Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và K là điểm chính giữa cung AB. Trên cung KB lấy một điểm M (khác K; B). Trên tia AM lấy điểm N sao cho AN = BM. Kẻ dây BP song song với KM. Gọi Q là gia
34
20/05/2024
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và K là điểm chính giữa cung AB. Trên cung KB lấy một điểm M (khác K; B). Trên tia AM lấy điểm N sao cho AN = BM. Kẻ dây BP song song với KM. Gọi Q là giao điểm của các đường thẳng AP, BM.
a) So sánh hai tam giác: ΔAKN và ΔBKM.
b) Chứng minh: ΔKMN vuông cân.
c) Tứ giác ANKP là hình gì? Vì sao?
Trả lời
Lời giải
a) K là điểm chính giữa cung AB nên
Þ AK = KB (liên hệ giữa cung và dây)
Xét ∆AKN và ∆BKM có:
AK = BK (cmt)
\(\widehat {NAK} = \widehat {MBK}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung KM)
AN = BM (gt)
Þ ∆AKN = ∆BKM (c.g.c)
b) ∆AKN = ∆BKM
\( \Rightarrow \widehat {AKN} = \widehat {BKM}\) và KN = KM
Khi đó: \[\widehat {NKM} = \widehat {NKB} + \widehat {BKM} = \widehat {NKB} + \widehat {AKN} = \widehat {AKB} = 90^\circ \]
Mà KN = KM (cmt)
Þ ∆KMN là tam giác vuông cân tại K
c) Vì K nằm chính giữa cung AB với AB là đường kính
\( \Rightarrow \widehat {KPB} = 45^\circ \)
Mà BP // KM Þ KMBP là hình thang cân
Þ KB = PM Þ \( \Rightarrow \widehat {PAM} = \widehat {PBM} = 45^\circ \)
Mà \(\widehat {KPA} = 180^\circ - \widehat {KBA} = 135^\circ \Rightarrow \widehat {KPA} + \widehat {PAM} = 180^\circ \)
Þ PK // AM
Lại có PK = MB = AN Þ ANKP là hình bình hành.