Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB và M là điểm nằm trên (O). Tiếp tuyến tại M cắt tiếp tuyến tại A và B của (O) lần lượt ở C và D. Đường thẳng AM cắt OC tại E, đường thẳng BM cắt OD tại
57
21/05/2024
Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB và M là điểm nằm trên (O). Tiếp tuyến tại M cắt tiếp tuyến tại A và B của (O) lần lượt ở C và D. Đường thẳng AM cắt OC tại E, đường thẳng BM cắt OD tại F.
a) Chứng minh: \(\widehat {COD} = 90^\circ \).
b) Tứ giác MEOF là hình gì?
c) Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD.
Trả lời
Lời giải
a) Dễ thấy \(\widehat {AMB} = 90^\circ \) hay \(\widehat {EMF} = 90^\circ \) tiếp tuyến CM, CA.
Suy ra OC ^ AM hay \(\widehat {OEM} = 90^\circ \).
Chứng minh tương tự ta được \(\widehat {OFM} = 90^\circ \).
Xét ∆CAO và ∆CMO có:
AO = MO = R (cmt)
CO là cạnh chung
\(\widehat {CAO} = \widehat {CMO} = 90^\circ \)
Do đó ∆CAO = ∆CMO (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
Suy ra \(\widehat {AOC} = \widehat {MOC}\) (hai góc tương ứng).
Do đó OC là tia phân giác của \(\widehat {AMO}\).
Tương tự AD là tia phân giác của \(\widehat {BOM}\)
Suy ra OC ^ OD hay \(\widehat {COD} = 90^\circ \).
b) Do ∆AOM cân tại O nên OE là đường phân giác đồng thời là đường cao
\( \Leftrightarrow \widehat {OEM} = 90^\circ \)
Chứng minh tương tự, ta suy ra được \(\widehat {OFM} = 90^\circ \).
Vậy MEOF là hình chữ nhật.
c) Gọi I là trung điểm của CD.
Khi đó, I là tâm đường tròn đường kính CD và IO = IC = ID.
Ta có ABDC là hình thang vuông tại A và B nên IO // AC // BD và IO ^ AB.
Do đó AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD.