trạng này sẽ gây đại tiểu tiện không tự chủ khi tình trạng gai cột sống ở giai đoạn nặng gây thu hẹp đường ống dẫn tủy.
  • Mất cảm giác: Người bệnh có thể sẽ mất cảm giác ở phần cột sống có gai xương, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, yếu cơ…

Nguyên nhân gai cột sống

Bản chất hình thành các gai xương là do cơ chế thích ứng và sửa chữa của cơ thể khi các khớp xương bị tổn thương hoặc thoái hóa. Điều này xảy ra khi xảy ra khi tình trạng viêm xương khớp phá vỡ sụn đệm tại các đầu xương và gây ra gai cột sống, cơ thể sẽ “sửa chữa” nó bằng cách tăng sản sinh canxi gần khu vực bị hư hỏng để bao bọc quanh khớp xương nhằm mục đích bảo vệ. Điều này không may lại dẫn tới sự hình thành gai xương.

Như vậy, ta có thể kể đến một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu như sau:

Tuổi tác: Sự thoái hóa của xương cột sống theo thời gian dẫn tới việc gai cột sống rất phổ biến ở người lớn tuổi.

Tư thế sinh hoạt sai: Khuân vác nặng, đi đứng, ngồi, nằm… sai tư thế trong thời gian dài gây ra các tổn thương cho cột sống.

Nguyên nhân gai cột sống do chấn thương: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông… gây ra các tổn thương sụn khớp, gãy xương.

Sự lắng đọng canxi: Sự tích tụ canxi ở dạng calcipyrophosphat ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống.

Viêm cột sống mạn tính: Gây ra tình trạng bào mòn sụn làm bề mặt trơn láng của sụn trở lên thô ráp. Khi hai bề mặt xương tiếp xúc và cọ xát lên nhau và gây ra gai cột sống. Lúc này cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh để khắc phục, dẫn tới sự hình thành gai xương.

Một số nguyên nhân bệnh gai cột sống khác: Thừa cân, béo phì, nghiện thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích, bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus, bệnh gout, béo phì hoặc do di truyền… 

Gai cột sống điều trị như thế nào cho đúng?

Các cách điều trị gai cột sống không phải được xây dựng 1 cánh cứng nhắc và áp dụng cho mọi trường hợp. Tùy vào tình hình diễn biến của bệnh lý, thể trạng và sức khỏe nền của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ phù hợp. Vậy điều trị gai cột sống như thế nào là đúng?

  • Bệnh nhân trước hết cần tiến hành kiểm tra sức khỏe và tình trạng ở mức độ nào. Điều này sẽ giúp cho bác sĩ nắm rõ vấn đề bạn đang gặp phải để chọn ra phác đồ điều trị tương ứng với mức độ bệnh.
  • Để có thể điều trị đạt hiệu quả tối ưu nhất thì bệnh nhân sẽ không chỉ sử dụng 1 phương pháp. Theo đó, người bệnh sẽ đồng thời tiếp nhận nhiều phương pháp điều trị kết hợp bao gồm: uống thuốc, tập vật lý trị liệu, thay đổi thói quen lao động, ăn uống, nghỉ ngơi, điều trị chuyên sâu (ở mức độ nặng),...

Trong quá trình điều trị gai cột sống lưng hoặc cổ, bệnh nhân sẽ cần được giám sát và hỗ trợ bởi người thân để đảm bảo họ tuân thủ đúng liệu pháp. Một liệu pháp điều trị sẽ được tiến hành trong 1 khoảng thời gian nhất định và sẽ được thay mới ở giai đoạn tiếp theo để thích ứng với tình trạng chuyển biến của người bệnh. Điều này sẽ giúp cho hiệu quả hồi phục có tỷ lệ gia tăng cao hơn. 

Cách chữa gai cột sống tại nhà

Dùng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc uống để cải thiện các cơn đau, tiêu viêm và hỗ trợ gia tăng dịch khớp, cải thiện các vấn đề khô khớp. Đây là các loại thuốc được dùng kê đơn, có tác dụng chữa bệnh. 

Tiêm steroid ngoài màng cứng là một giải pháp giảm đau khác có thể được sử dụng trong những cơn đau đặc biệt nghiêm trọng mà thuốc giảm đau thông thường không cho tác dụng như ý muốn. 

