Chăm sóc sau sinh: Các mẹo giúp bạn phục hồi nhanh

Thời kỳ hậu sản là 6 tuần đầu tiên sau khi sinh con. Đây là khoảng thời gian vui vẻ nhưng cũng là thời kỳ hồi phục và có nhiều thay đổi đối với các mẹ. Trong những tuần này, bạn sẽ gắn bó với em bé và sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe sau sinh.

Video Chăm sóc mẹ và bé đúng cách sau sinh

Điều chỉnh cuộc sống

Điều chỉnh cuộc sống hàng ngày sau khi sinh em bé có những thách thức của nó, đặc biệt nếu bạn mới làm mẹ. Mặc dù việc chăm sóc cho em bé là rất quan trọng nhưng bạn cũng phải chăm sóc cho chính mình.

Hầu hết các bà mẹ mới sinh không trở lại làm việc trong ít nhất 6 tuần đầu tiên sau khi sinh. Điều này cho phép họ có thời gian để thích nghi và phát triển một bình thường mới. Vì em bé phải được cho bú và chúng thay đổi liên tục nên bạn có thể bị mất ngủ về đêm. Điều đó có thể khiến bạn bực bội và mệt mỏi. Tuy nhiên, mọi thứ cuối cùng sẽ trở thành một thói quen. Trong thời gian chờ đợi điều đó, những việc dưới đây là những gì bạn có thể làm để thích nghi nhanh hơn:

Nghỉ ngơi nhiều. Ngủ nhiều nhất có thể để chống chọi với mệt mỏi. Em bé có thể thức dậy sau mỗi 2 đến 3 giờ để bú. Để đảm bảo bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, hãy ngủ khi trẻ ngủ.

Để đảm bảo bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, hãy ngủ khi trẻ ngủ (Nguồn ảnh drparents.com)Để đảm bảo bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, hãy ngủ khi trẻ ngủ (Nguồn ảnh drparents.com)
Tìm kiếm sự giúp đỡ. Đừng ngần ngại nhận sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè trong thời kỳ hậu sản, cũng như sau thời kỳ này. Cơ thể của bạn cần được chữa lành và sự giúp đỡ thiết thực của người thân có thể giúp bạn được nghỉ ngơi cần thiết. Bạn bè hoặc gia đình có thể chuẩn bị bữa ăn, làm việc vặt hoặc giúp chăm sóc những đứa con khác trong nhà.

Ăn các bữa ăn lành mạnh. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để thúc đẩy quá trình chữa lành. Tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và protein. Bạn cũng nên tăng lượng nước uống vào, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú.

Tập thể dục. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào bạn có thể tập thể dục. Các hoạt động không được quá sức. Hãy thử đi dạo gần nhà bạn. Sự thay đổi của khung cảnh sẽ giúp bạn sảng khoái và có thể làm tăng mức năng lượng của bạn.

Quan hệ gia đình

Một em bé mới sẽ là một sự điều chỉnh cho toàn bộ gia đình và có thể thay đổi sự quan tâm của bạn với người bạn đời của mình. Trong thời kỳ hậu sản, bạn và chồng cũng có thể có ít thời gian riêng tư hơn. Đây là một giai đoạn mệt mỏi và căng thẳng, nhưng vẫn có cách để kiểm soát nó.

Bạn hãy thật kiên nhẫn. Hãy hiểu rằng mọi cặp vợ chồng đều trải qua những thay đổi sau khi sinh em bé. Cần có thời gian để điều chỉnh cuộc sống. Mỗi ngày trôi qua, việc chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, hãy trao đổi thẳng thắn với nhau. Nếu ai đó cảm thấy bị bỏ rơi - cho dù đó là vợ / chồng hay những đứa trẻ khác trong nhà - hãy nói chuyện thẳng thắn và thấu hiểu đối phương. Mặc dù trẻ sơ sinh đòi hỏi nhiều sự quan tâm khiến 2 vợ chồng bạn dành phần lớn thời gian trong ngày để chăm sóc các nhu cầu của chúng, nhưng hãy cố gắng dành cho nhau một khoảng thời gian riêng tư.

“Baby blues” và trầm cảm sau sinh

Có đến 80% các bà mẹ mới sinh mắc hội chứng “baby blues” - tâm trạng suy sụp trong thời gian ngắn do tất cả những thay đổi về thể chất, tinh thần và cuộc sống khi vừa mới sinh em bé. Những cảm giác này thường bắt đầu khi con bạn mới được 2 - 3 ngày tuổi. Người mẹ có thể cảm thấy tốt hơn sau 1 - 2 tuần kể từ khi em bé chào đời, lúc mà mọi thứ đã dần đi vào quỹ đạo.

