Chế độ ăn không có Gluten: Tất cả những gì bạn cần biết

Để thực hiện được chế độ ăn không có gluten thì cần tránh lúa mì và một số loại ngũ cốc khác khi lựa chọn các thành phần cho bữa ăn của bản thân, nhằm vẫn duy trì được chế độ ăn cân bằng và đầy đủ dưỡng chất. Bài viết sau sẽ giúp bạn có một số kĩ năng lựa chọn và chế biến các loại thực phẩm tránh xa được gluten.

Chế độ ăn không Gluten 

Video : Gluten là gì? Chế độ ăn không có chứa Gluten tốt cho sức khỏe.

Gluten được tìm thấy trong các loại ngũ cốc chẳng hạn như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và tiểu hắc mạch (triticale - là giống lai giữa lúa mì với lúa mạch đen). 

Chế độ ăn không có gluten giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh Celiac và các tình trạng bệnh lý khác liên quan đến Gluten. Đồng thời, cũng đang dần trở thành chế độ ăn kiêng phổ biến cả ở những người không mắc bệnh.  

Lợi ích của chế độ ăn kiêng không Gluten là giúp cải thiện sức khỏe, giảm cân và tăng cường năng lượng. 

Loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống có thể thay đổi tổng lượng chất xơ, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Do đó, nếu tuân theo chế độ ăn không có gluten, điều quan trọng là phải biết mức độ ảnh hưởng của các loại thực phẩm tới hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.  

Celiac là bệnh lý tự miễn gây phá hủy, bào mòn các vi nhưng mao trên bề mặt niêm mạc ruột.   Nguồn ảnh: Healthline

Celiac là bệnh lý tự miễn gây phá hủy, bào mòn các vi nhưng mao trên bề mặt niêm mạc ruột. 

Bệnh Celiac là một rối loạn tự miễn, trong đó Gluten kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch làm tổn thương lớp niêm mạc của ruột non. Theo thời gian, những thương tổn này ngăn cản hấp thu chất dinh dưỡng. 

Nhạy cảm với Gluten gây ra một số dấu hiệu và triệu chứng tương tự như bệnh Celiac gồm có đau và chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, chứng sương mù não, phát ban hoặc đau đầu - mặc dù không có tổn thương thực thể tại ruột non. Các nghiên cứu cho thấy hệ thống miễn dịch có vai trò góp phần hình thành các triệu chứng kể trên nhưng cơ chế chưa rõ ràng. 

Thất điều Gluten là một rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến một số nơron thần kinh và gây ra rối loạn kiểm soát cơ và vận động theo ý muốn. 

Dị ứng lúa mì giống như các dị ứng thực phẩm khác, là kết quả của hệ thống miễn dịch nhầm Gluten hoặc một số protein khác có trong lúa mì là tác nhân gây bệnh chẳng hạn như virus hoặc vi khuẩn. Hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất kháng thể tấn công protein thúc đẩy một loạt phản ứng miễn dịch có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp, khó thở và các triệu chứng khác. 

Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp để duy trì tình trạng sức khỏe cân bằng và ổn định. 

Các loại thực phẩm không chứa Gluten

Khi mua thực phẩm chế biến sẵn, cần đọc nhãn thông tin để xác định xem có chứa Gluten hay không. Thực phẩm có nguồn gốc từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen hoặc tiểu hắc mạch phải được dán nhãn với tên của loại ngũ cốc trong bảng thông tin thành phần. 

Thực phẩm được dán nhãn không chứa Gluten theo quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phải có hàm lượng ít hơn 20/1000000 Gluten, bao gồm: 

  • Thực phẩm tự nhiên không chứa Gluten.
  • Thực phẩm chế biến sẵn không có thành phần chứa Gluten.
  • Thực phẩm không bị nhiễm chéo các thành phần chứa Gluten trong quá trình sản xuất.
  • Thực phẩm có thành phần chứa Gluten đã được xử lý để loại bỏ 
  • Đồ uống có cồn được làm từ các thành phần tự nhiên không chứa Gluten chẳng hạn như nho hoặc quả bách xù có thể được dán nhãn không chứa Gluten.
  • Đồ uống có cồn được làm từ ngũ cốc chứa Gluten có thể dán nhãn được chế biến, xử lý hoặc gia công để loại bỏ Gluten. Tuy nhiên, thông tin sản phẩm phải ghi rằng không thể xác định được hàm lượng và có thể chứa một số Gluten. 

Thực phẩm chế biến chứa Gluten

Gluten có mặt chủ yếu trong lúa mạch, lúa mì. Nguồn ảnh: PinterestGluten có mặt chủ yếu trong lúa mạch, lúa mì. Nguồn ảnh: PinterestNgoài các loại thực phẩm có thành phần là lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen thì lúa mì hoặc Gluten còn được thêm vào như một chất kết dính, tạo màu hoặc hương liệu. Nên đọc kỹ thông tin thành phần thực phẩm đã qua chế biến để xác định xem chúng có chứa các thành phần này hay không. 

