Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Qua điểm A vẽ hai tiếp tuyến

Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Qua điểm A vẽ hai tiếp tuyến AB, AC đến (O) (B, C là 2 tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC, qua H kẻ một đường thẳng vuông góc với OC cắt (O) tại M (M thuộc cung nhỏ BC), AM cắt (O) tại N (N khác M); gọi K là trung điểm MN.

a) Chứng minh tứ giác ABOC nội tiếp và AB.BM = AM.NB.

b) Chứng minh 5 điểm A, B, K, O, C cùng thuộc một đường tròn và \(\widehat {AMH} = \widehat {AON}\).

c) Kẻ OI vuông góc NB tại I. Chứng minh: I, K, H thẳng hàng.

Trả lời
Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Qua điểm A vẽ hai tiếp tuyến  (ảnh 1)

a) Ta có:

\(\widehat {OBA} = 90^\circ \) (AB là tiếp tuyến của (O))

\(\widehat {OCA} = 90^\circ \) (AC là tiếp tuyến của (O))

Xét tứ giác ABOC có \(\widehat {OBA} + \widehat {OCA} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)

Suy ra tứ giác ABOC nội tiếp.

Xét ∆ABM và ∆ANB có:

\(\widehat {NAB}\) là góc chung.

\(\widehat {ANB} = \widehat {ABM}\) (Góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cùng chắn cung BM).

Suy ra ∆ABM đồng dạng ∆ANB (g.g)

Từ đó suy ra \(\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{{BM}}{{NB}} \Leftrightarrow AB.BM = AM.NB\) (đpcm)

b) Tứ giác ABOC nội tiếp có \(\widehat {OBA} = 90^\circ \) suy ra OA là đường kính cũng suy ra tứ giác ABOC nội tiếp đường tròn đường kính OA.

Ta có OK  MN (tính chất đường kính đi qua trung điểm dây cung thì vuông góc với dây đó).

Suy ra \(\widehat {OKM} = \widehat {OKA} = 90^\circ \) dẫn đến K thuộc đường tròn đường kính OA.

Vậy 5 điểm A, B, C, O, K cùng thuộc 1 đường tròn đường kính OA.

Vì ∆ABM đồng dạng ∆ANB (cmt) nên ta có: 

\(\frac{{AB}}{{AN}} = \frac{{AM}}{{AB}}\)

\( \Leftrightarrow \) AB2 = AM.AN

Mà ta cũng có AB2 = AH.AO (∆ABO vuông tại B có đường cao BH).

Suy ra AM . AN = AH . AO 

\(\frac{{AM}}{{AO}} = \frac{{AH}}{{AN}}\)

Xét ∆AMH và ∆AON có:

\(\widehat {OAN}\)là góc chung

\(\frac{{AM}}{{AO}} = \frac{{AH}}{{AN}}\) (cmt)

Suy ra ∆AMH đồng dạng ∆AON (c.g.c)      

Từ đó suy ra \(\widehat {AMH} = \widehat {AON}\) (hai góc tương ứng).

c) Ta có MH // AC (cùng vuông góc với OC).

Suy ra \(\widehat {KMH} = \widehat {KAC}\) (hai góc đồng vị).

Ta lại có \(\widehat {KBC} = \widehat {KAC}\) (tứ giác KBAC nội tiếp)

Từ đó suy ra \(\widehat {KBH} = \widehat {KMH}\) suy ra tứ giác KBMH nội tiếp.

\(\widehat {MKH} = \widehat {MBH}\) (tứ giác KBMH nội tiếp)

\(\widehat {MNC} = \widehat {MBC}\) (tứ giác NBMC nội tiếp đường tròn (O))

\(\widehat {MKH} = \widehat {MNC} \Rightarrow KH\,\,{\rm{//}}\,\,NC\) (1)

Ta có H là trung điểm BC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).

I là trung điểm NB (đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua trung điểm của dây).

Do đó IH là đường trung bình của tam giác NBC hay IH // NC                 (2)

Từ (1) và (2) suy ra K, H, I thẳng hàng (theo tiên đề Ơ – clit).

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả