Từ điểm A ở bên ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến AB, AC đến đường tròn
a) Vì AB, AC là tiếp tuyến của (O) nên AB ⊥ OB, AC ⊥ OC
Do đó \(\widehat {ABO} = \widehat {ACO} = 90^\circ \)
Suy ra A, B, O, C cùng thuộc đường tròn đường kính AO.
b) Xét (O) có AB, AC là hai tiếp tuyến cắt nhau tại A, suy ra AB = AC
Hay A thuộc trung trực của BC
Mà O thuộc trung trực của BC (vì OB = OC)
Suy ra AO là trung trực của BC
Do đó AO ⊥ BC.
Xét tam giác ABO vuông tại B có BH ⊥ AO
Suy ra OB2 = OH . OA (hệ thức lượng trong tam giác vuông)
Mà OB = OD (cùng là bán kính của (O)).
Suy ra OD2 = OH . OA.
Do đó \(\frac{{OD}}{{OA}} = \frac{{OH}}{{O{\rm{D}}}}\)
Xét tam giác OHD và tam giác ODA có
\(\frac{{OD}}{{OA}} = \frac{{OH}}{{O{\rm{D}}}}\) (Chứng minh trên)
\(\widehat {DOA}\) là góc chung
Suy ra (c.g.c)
c) Ta có OB2 = OH . OA (chứng minh câu b)
Mà OB = OE, suy ra OE2 = OH . OA
Do đó \(\frac{{OH}}{{OE}} = \frac{{OE}}{{OA}}\)
Xét tam giác OHE và tam giác OEA có
\(\frac{{OH}}{{OE}} = \frac{{OE}}{{OA}}\) (Chứng minh trên)
\(\widehat {EOA}\) là góc chung
Suy ra (c.g.c)
Do đó \(\widehat {EHO} = \widehat {A{\rm{E}}O}\) (hai góc tương ứng)
Mặt khác \(\widehat {DEO} = \widehat {EDO}\) (vì tam giác ODE cân tại O)
Suy ra \(\widehat {EHO} = \widehat {{\rm{ED}}O}\)
Xét tứ giác HDEO có \(\widehat {EHO} = \widehat {{\rm{ED}}O}\), mà hai góc này cùng nhìn cạnh EO trong tứ giác
Suy ra tứ giác HDEO nội tiếp
Do đó \(\widehat {DHA} = \widehat {AEO} = \widehat {OHE}\)
Suy ra \(\widehat {DHB} = \widehat {BHE}\) nên \(HB\) là tia phân giác của góc DHE.
Hay CB trùng với tia phân giác của góc DHE.
d) Gọi G là giao điểm của BC và AE
Do HG là tia phân giác của \(\widehat {DHE}\)nên \(\frac{{{\rm{GD}}}}{{{\rm{GE}}}} = \frac{{HD}}{{HE}}\) (1)
Mà HA ⊥ HG
Suy ra HA là tia phân giác ngoài của tam giác HED
Do đó \(\frac{{A{\rm{D}}}}{{A{\rm{E}}}} = \frac{{H{\rm{D}}}}{{HE}}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{{{\rm{GD}}}}{{{\rm{GE}}}} = \frac{{A{\rm{D}}}}{{A{\rm{E}}}}\left( { = \frac{{H{\rm{D}}}}{{HE}}} \right)\) (3)
Xét DABE có DM // BE nên \(\frac{{M{\rm{D}}}}{{BE}} = \frac{{A{\rm{D}}}}{{A{\rm{E}}}}\) (hệ quả định lí Thales) (4)
Xét DGBE có DN // BE nên \(\frac{{{\rm{ND}}}}{{BE}} = \frac{{{\rm{GD}}}}{{{\rm{GE}}}}\) (hệ quả định lí Thales) (5)
Từ (3), (4) và (5), suy ra \(\frac{{{\rm{MD}}}}{{BE}} = \frac{{{\rm{ND}}}}{{{\rm{BE}}}}\)
Hay MD = ND
Do đó D là trung điểm của MN
Vậy D là trung điểm của MN.