 

(Nguồn ảnh mind.help)Baby blues. (Nguồn ảnh mind.help) 

 

Mắc “baby blues” trong thời kỳ hậu sản là điều bình thường. Điều này thường xảy ra vài ngày sau khi sinh và có thể kéo dài đến 2 tuần. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không gặp phải các triệu chứng mọi lúc và các triệu chứng của bạn sẽ khác nhau. Khoảng 70 đến 80% các bà mẹ mới sinh có tâm trạng thất thường hoặc cảm giác tiêu cực sau khi sinh con. Các triệu chứng có thể bao gồm:
  • Khóc không giải thích được
  • Cáu gắt
  • Mất ngủ
  • Buồn rầu
  • Thay đổi tâm trạng
  • Bồn chồn

Nếu cảm giác buồn bã của bạn kéo dài hơn hoặc trở nên tồi tệ hơn chứ không cải thiện dần, bạn có thể mắc chứng trầm cảm sau sinh. Tình trạng này nghiêm trọng và kéo dài hơn so với “baby blues”, gặp phải ở khoảng 10% phụ nữ mới sinh con. Bạn có nhiều khả năng bị trầm cảm sau sinh nếu đã từng mắc chứng trầm cảm hoặc có người thân trong gia đình bị bệnh này.

Khi nào bạn nên khám bác sĩ?

“Baby blues” khác với chứng trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh xảy ra khi các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm cảm giác tội lỗi và vô dụng, mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày. Một số phụ nữ bị trầm cảm sau sinh rút lui khỏi gia đình, không quan tâm đến con và có suy nghĩ làm tổn thương con mình.

Trầm cảm sau sinh cần được điều trị y tế. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn có tâm trạng tiêu cực kéo dài hơn 2 tuần sau khi sinh hoặc nếu bạn có ý định làm hại chính con mình. Trầm cảm sau sinh có thể gặp bất cứ thời điểm nào sau khi sinh, thậm chí lên đến 1năm sau sinh.

Đối phó với những thay đổi của cơ thể

Cùng với những thay đổi về cảm xúc, bạn sẽ gặp phải những thay đổi về thể chất sau khi sinh, chẳng hạn như tăng cân. Việc giảm cân sẽ không thể diễn ra trong một sớm một chiều, vì vậy hãy kiên nhẫn. Khi bác sĩ cho biết bạn có thể tập thể dục, hãy bắt đầu với hoạt động vừa phải vài phút mỗi ngày rồi tăng dần thời lượng và cường độ tập luyện. Hãy thử đi bộ, bơi lội hoặc tham gia một lớp thể dục nhịp điệu.

Giảm cân cũng liên quan đến việc ăn các bữa ăn cân bằng, lành mạnh bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Mỗi bà mẹ mới sinh đều giảm cân với một tốc độ khác nhau, vì vậy đừng so sánh nỗ lực giảm cân của bạn với người khác. Cho con bú có thể giúp bạn trở lại cân nặng trước khi mang thai nhanh hơn vì nó làm tăng lượng calo đốt cháy hàng ngày.

Trao đổi với bác sĩ nếu bạn có thắc mắc hoặc lo lắng về những thay đổi của cơ thể trong thời kỳ hậu sản. Những thay đổi khác của cơ thể như:

Căng sữa

Ngực của bạn sẽ căng sữa sau khi sinh vài ngày. Đây là một quá trình bình thường, nhưng nó có thể gây khó chịu. Tình trạng này cải thiện theo thời gian. Để giảm bớt sự khó chịu, hãy chườm ấm hoặc chườm lạnh lên ngực. Núm vú bị đau do cho con bú thường biến mất khi cơ thể bạn thích nghi. Sử dụng kem thoa núm vú để làm dịu vết nứt và đau.

Táo bón

Ăn thực phẩm giàu chất xơ để kích thích hoạt động của ruột, đồng thời uống nhiều nước. Hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc an toàn. Chất xơ cũng có thể làm giảm bệnh trĩ, bạn cũng có thể sử dụng các loại kem bôi không kê đơn ngâm trong nước ấm. Uống nước giúp giảm bớt vấn đề về tiểu tiện sau khi sinh. Nếu bạn gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ, các bài tập Kegel có thể giúp tăng cường cơ vùng chậu.

