Video Vọp bẻ (Chuột rút) là gì?
Thông thường, chuột rút có thể kéo dài vài giây đến vài phút
Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa chuột rút ở bắp chân.
Điều trị tình trạng chuột rút ở bắp chân
Kéo giãn cơ nhẹ nhàng có thể giúp giảm bớt tình trạng chuột rút ở chân.
Chuột rút ở chân có thể rất đau và khó chịu.
Để giảm đau chúng ta có thể:
- Kéo giãn cơ
- Mát-xa mô sâu
- Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng bị chuột rút
Thông thường bác sĩ không chỉ định dùng thuốc để điều trị chuột rút ở chân do có rất ít bằng chứng về tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc các loại thuốc như:
- Carisoprodol
- Diltiazem
- Gabapentin
- Orphenadrine
- Verapamil
- Phức hợp vitamin B-12
Ở phụ nữ mang thai, magiê và vitamin tổng hợp có thể đem lại lợi ích.
Trong quá khứ, người ta cũng đã từng sử dụng quinin để điều trị chuột rút ở chân. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến cáo mạnh mẽ không nên làm vậy do lo ngại về độ an toàn.
Phòng ngừa tình trạng chuột rút ở bắp chân
Nếu bạn nghi ngờ nguyên nhân gây ra chuột rút là những vấn đề y tế nghiêm trọng như huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis - DVT) hoặc chất độc đường tiêu hóa, họ nên tới viện khám ngay.
Tuy nhiên, đối với chuột rút lành tính, việc uống đủ nước và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa chuột rút cơ vùng chân.
Trước khi tập thể dục, chúng ta nên đảm bảo kéo giãn cơ và uống nhiều nước.
Thực phẩm hữu ích
Nhiều người tin rằng bổ sung magiê có thể giúp ngăn ngừa chuột rút. Trên thực tế, một số sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, trong đó có magie, để ngăn ngừa chuột rút cơ.
Một số loại thực phẩm cũng chứa nhiều magiê như:
- Quả hạnh
- Rau bina
- Hạt điều
- Đậu phộng
- Sữa đậu nành
- Đậu đen
- Edamame
- Khoai tây nướng với da
- Gạo lứt nấu chín
- Sữa chua nguyên chất, ít béo
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa công nhận magiê có hiệu quả trong ngăn ngừa chuột rút cơ ở bắp chân.
Nguyên nhân gây tình trạng chuột rút ở bắp chân
Chuột rút xảy ra khi các tế bào thần kinh xung quanh liên tục bị kích thích. Chuột rút cơ ở bắp chân xuất hiện khá phổ biến.
Theo một số nhà nghiên cứu, nguyên nhân chính xác của chuột rút ở chân phần lớn chưa được biết rõ, nhưng nguyên nhân có thể bao gồm:
- Vận động nhiều
- Thai kỳ
- Sự xuất hiện của chuột rút chân về đêm
- Mất nước
- Một số loại thuốc, bao gồm sắt sucrose tiêm tĩnh mạch, raloxifene, naproxen và teriparatide
Đôi khi, chuột rút cơ chân có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:
- Bệnh lý thần kinh, ví dụ bệnh thần kinh vận động
- Nhiễm trùng, chẳng hạn như uốn ván
- Bệnh gan
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
Nuốt phải các chất độc như chì hoặc thủy ngân cũng có thể gây chuột rút.
Ai có nguy cơ bị chuột rút?
Chuột rút cơ chân có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng những người có nguy cơ cao hơn là:
- Người thừa cân hoặc béo phì
- Vận động viên
- Đang dùng một số loại thuốc
- Người cao tuổi, đặc biệt là những người từ 65 tuổi trở lên
- Phụ nữ mang thai
Chuột rút có nghiêm trọng không?
Khi bị chuột rút cơ chân do tập thể dục hoặc đứng quá lâu, thì điều đó có nghĩa là cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi. Trong những trường hợp này, các triệu chứng của chuột rút sẽ tự hết.
Tuy nhiên, khi chuột rút cơ bắp chân kéo dài dai dẳng, chúng có thể khiến bạn ngủ không ngon hoặc cảm thấy hạn chế trong các hoạt động hàng ngày. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng những triệu chứng dai dẳng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Nếu bạn bị chuột rút cơ cùng với các triệu chứng khác, chẳng hạn như xuất hiện khối sưng tấy hoặc đổi màu da, bạn nên đi khám ngay, vì đó có thể là triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu.
Chuột rút xảy ra ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh và tự khỏi thường không cần điều trị.
Nếu chuột rút cơ chân tái phát hoặc bắt đầu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các hoạt động hàng ngày thì bạn nên đi khám.
Tổng kết
Chuột rút cơ vùng chân là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Những người có nhiều nguy cơ bị chuột rút cơ chân hơn bao gồm những người trẻ tuổi vận động nhiều, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Nếu chuột rút ở bắp chân không tự khỏi hoặc xuất hiện dai dẳng, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Chuột rút cơ chân có thể là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị ngay.
Tuy nhiên, trong hầu hết các tình huống, chuột rút cơ chân không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi.
Xem thêm: