Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của các biến cố
619
13/06/2023
Thực hành 1 trang 82 Toán lớp 10 Tập 2: Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của các biến cố:
a) “Hai mặt xuất hiện có cùng số chấm”;
b) “Tổng số chấm trên hai mặt xuất hiện bằng 9”.
Trả lời
Do hai con xúc xắc được chế tạo cân đối và đồng chất nên các mặt của nó đều có cùng khả năng xuất hiện.
Không gian mẫu của phép thử trên là:
= {(1; 1); (1; 2); (1; 3); (1; 4); (1; 5); (1; 6); (2; 1); (2; 2); (2; 3); (2; 4); (2; 5); (2; 6); (3; 1); (3; 2); (3; 3); (3; 4); (3; 5); (3; 6); (4; 1); (4; 2); (4; 3); (4; 4); (4; 5); (4; 6); (5; 1); (5; 2); (5; 3); (5; 4); (5; 5); (5; 6); {(6; 1); (6; 2); (6; 3); (6; 4); (6; 5); (6; 6)}. Có 36 kết quả không gian mẫu, tức là n() = 36.
a) Đặt biến cố A: “Hai mặt xuất hiện có cùng số chấm”.
Khi đó A = {(1; 1); (2; 2); (3; 3); (4; 4); (5; 5); (6; 6)}.
Số kết quả thuận lợi cho A là n(A) = 6.
Do đó, xác suất của biến cố A là:
P(A) = .
b) Đặt biến cố B: “Tổng số chấm trên hai mặt xuất hiện bằng 9”
Khi đó B = {(3; 6); (4; 5); (5; 4); (6; 3)}.
Số kết quả thuận lợi cho B là n(B) = 4.
Do đó, xác suất của biến cố B là:
P(B) = .
Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối chương 9
Bài 1: Không gian mẫu và biến cố
Bài 2: Xác suất của biến cố
Bài tập cuối chương 10
Bài 1: Vẽ đồ thị hàm số bậc hai bằng phần mềm Geogebra
Bài 2: Vẽ ba đường conic bằng phần mềm Geogebra