Thay đổi sàn chậu

Khu vực giữa trực tràng và âm đạo của bạn được gọi là đáy chậu. Nó căng ra và thường bị rách trong khi sinh. Đôi khi bác sĩ sẽ cắt vùng này để giúp bạn chuyển dạ. Bạn có thể giúp vùng này phục hồi sau khi sinh bằng cách thực hiện các bài tập Kegel, chườm lạnh bằng khăn tắm và ngồi trên một chiếc gối.

Đổ mồ hôi

Sau khi sinh, sự thay đổi nội tiết tố có thể gây đổ mồ hôi vào ban đêm. Mặc thoáng và không đắp chăn sẽ giúp bạn giảm khó chịu.

Đau tử cung

Tử cung co lại sau khi sinh có thể gây đau. Cơn đau giảm dần theo thời gian. Bạn có thể hỏi bác sĩ về các loại thuốc giảm đau an toàn.

Tiết dịch âm đạo

Tiết dịch âm đạo (sản dịch) từ hai đến bốn tuần sau khi sinh là điều bình thường. Đây là cách cơ thể bạn đào thải máu và mô ra khỏi tử cung. Đeo băng vệ sinh cho đến khi hết tiết dịch.

Không sử dụng tampon hoặc thụt rửa trong vòng 4 đến 6 tuần sau sinh hoặc cho đến khi bác sĩ chấp thuận. Sử dụng các sản phẩm này trong thời kỳ hậu sản ngay lập tức có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung. Nếu dịch tiết âm đạo của bạn có mùi hôi, hãy thông báo cho bác sĩ. Bạn có thể tiếp tục bị ra máu trong tuần đầu tiên sau sinh, nhưng số lượng thường không nhiều. Nếu bạn bị chảy máu âm đạo nhiều, như thấm đầy một băng vệ sinh trong vòng hai giờ, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn.

Tổng kết

Sinh con có thể thay đổi cuộc sống gia đình và thói quen của bạn, nhưng cuối cùng bạn sẽ quen với điều đó. Mọi thay đổi về cảm xúc và thể chất mà bạn trải qua sau khi sinh sẽ từ từ được cải thiện. Đừng ngần ngại nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm nào, cho dù nó liên quan đến trầm cảm, em bé hay quá trình hồi phục.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Các chuyên gia đều nhất trí khuyên rằng nếu muốn uốn, duỗi, nhuộm hay bất kỳ hình thức nào khác thì mẹ nên đợi ít nhất 6 tháng sau khi sinh con.
Xem thêm
Để việc giảm mỡ bụng sau sinh thực sự hiệu quả, cần phải loại bỏ cả lớp mỡ dưới da cùng lớp mỡ nội tạng. Các biện pháp giảm mỡ bụng sau sinh phổ biến bao gồm: Nuôi con bằng sữa mẹ; Uống nhiều nước; Tập thể dục đều đặn...
Xem thêm
Sau khoảng từ 2 – 3 tuần thì chỉ có thể tự tiêu. Tuy nhiên một số người cần tới 1 tháng để có cảm giác như bình thường.
Xem thêm
Để tình trạng khô hạn sau sinh được cải thiện, chị em có thể áp dụng các biện pháp sau đây: Kéo dài màn dạo đầu, Chế độ ăn uống hợp lý, tránh đồ uống có cồn và cafein...
Xem thêm
Băng huyết sau sinh là hiện tượng đường sinh dục của mẹ chảy máu liên tục trong vòng 24 giờ sau sinh, số lượng hơn 500ml máu hoặc là hơn 1% lượng máu cơ thể.
Xem thêm
Các bác sĩ khuyến cáo rằng một bà mẹ dù sinh thường hay sinh mổ cũng phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ngoài ra có thể bổ sung thêm chất lỏng từ sữa, nước dừa, nước trái cây và súp.
Xem thêm
Xông hơi vùng kín sau sinh bằng lá trầu không là phương pháp đơn giản với nguyên liệu rất dễ tìm
Xem thêm
Bệnh hậu sản sau sinh là nhóm bệnh lý cả về tâm lý và thể chất mà người mẹ thường mắc phải trong thời gian ở cữ, thường là 42 ngày kể từ ngày sinh.
Xem thêm
Phụ nữ sinh thường không cần kiêng cữ quá lâu, sau khoảng 1 – 2 ngày là bạn có thể tắm gội nhẹ nhàng và nhanh chóng dưới vòi sen bằng nước ấm
Xem thêm
Các loại thực phẩm sản phụ sau sinh mổ cần bổ sung gồm: Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao; Nhóm thực phẩm giàu Protein;...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sau sinh
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!