Cách trị gai cột sống tại nhà bằng dân gian

Các bài thuốc Nam với các loại thảo dược có tính nóng ấm, vị cay nồng sẽ rất tốt cho tình trạng bệnh lý thoái hóa xương khớp. Do đó, việc tận dụng những loại thảo dược này để làm thuốc sẽ giúp cho tình trạng bệnh lý nhanh chóng được cải thiện hơn. Cụ thể một số bài thuốc nam bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Sử dụng lá khế, lá lốt, lá trầu không,... để đá lên vùng thị thoái hóa đau nhức
  • Sau các loại thảo dược hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, tiêu viêm trên chảo cho nóng. Sau đó bạn cho chúng vào túi chườm nóng chườm lên vị trí thoái hóa để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng bệnh.
  • Ngoài ra việc uống nước cốt của các loại thảo dược này cũng sẽ giúp bệnh lý nhanh chóng được cải thiện.

Cách điều trị gai cột sống tại nhà bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là tập hợp những liệu pháp giảm đau tạm thời như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, giác hơi, đốt thuốc ống tre trên lưng… Chúng không những giúp thông kinh hoạt lạc, tăng cường tuần hoàn máu đến xương khớp mà còn phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể xảy ra.

Tiêm steroid ngoài màng cứng chính là 1 trong những phương pháp hiệu quả được sử dụngTiêm steroid ngoài màng cứng chính là 1 trong những phương pháp hiệu quả được sử dụngXây dựng lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất, đặc biệt là canxi và vitamin nhóm B cũng đồng thời được cho là nguyên nhân gây nên bệnh lý về xương khớp. Chính vì vậy khi phát hiện các vấn đề liên quan đến gai xương, người bệnh nên tiến hành điều chỉnh là xây dựng lại cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thật hợp lý.

Cách trị gai cột sống bằng những bài tập thể dục 

Các bài tập thể dục với các động tác đơn giản để thả lỏng vùng cổ và thắt lưng cũng được xem là một cách chữa hiệu quả. Các bài tập thể dục này được xây dựng trên các động tác xoay hông, xoay cổ, để tạo điều kiện cho vùng xương khớp được giãn ra và tránh các cơn đau do ngồi 1 tư thế quá lâu.

Phòng ngừa bệnh gai cột sống

Một số biện pháp để phòng ngừa gai cột sống là:

  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ calcium và vitamin D, tránh các thức ăn gây tăng cân, béo phì như mỡ động vật, tăng cường ăn rau quả
  • Không hút thuốc
  • Tránh các thương tổn cột sống (như sai tư thế ngồi, nằm, đi xe,...)
  • Tránh chơi những môn thể thao quá sức như: cử tạ, thể dục dụng cụ, vận động quá khó)
  • Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh
  • Hạn chế làm việc nặng

Tổng kết

Gai cột sống có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống của cơ thể, nhưng thông thường hay gặp gai cột sống cổ và gai cột sống lưng

Bệnh gai cột sống ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh thường gây ra những cảm giác đau ở vùng thắt lưng, vai hay cổ do gai chèn ép vào dây thần kinh, thậm chí là làm hạn chế vận động những vùng bị ảnh hưởng.

Câu hỏi liên quan

Gai cột sống L4L5 là tình trạng tại các đốt sống này hình thành các gai xương thừa do cơ chế bù đắp xương thừa vào khu vực xương bị hao mòn do thoái hóa hoặc tổn thương.
Xem thêm
Thực phẩm chứa Canxi, Thực phẩm chứa Vitamin D, Thực phẩm chứa Vitamin K,...
Xem thêm
Gai cột sống thắt lưng (Lumbar Osteophytes) là sự phát triển thêm của xương do quá trình xơ hóa xương dưới sụn và sụn khớp ở cột sống lưng bị bào mòn.
Xem thêm
Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, Điều chỉnh lại tư thể ngủ và làm việc, Sử dụng nhiệt trị liệu....
Xem thêm
Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, Điều chỉnh lại tư thể ngủ và làm việc, Sử dụng nhiệt trị liệu, ...
Xem thêm
Căn bệnh xuất hiện chủ yếu là do: Tuổi tác, Do các thói quen sinh hoạt, Do viêm khớp, Do sự lắng đọng canxi,...
Xem thêm
Khi xuất hiện cảm giác đau thắt lưng, nhức mỏi, người bệnh nên nghỉ ngơi và thư giãn. Chườm nóng/lạnh. Thuốc Tây y...
Xem thêm
Chữa gai cột sống bằng Đông y là phương pháp khá an toàn và và hiệu quả
Xem thêm
Những biểu hiện thường gặp của căn bệnh gai cột sống là: Xuất hiện các cơn đau ở vùng thắt lưng, vùng cổ, đặc biệt là mỗi khi bệnh nhân di chuyển hay đứng lên, ngồi xuống...
Xem thêm
Dưới đây là nhóm những thực phẩm người bệnh nên tránh xa: Chất kích thích; Chất béo; Thực phẩm chế biến sẵn; Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Gai cột sống
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!