Biotin (vitamin B7) là gì? Công dụng & liều dùng

Biotin là loại vitamin có một lượng nhỏ trong nhiều thực phẩm như trứng, sữa hay chuối.

Video Biotin là gì? Các tác dụng của Biotin đối với sức khỏe?

Biotin được dùng để làm gì?

Biotin được sử dụng điều trị cho các trường hợp bị thiếu hụt biotin, rụng tóc, móng tay giòn, dễ gãy và một số triệu chứng khác, nhưng không có bằng chứng về mặt khoa học nào đủ tốt để chứng minh chắc chắn cho những công dụng này. 

Cơ chế hoạt động của Biotin?

Biotin là thành phần quan trọng của các enzym trong cơ thể giúp phân hủy một số chất như chất béo, carbohydrate và các chất khác.

Chưa có thí nghiệm nào đủ tốt giúp phát hiện ra lượng biotin thấp, vậy nên tình trạng này thường được xác định bằng các triệu chứng như: tóc mỏng (thường xuyên bị mất màu tóc), phát ban có vảy đỏ quanh mắt, mũi và miệng. Các triệu chứng khác bao gồm trầm cảm, mệt mỏi, xuất hiện ảo giác, ngứa ngáy ở tay và chân. Một số bằng chứng còn cho thấy bệnh tiểu đường có thể được gây ra bởi lượng biotin thấp trong máu. 

Công dụng & Hiệu quả Biotin

Hiệu quả với các trường hợp: 

 Nguồn: medicalnewstoday.com

  • Thiếu biotin. Bổ sung biotin giúp tăng lượng biotin trong máu và ngăn lượng biotin trong máu trở nên quá thấp. Nồng độ biotin trong máu thấp khiến cho tóc mỏng dần và phát ban quanh mắt, mũi, miệng. Các triệu chứng khác bao gồm trầm cảm, mất hứng thú, xuất hiện ảo giác và ngứa ngáy ở tay, chân. Biotin thấp có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai, bệnh nhân ăn uống bằng đường ống dài ngày, người bị suy dinh dưỡng, người đã trải qua quá trình giảm cân nhanh chóng hoặc những người mắc các bệnh di truyền liên quan. Hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây ra lượng biotin trong máu thấp. 

Không hiệu quả trong các trường hợp:

Nguồn: healthline.com Nguồn: healthline.com

  • Bệnh đa xơ cứng (MS). Biotin liều cao không làm giảm triệu chứng ở những người bị MS, đồng thời cũng không ảnh hưởng đến nguy cơ tái phát lại bệnh. 
  • Viêm da tiết bã nhờn (da thô ráp, có vảy trên da đầu và mặt). Dùng Biotin cũng không giúp cải thiện tình trạng phát ban ở trẻ sơ sinh. 

Chưa đủ bằng chứng cho điều trị các trường hợp:

 Nguồn: alsafapolyclinic.com Nguồn: alsafapolyclinic.com

  • Bệnh hạch nền đáp ứng với biotin-thiamine (bệnh di truyền ảnh hưởng đến não và các bộ phận khác của hệ thần kinh). Những người mắc bệnh này sẽ trải qua các giai đoạn của trạng thái tinh thần bị thay đổi và các vấn đề về cơ. Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng biotin với thiamine không làm giảm các triệu chứng nhiều hơn so với chỉ dùng thiamine. Nhưng khi kết hợp có thể rút ngắn thời gian kéo dài của các triệu chứng. 
  • Móng tay dễ gãy. Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng uống biotin trong tối đa một năm có thể làm tăng độ dày của móng tay và móng chân ở những người mắc bệnh. 
  • Bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu hạn chế cho thấy dùng Biotin không giúp cải thiện lượng đường trong máu ở các bệnh nhân tiểu đường. 
  • Chuột rút cơ. Những người từng lọc máu có khả năng cao bị co cứng cơ. Nghiên cứu ban đầu cho thấy uống biotin có thể làm giảm chuột rút ở những người này. 
  • Bệnh Lou Gehrig (bệnh xơ cứng teo cơ một bên hoặc ALS).
  • Trầm cảm. 
  • Đau dây thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường (bệnh thần kinh do tiểu đường).
  • Rụng tóc từng mảng.  
  • Một số bệnh khác. 

