Tính giá trị của biểu thức: a) A = 56 – 5a + 6b tại a = 22, b = 23
79
03/01/2024
Bài 52 trang 55 SBT Toán 7 Tập 1: Tính giá trị của biểu thức:
a) A = 56 – 5a + 6b tại a = 22, b = 23;
b) B = 6xyz – 3xy – 19z tại x = 11, y = 32, z = 0;
c) C = x2021y – 2 022x2 + 2 023y3 + 7 tại x = –1 và y = 1;
d) D = x4 – 17x3 + 17x2 – 17x + 21 tại x = 16.
Trả lời
a) Thay a = 22, b = 23 vào A = 56 – 5a + 6b ta có:
A = 56 – 5 . 22 + 6 . 23 = 56 – 110 + 138 = 84.
Vậy tại a = 22, b = 23 thì biểu thức A có giá trị bằng 84.
b) Thay x = 11, y = 32, z = 0 vào B = 6xyz – 3xy – 19z ta có:
B = 6 . 11 . 32 . 0 – 3 . 11 . 32 – 19 . 0
= 0 – 1 056 – 0 = –1 056.
Vậy tại x = 11, y = 32, z = 0 thì biểu thức B có giá trị bằng –1 056.
c) Thay x = –1 và y = 1 vào C = x2021y – 2 022x2 + 2 023y3 + 7 ta có:
C = (–1)2021 . 1 – 2 022 . (–1)2 + 2 023 . 13 + 7
= –1 – 2 022 + 2023 + 7 = 7.
Vậy tại x = –1 và y = 1 thì biểu thức C có giá trị bằng 7.
d) Với x = 16 ta có x + 1 = 17.
Khi đó ta có:
D = x4 – 17x3 + 17x2 – 17x + 21
= x4 – (x + 1) . x3 + (x + 1) . x2 – (x + 1) . x + 21
= x4 – x4 – x3 + x3 + x2 – x2 – x + 21
= – x + 21
Thay x = 16 vào D = – x + 21 ta có:
D = – 16 + 21 = 5.
Vậy tại x = 16 thì biểu thức D có giá trị bằng 5.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4. Phép nhân đa thức một biến
Bài 5. Phép chia đa thức một biến
Bài tập cuối chương 6
Bài 1. Tổng các góc của một tam giác
Bài 2. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác
Bài 3. Hai tam giác bằng nhau