Lời giải
a) ∆AQB nội tiếp đường tròn (O)
\( \Rightarrow \widehat {AQB} = 90^\circ \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).
Þ AQ ^ BM.
Tam giác ABM vuông tại A có AQ ^ BM, ta áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông suy ra: MA2 = MQ.MB (đpcm).
b) ∆ACB nội tiếp đường tròn (O)
\( \Rightarrow \widehat {ACB} = 90^\circ \) (Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Þ AC ^ BC (1)
Ta có: OA = OC (Bán kính của đường tròn tâm O)
Và MA = MC (Hai tiếp tuyến MA, MC cắt nhau tại M)
Þ MO là đường trung trực của đoạn thẳng AC
Þ MO ^ AC (2)
Từ (1) và (2) Þ BC // OM (Cùng vuông góc với AC)
\( \Rightarrow \widehat {OMB} = \widehat {MBC}\) (Hai góc ở vị trí so le trong)
Hay \(\widehat {IMQ} = \widehat {MBC}\) (3)
Mặt khác: \(\widehat {QAI} = \widehat {MBC}\) (Hai góc nội tiếp đường tròn (O) cùng chắn cung QC) (4)
Từ (3) và (4) \( \Rightarrow \widehat {IMQ} = \widehat {QAI}\;\left( { = \widehat {MBC}} \right)\)
Do M và A cùng nhìn QI cố định dưới hai góc bằng nhau nên tứ giác AIQM nội tiếp.
c) Do tứ giác AIQM nội tiếp nên suy ra:
\(\widehat {AMI} = \widehat {AQI}\) (Hai góc nội tiếp đường tròn cùng chắn cung AI) (5)
Ta có: \(\widehat {IQN} = \widehat {AQB} - \widehat {AQI} = 90^\circ - \widehat {AQI}\) (6)
Xét tam giác AIM vuông tại I có \(\widehat {AMI} + \widehat {MAI} = 90^\circ \)
Và \(\widehat {MAI} + \widehat {IAO} = \widehat {MAO} = 90^\circ \)
\( \Rightarrow \widehat {AMI} = \widehat {IAO}\) (Hai góc cùng phụ với \(\widehat {MAI}\)) (7)
Xét tam giác CAH vuông tại H có:
\(\widehat {CAH} + \widehat {ACH} = 90^\circ \Rightarrow \widehat {ACH} = 90^\circ - \widehat {CAH}\)
Hay \(\widehat {ICN} = 90^\circ - \widehat {IAO}\) (8)
Từ (5), (6), (7) và (8) \( \Rightarrow \widehat {IQN} = \widehat {ICN}\)
Do Q và C cùng nhìn IN cố định dưới hai góc bằng nhau nên tứ giác IQCN nội tiếp.
\( \Rightarrow \widehat {CIN} = \widehat {CQN}\) (Hai góc nội tiếp đường tròn cùng chắn cung CN) (*)
Mà \(\widehat {CAB} = \widehat {CQB}\) (Hai góc nội tiếp đường tròn (O) cùng chắn cung CB) (**)
Từ (*) và (**) nên suy ra \(\widehat {CIN} = \widehat {CAH}\)
Þ IN // AH (Có hai góc ở vị trí đồng vị bằng nhau)
Mà AH ^ CH nên suy ra IN ^ CH.