Chóng mặt khi nằm: Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt khi nằm xuống là do chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (Benign paroxysmal positional vertigo – BPPV). Đây là tình trạng gây ra bởi các viên sỏi tai có tác dụng cảm nhận trọng lực di chuyển nhầm vào ống bán khuyên của tai trong. Ống bán khuyên có vai trò xác định hướng di chuyển của đầu.

Video Chóng mặt có nguy hiểm

Các cơn rối loạn tiền đình của BPPV không đe dọa đến tính mạng và nó có thể xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn. Rối loạn tiền đình là một loại chóng mặt mà người bệnh cảm thấy môi trường xung quanh đang quay cuồng.

Các triệu chứng của BPPV thường xảy ra do thay đổi tư thế hoặc do cử động của đầu.

Nguyên nhân chóng mặt khi nằm

Những người bị BPPV có thể bị chóng mặt khi đột ngột thay đổi tư thế từ nằm sang đứng.

Đa số trường hợp BPPV không rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể gây ra hoặc ảnh hưởng đến BPPV, bao gồm:

BPPV thường xảy ra khi sỏi tai (bản chất là tinh thể canxi cacbonat) nằm trong bộ phận cảm nhận trọng lực (soan nang) bị lạc chỗ đến các ống bán khuyên. Các ống này chứa đầy nội dịch, có tác dụng cảm nhận chuyển động của cơ thể.

Sự tích tụ sỏi tai trong ống bán khuyên có thể làm gián đoạn chuyển động của nội dịch, làm ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận chuyển động của đầu.

Các ống bán khuyên thường không cảm nhận trọng lực. Tuy nhiên, sỏi tai di chuyển theo trọng lực khiến cho nội dịch đáp ứng với chuyển động không đúng. Sự đáp ứng này sẽ tạo ra các tín hiệu không chính xác về chuyển động của đầu đến não bộ.

Khi so sánh tín hiệu sai lệch của tai trong với tín hiệu từ các cơ quan nhận cảm khác, não không thể đồng nhất các tín hiệu này, gây cảm giác chóng mặt, quay cuồng.

Rối loạn tiền đình có thể gây ra rung giật nhãn cầu. Đây là các chuyển động lặp lại của nhãn cầu theo hướng trái – phải hoặc trên – dưới ngoài ý muốn của cơ thể.

Triệu chứng

Triệu chứng của BPPV có thể là chóng mặt và cảm giác sai lầm rằng môi trường xung quanh đang quay cuồng. Thông thường, những người bị chóng mặt do các bệnh lý của tai trong cũng bị rung giật nhãn cầu hoặc chuyển động mắt ngoài ý muốn.

Những người bị BPPV có thể thấy chóng mặt với tính chất khác nhau, tùy thuộc vào chuyển động gây ra các triệu chứng.

Cảm giác chóng mặt có thể là quay tròn tương tự như cảm giác khi chơi đu quay. Chóng mặt cũng có thể tạo ra cảm giác chao đảo như đang ngồi trên thuyền.

Chóng mặt có thể làm cho người muốn rời khỏi giường cảm thấy họ đang nằm xuống. Bên cạnh đó, những người định nằm xuống cũng có thể cảm thấy như đang rơi khỏi giường.

Trong hầu hết các trường hợp, BPPV chỉ gây chóng mặt khi cơ thể thực hiện một số chuyển động hoặc hành động nhất định khiến đầu thay đổi hướng so với trọng lực như:

  • Nằm xuống
  • Đứng dậy khi đang nằm, đặc biệt là khi nằm lâu
  • Lăn trên giường
  • Di chuyển đầu đột ngột
  • Ngẩng đầu
  • Nằm xuống giường hoặc rời giường
  • Cúi người

Hầu hết những người bị chóng mặt khi thức dậy là do BPPV. BPPV sẽ gây chóng mặt trong khoảng 1 phút. Một số người bị BPPV không có triệu chứng giữa các đợt chóng mặt, trong khi một số khác lại thường xuyên thấy mất thăng bằng.

Rối loạn tiền đình là triệu chứng chính của BPPV. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Mất thăng bằng
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Đi lại khó khăn

Thời điểm cần đi khám

Bạn nên đi khám nếu thấy lo lắng về triệu chứng chóng mặt khi nằm xuống. Nguồn ảnh: Pinterest.comBạn nên đi khám nếu thấy lo lắng về triệu chứng chóng mặt khi nằm xuống. Nguồn ảnh: Pinterest.com

Thông thường, BPPV không phải là một tình trạng nghiêm trọng. Biến chứng lớn nhất của BPPV là chấn thương do ngã hoặc mất thăng bằng.

Tuy nhiên, người bệnh nên đi khám nếu xuất hiện chóng mặt khi di chuyển đầu hoặc nếu chóng mặt kéo dài hơn 1 – 2 phút.

Người bệnh nên đi cấp cứu nếu chóng mặt đi kèm với các triệu chứng không liên quan đến BPPV như:

  • Chóng mặt liên tục
  • Ngất xỉu
  • Mất hoặc thay đổi thính lực
  • Đau đầu dữ dội
  • Sốt
  • Mất thị lực hoặc nhìn đôi
  • Tê hoặc ngứa ran
  • Yếu tay chân
  • Cảm giác châm chích
  • Khó nói
  • Khó phối hợp động tác
  • Đau ngực

Chẩn đoán chóng mặt khi nằm

Bác sĩ sẽ loại trừ tất cả các nguyên nhân ở tim mạch, vùng đầu cổ hay thần kinh trước khi kết luận là BPPV.