Tóm lại, nên lựa chọn cá loại thực phẩm được dán nhãn không chứa Gluten hoặc được làm bằng ngô, gạo, đậu nành hoặc các loại ngũ cốc khác không chứa Gluten. 

Thuốc và chế phẩm bổ sung 

Thuốc kê đơn và không kê đơn có thể sử dụng Gluten từ lúa mì để làm chất phụ gia.  

Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng. Thực phẩm chức năng có chứa Gluten lúa mì phải được liệt kê trong bảng thành phần. 

Chế độ ăn không Gluten tại nhà  

Hạnh nhân rất giàu chất dinh dưỡng và không chứa Gluten, rất thích hợp cho người mắc bệnh Celiac.   Nguồn ảnh: olivemagazine.gr

Hạnh nhân rất giàu chất dinh dưỡng và không chứa Gluten, rất thích hợp cho người mắc bệnh Celiac. Nguồn ảnh: olivemagazine.gr

Điều đặc biệt quan trọng đối với những người bị bệnh Celiac là tránh tiếp xúc với Gluten. Dưới đây là những lời khuyên có thể giúp bạn ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo trong quá trình chế biến thực phẩm tại nhà và tránh thực phẩm chứa Gluten khi ăn ở ngoài:
  • Bảo quản thực phẩm không chứa Gluten và Gluten ở những nơi khác nhau.
  • Giữ cho bề mặt bếp và nơi chứa thức ăn luôn sạch sẽ.
  • Rửa sạch bát đĩa và dụng cụ nấu nướng.
  • Đọc trước thực đơn nhà hàng (nếu có thể) để đảm bảo có các thực phẩm bạn cần.
  • Đi ăn sớm hoặc muộn tránh thời điểm nhà hàng đông khách để có thể đáp ứng nhu cầu của bạn tốt hơn.
  • Công thức nấu ăn không chứa Gluten có thể cùng giá trị dinh dưỡng và hương vị tuyệt vời như truyền thống, vì vậy không nên ngần ngại khám phá các loại thực phẩm không chứa Gluten. Trong một số trường hợp, công thức nấu ăn không chứa Gluten có thể tăng cường bổ sung chất xơ và protein cho cơ thể. 

Dưới đây là một số công thức nấu ăn không chứa Gluten:

Món tráng miệng mơ và hạnh nhân không sử dụng bột mì và không chứa Gluten 

Thành phần:

  • 1 thìa cà phê dầu ô liu
  • 0,5 kg mơ không hạt
  • 1/2 chén hạnh nhân cắt nhỏ
  • 1 thìa yến mạch (được chứng nhận không chứa gluten)
  • 1 thìa cà phê hạt hồi
  • 2 thìa mật ong

Cách làm:

Làm nóng lò nướng đến 350°C. Phủ dầu ô liu vào khay thủy tinh. Cắt mơ và cho vào đĩa bánh. Rắc hạnh nhân, yến mạch và hạt hồi lên trên. Bôi 1 lớp mật ong trên cùng, sau đó nướng trong vòng 25 phút cho đến khi lớp phủ hạnh nhân chín vàng và mơ nổi bọt. 

Phân tích dinh dưỡng trên 1/2 cốc khẩu phần: 134 calo, tổng lượng chất béo là 6g (0.5 g chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa vi lượng, 4g chất béo không bão hòa đơn, 0mg cholesterol), 1mg natri, 17g carbohydrate, 3g chất xơ, 63g đường bổ sung và 3g chất đạm. 

Thịt gà và rau kiểu Ý

Thành phần

  • 300g ức gà không da, không xương
  • 1/2 chén bí ngòi thái hạt lựu
  • 1/2 chén khoai tây cắt hạt lựu
  • 1/4 chén hành tây thái hạt lựu
  • 1/4 chén cà rốt thái sợi
  • 1/4 chén nấm cắt lát
  • 1/8 thìa cà phê bột tỏi
  • 1/4 thìa cà phê gia vị Ý hoặc lá oregano

Cách làm:

Làm nóng lò nướng đến 350°C. Cắt một tờ giấy bạc và gấp làm đôi, sau đó mở ra xịt một lớp dầu lên bề mặt. Đặt miếng ức gà vào giữa tờ giấy. Trên cùng là bí ngòi, khoai tây, hành tây, cà rốt và nấm. Rắc bột tỏi và gia vị Ý lên gà và rau. Gấp giấy bạc thành những nếp nhỏ, chồng lên nhau theo chiều dọc để dán kín. Vặn hai đầu nhiều lần để giúp nước sốt không bị chảy ra ngoài khi nấu. Đặt gói lên vỉ và nướng trong 45 phút, cho đến khi thịt gà và rau củ chín mềm. 

Phân tích dinh dưỡng trên mỗi khẩu phần: 207 calo, tổng lượng chất béo là 2.5g (0.5g chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa vi lượng, 0.5g chất béo không bão hòa đơn, 62mg cholesterol), 72mg natri, 23g carbohydrate, 3g chất xơ, 0g đường bổ sung, 23g chất đạm.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!