Chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân, biện pháp điều trị và phòng ngừa

Chuột rút là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động.

Video Vọp bẻ (chuột rút) là gì?

Chuột rút có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.

Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai

Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về nguyên nhân vì sao phụ nữ thường bị chuột rút trong quá trình mang thai. Trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều  nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai được các bác sĩ đã chỉ ra như:

  •  Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lục nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân;
  •  Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu;
  •  Mất nước khiến cơ thể bị rối loại điện giải gây ra tình trạng chuột rút.
  •  Thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Khi lượng canxi không được cung ứng đầy đủ, cơ thể của mẹ bầu sẽ tự “rút” canxi để truyền cho bé.

Dấu hiệu chuột rút trong thai kỳ

  • Chuột rút là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai, thường xuất hiện chuột rút ngay khi vừa bắt đầu giấc ngủ
  • Chuột rút có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.
  • Chuột rút chân khi mang thai là thường gặp nhất bao gồm bắp chân, đùi, bàn chân, đặc biệt là ở bắp chân. Ngoài ra có thể gặp ở tay, thân mình. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sảy thai. Bên cạnh cơn đau đột ngột, đột ngột, sản phụ cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da.

Điều trị chuột rút khi mang thai

  • Nếu bị chuột rút ở chân, hãy kéo căng cơ bắp chân ở bên bị ảnh hưởng. Đi bộ và sau đó nâng cao chân của bạn có thể giúp giữ cho chuột rút chân trở lại. Tắm nước nóng, tắm nước ấm, mát xa bằng đá hoặc mát xa cơ bắp cũng có thể giúp ích. 
Hãy kéo căng cơ bắp chân ở bên bị chuột rút, nguồn: https://www.todaysparent.comHãy kéo căng cơ bắp chân ở bên bị chuột rút, nguồn: https://www.todaysparent.com
  • Nếu có xu hướng bị chuột rút chân vào ban đêm, hãy kéo căng cơ trước khi đi ngủ bằng các bài tập thể dục nhẹ, chẳng hạn như đi xe đạp đứng yên trong vài phút trước khi đi ngủ, cũng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút khi đang ngủ.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai.
  • Bổ sung magie. Nghiên cứu hạn chế cho thấy việc bổ sung magiê có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai. Sản phụ cũng có thể cân nhắc ăn nhiều thực phẩm giàu magiê, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt và hạt.
  • Hãy bổ sung đầy đủ canxi. Một số nghiên cứu cho thấy mức canxi trong máu của bạn giảm khi mang thai có thể góp phần gây ra chuột rút ở chân. Tất cả phụ nữ, bao gồm cả phụ nữ mang thai, nên nhận được 1.000 miligam canxi mỗi ngày. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ. Trong thực đơn hàng ngày, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu canxi (thịt,cá, trứng, tôm, cua,...).
  • Uống đủ nước. Đảm bảo bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày
  • Nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

Hiện tượng chuột rút khi mang thai là rất thường gặp, không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp hiếm hoi, chuột rút gây ra đau đớn dữ dội do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Nếu gặp tình trạng đau nặng và dai dẳng kèm theo dấu hiệu sưng đỏ ở chân, mẹ bầu nên đến ngay bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Phòng ngừa chuột rút khi mang thai

  1. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Mẹ bầu làm việc tại văn phòng tranh thủ thời gian co duỗi  bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc.
  2. Tránh làm việc mệt nhọc. Duy trì thói quen vận động nhịp nhàng và điều độ.
  3. Tập thể dục khi mang thai với các bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ,… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra thuận lợi hơn.
  4. Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.
  5. Gác chân lên gối cao (mềm) khi nằm ngủ. Nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.
  6. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ, từ 800- 1500mg canxi nguyên tố/ngày.
  7. Chọn giày dép phù hợp. Chọn giày với sự thoải mái, hỗ trợ và tiện ích trong tâm trí. Nó có thể giúp mang giày với một bộ đếm gót chân vững chắc - một phần của giày bao quanh gót chân và giúp khóa bàn chân vào trong giày. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!