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh di chuyển đầu theo những cách nhất định để xem chuyển động nào gây ra các triệu chứng.

Trong khi người bệnh đang bị chóng mặt, bác sĩ sẽ cẩn thận quan sát triệu chứng rung giật nhãn cầu để chẩn đoán xác định BPPV. Việc này cũng giúp xác định tai nào và ống bán khuyên nào có sỏi tai lạc chỗ.

Theo ước tính, 60 – 90% trường hợp BPPV do sỏi tai ở ống bán khuyên sau.

Để điều trị BPPV đúng cách, bác sĩ cũng cần xác định loại BPPV mà người bệnh mắc phải. Đó có thể là sỏi ống bán khuyên hoặc sỏi đài tai.

Sỏi ống bán khuyên là loại phổ biến nhất của BPPV do sỏi tai di chuyển tự do trong nội dịch của ống bán khuyên.

Sỏi đài tai hiếm gặp hơn, do sỏi tai bị mắc kẹt ở đài tai, nơi cảm nhận sự chuyển động của nội dịch trong ống bán khuyên.

Điều trị chóng mặt khi nằm

Các triệu chứng của BPPV thường giảm dần do não cần thời gian để sửa lại các tín hiệu sai lệch nhận từ tai trong. Trong một số trường hợp, BPPV có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần mà không cần điều trị. Các phương pháp điều trị BPPV bao gồm:

Tái định vị Canalith

Sau khi xác định được vị trí của sỏi tai là sỏi ống bán khuyên hay sỏi đài tai, bác sĩ có thể điều trị BPPV bằng phương pháp tái định vị Canalith (Canalith Repositioning Maneuvers – CRM).

CRM là một chuỗi các động tác vận động đầu sử dụng trọng lực để di chuyển sỏi tai đến vị trí có thể tái hấp thu chúng ở tai trong.

Có nhiều phương pháp CRM khác nhau phụ thuộc vào chẩn đoán cụ thể của người bệnh.

Nghiệm pháp Epley

Nghiệm pháp Epley. Nguồn ảnh: semanticscholar.orgNghiệm pháp Epley. Nguồn ảnh: semanticscholar.org

Nghiệm pháp Epley được sử dụng để điều trị sỏi ống bán khuyên. Các bước thực hiện phương pháp này bao gồm:

  1. Người bệnh ngồi trên giường và quay đầu 45 độ sang phía tai bị bệnh.
  2. Người bệnh nằm xuống giường trong khi bác sĩ giữ ngửa đầu và xoay 20 độ.
  3. Người bệnh xoay đầu 90 độ sang phía tai không bị bệnh.
  4. Giữ tư thế này trong 30 giây.
  5. Quay đầu thêm 90 độ và quay thân mình 90 độ sang phía tai không bị bệnh.
  6. Chờ 30 giây.
  7. Người bệnh nghiêng đầu sang bên không bị bệnh và ngồi dậy.

Nếu các triệu chứng BPPV không thuyên giảm sau khi điều trị bằng nghiệm pháp Epley, bác sĩ sẽ tiếp tục lặp lại quy trình cho đến khi người bệnh hết triệu chứng.

Nghiệm pháp Semont

Sỏi đài tai có thể được cải thiện bằng nghiệm pháp Semont. Trong nghiệm pháp này, đầu của người bệnh di chuyển nhanh về phía tai bị ảnh hưởng và lắc để làm di chuyển sỏi tai vào ống bán khuyên.

Sau khi sỏi rời khỏi đài tai, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp CRM để đưa sỏi tai về vị trí thích hợp.

Các phương pháp điều trị này hiệu quả như thế nào?

Người bệnh có thể cần thực hiện vài buổi trị liệu để điều trị dứt điểm BPPV bằng các phương pháp CRM. Theo ước tính, có tới 90% trường hợp BPPV được điều trị khỏi sau 1 – 3 buổi thực hiện CRM.

Tuy nhiên, các trường hợp sỏi đài tai có thể mất nhiều thời gian hơn để điều trị thành công. Tương tự, nếu người bệnh có sỏi tai trong nhiều ống bán khuyên, bác sĩ sẽ phải trị liệu nhiều lần, khiến quá trình hồi phục kéo dài hơn.

Ngay cả sau khi hết chóng mặt, nhiều trường hợp vẫn cảm thấy nhạy cảm với chuyển động và đứng không vững. Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập tại nhà có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng này.

Tiên lượng

Các trường hợp BPPV có thể tự khỏi. Người bệnh bị chóng mặt khi nằm xuống có thể được điều trị bằng phương pháp CRM.

Tuy nhiên, có tới 50% số người bị tái phát các triệu chứng trong vòng 5 năm. Điều trị BPPV càng sớm và càng triệt để thì tiên lượng bệnh càng tốt.

Nếu sỏi tai thường xuyên xuất hiện trong một ống bán khuyên nhất định, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh cách thực hiện CRM tại nhà.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!