Cho (O; R), lấy điểm A cách O một khoảng bằng 2R. Kẻ các tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Đoạn thẳng OA cắt đường tròn (O) tại I. Đường thẳng qua O và vuông góc với
26
20/05/2024
Cho (O; R), lấy điểm A cách O một khoảng bằng 2R. Kẻ các tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Đoạn thẳng OA cắt đường tròn (O) tại I. Đường thẳng qua O và vuông góc với OB cắt AC tại K.
a) Chứng minh: ∆OBA vuông tại B và ∆OAK cân tại K.
b) Đường thẳng KI cắt AB tại M. Chứng minh rằng KM là tiếp tuyến của đường tròn (O).
c) Tính chu vi tam giác AMK theo R.
Trả lời
Lời giải
a) AB là đường tiếp tuyến của đường tròn (O)
Þ OB ^ BA Þ ∆OBA vuông tại B.
Ta có: AB ^ OB (1)
OK ^ OB (2)
Từ (1) và (2) suy ra AB // OK
Þ \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{A_2}}\) (so le trong).
Mà \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}}\) (Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
\( \Rightarrow \widehat {{O_1}} = \widehat {{A_1}}\).
Vậy ∆OKA cân tại K.
b) Ta có: KM và (O) có điểm chung là I (3)
Mặt khác: OI = R, OA = 2R Þ IA = R
Þ KI là trung tuyến của ∆OKA
Mà ∆OKA cân tại K (cmt)
Þ KI ^ OA hay KM ^ OI (4)
Từ (3) và (4) Þ KM là tiếp tuyến của (O).
c) ∆AMK cân tại A (AI vừa là đường cao vừa là đường phân giác)
Þ AM = AK
\[\sin \widehat {{A_2}} = \frac{{OB}}{{OA}} = \frac{1}{2} \Rightarrow \widehat {{A_2}} = 30^\circ \Rightarrow \widehat {MAK} = 60^\circ \].
Khi đó, ∆AMK là tam giác đều \( \Rightarrow AI = \frac{{MK\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow MK = \frac{{2R}}{{\sqrt 3 }}\).
Do đó, chu vi ∆AMK là: \(3MK = 3.\frac{{2R}}{{\sqrt 3 }} = 2R\sqrt 3 \).