Như vậy, cần có thêm bằng chứng để đánh giá công dụng của Biotin với những chứng bệnh trên. 

Tác dụng phụ Biotin

 Nguồn: quora.com  Nguồn: quora.com 

  • Đường uống: Biotin AN TOÀN TUYỆT ĐỐI đối với hầu hết mọi người khi được uống hợp lí. Nó được dung nạp an toàn khi được sử dụng ở liều lượng khuyến cáo. 
  • Dùng thoa lên da: Biotin AN TOÀN TUYỆT ĐỐI đối với hầu hết mọi người khi thoa lên da như đối với các loại mỹ phẩm thường chứa tới 0,6% biotin. 
  • Tiêm: Biotin AN TOÀN hơn khi tiêm vào cơ. 

Biện pháp phòng ngừa đặc biệt và Cảnh báo

 Nguồn: laylahair.com Nguồn: laylahair.com

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Biotin TUYỆT ĐỐI AN TOÀN khi được sử dụng đúng lượng khuyến cáo trong thời kỳ này. 
  • Trẻ em: Biotin AN TOÀN TUYỆT ĐỐI khi dùng đường uống với liều lượng thích hợp. 
  • Bệnh nhân thiếu men biotinidase (bệnh di truyền mà cơ thể không thể xử lý biotin): Người bênh cần bổ sung thêm biotin. 
  • Bệnh nhân suy thận: Những người từng thẩm phân máu có thể cần thêm biotin. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc này. 
  • Hút thuốc: Những người hút thuốc có thể có mức biotin thấp hơn và cần bổ sung thêm biotin. 
  • Các xét nghiệm: Việc bổ sung biotin có thể ảnh hưởng đến kết quả của nhiều xét nghiệm máu khác nhau. Biotin có thể làm kết quả xét nghiệm cao hoặc thấp hơn sự thật, dẫn đến chẩn đoán sai hoặc thiếu. Hãy báo cho bác sĩ trong trường hợp đang uống bổ sung thêm biotin cho cơ thể, đặc biệt trước khi định làm các xét nghiệm, vì có thể cần phải ngưng dùng biotin trước đó. Hầu hết các loại vitamin tổng hợp đều chứa lượng biotin thấp, không gây ảnh hưởng đến quá trình xét nghiệm máu. Tuy nhiên hãy hỏi lại bác sĩ để chắc chắn. 

Liều lượng Biotin

 Nguồn: themariaantoinette.com Nguồn: themariaantoinette.com

Các liều sau đây đã được nghiên cứu với riêng từng đối tượng: 

Người lớn

Đường uống: 

  • Tổng quát: Không có khuyến cáo về chế độ ăn kiêng (RDA) được lập cho biotin. Người lớn trên 18 tuổi và phụ nữ mang thai có lượng hấp thụ đầy đủ (AI) cho biotin là 30 mcg, và 35 mcg với phụ nữ đang cho con bú. 
  •  Người bị thiếu biotin: dùng 10mg mỗi ngày.  

Trẻ em

Đường uống:

  • Tổng quát: Không có khuyến nghị về chế độ ăn kiêng (RDA) được lập cho biotin. Lượng hấp thụ đầy đủ (AI) biotin là 7 mcg cho trẻ sơ sinh 0-12 tháng, 8 mcg cho trẻ 1-3 tuổi, 12 mcg cho trẻ 4-8 tuổi, 20 mcg cho trẻ 9-13 tuổi và 25 mcg cho trẻ vị thành niên 14-18 năm. 
  •  Trẻ bị thiếu biotin: dùng 10 mg mỗi ngày (sử dụng cho cả trẻ sơ sinh).

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!