Căng thẳng và rối loạn lo âu

Hầu hết mọi người có thể bị căng thẳng và rối loạn lo âu bất cứ lúc nào.

Căng thẳng và rối loạn lo âu là gì?

Video: Cảm giác sợ hãi, căng thẳng kéo dài: Bạn có đang mắc chứng rối loạn lo âu

Hầu hết mọi người có thể bị căng thẳng và rối loạn lo âu bất cứ lúc nào. Căng thẳng được tạo ra bởi những nhu cầu được đặt lên não hoặc cơ thể của chúng ta. Mọi người cho biết rằng họ cảm thấy căng thẳng khi có nhiều nhu cầu đặt ra cho họ cùng một lúc. Cảm giác căng thẳng có thể được kích hoạt bởi một sự kiện khiến bạn cảm thấy thất vọng hoặc lo lắng. Lo âu là cảm giác sợ hãi hoặc bất an. Nó có thể là một phản ứng của căng thẳng, hoặc có thể xảy ra ở những người không thể xác định được những yếu tố chính gây căng thẳng trong cuộc sống của họ là gì.

Căng thẳng và lo âu không phải lúc nào cũng xấu. Đôi khi, căng thẳng có thể giúp bạn vượt qua thử thách hoặc tình huống nguy hiểm. Ví dụ về căng thẳng và lo lắng hàng ngày, bao gồm lo lắng về việc tìm kiếm việc làm, cảm thấy lo lắng trước một kì thi hoặc cảm thấy xấu hổ trong một số tình huống nhất định. Nếu chúng ta không trải qua một số lo lắng, chúng ta có thể sẽ không có động lực để làm những việc mà chúng ta cần phải làm (ví dụ phải ôn tập trước kì kiểm tra).

 

(nguồn: healthyliving.natureloc.com)Căng thẳng và lo âu. (nguồn: healthyliving.natureloc.com)

Tuy nhiên, nếu căng thẳng và lo âu bắt đầu ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của bạn, có thể vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. Nếu bạn đang trốn tránh nỗi sợ hãi, thường xuyên lo lắng hoặc quá lo lắng về một chuyện buồn liên tục vài tuần sau khi nó xảy ra, có thể đã đến lúc bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ.

Triệu chứng của căng thẳng và rối loạn lo âu

Căng thẳng và rối loạn lo âu có thể tạo ra các triệu chứng cả về thể chất và tinh thần. Mọi người khi trải qua mức độ căng thẳng và lo lắng khác nhau thường cho thấy các triệu chứng thể chất phổ biến bao gồm:                                                   

Ngoài ra, căng thẳng và lo lắng có thể gây ra các triệu chứng tâm thần. Chúng có thể bao gồm:

  • Cảm giác như sắp tận thế
  • Hoảng sợ hoặc lo lắng khi ở chỗ đông người
  • Khó tập trung
  • Tức giận vô cớ
  • Bồn chồn

Những người bị căng thẳng và rối loạn lo âu trong thời gian dài có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Họ có nhiều khả năng mắc bệnh tim, huyết áp cao, đái tháo đường, thậm chí có thể bị trầm cảm và rối loạn cảm xúc.

Nguyên nhân gây căng thẳng và rối loạn lo âu

(nguồn: dyfivalleyhealth.org)Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căng thẳng đến từ cuộc sống hằng ngày.  (nguồn: dyfivalleyhealth.org)

Đa phần đối với mọi người, căng thẳng và lo lắng  sẽ đến và đi. Chúng thường xảy ra sau các sự kiện cụ thể trong cuộc sống, nhưng sau đó sẽ biến mất.

Nguyên nhân phổ biến

Các yếu tố gây căng thẳng phổ biến bao gồm:

  • Di chuyển
  • Bắt đầu một trường học hoặc công việc mới
  • Bị bệnh hoặc bị thương
  • Có một người bạn hoặc thành viên gia đình bị ốm hoặc bị thương
  • Cái chết của một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè
  • Kết hôn
  • Sinh con

Chất gây nghiện và thuốc

(nguồn: dgarsnyder.com)Chất gây nghiện có thể làm căng thẳng. (nguồn: dgarsnyder.com)

 Chất gây nghiện có chứa chất kích thích có thể làm cho các triệu chứng căng thẳng và lo lắng tồi tệ hơn. Thường xuyên sử dụng caffeine, các loại thuốc bất hợp pháp như cocaine, và thậm chí cả rượu cũng có thể làm cho các triệu chứng này tồi tệ hơn.

Một số loại thuốc kê đơn có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn bao gồm:

  • Thuốc tuyến giáp
  • Thuốc hen suyễn
  • Thuốc giảm cân

Rối loạn liên quan đến căng thẳng và lo âu

Căng thẳng và lo lắng xảy ra thường xuyên hoặc quá mức so với với tác nhân gây căng thẳng có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu. Ước tính có khoảng 40 triệu người Mỹ sống chung với một số loại rối loạn lo âu.

Những người mắc các chứng rối loạn này có thể cảm thấy lo lắng và căng thẳng hàng ngày và trong thời gian dài. Những rối loạn này bao gồm:

  • Rối loạn lo âu tổng quát (GAD) là một chứng rối loạn lo âu phổ biến có đặc điểm là lo lắng không kiểm soát được. Đôi khi mọi người lo lắng về những điều tồi tệ có thể xảy ra với bản thân hoặc những người  trong gia đình của họ. Và đôi lúc, họ có thể không xác định được nguồn gốc của sự lo lắng.
  • Rối loạn hoảng sợ là một tình trạng gây ra các cơn hoảng sợ, là những khoảnh khắc sợ hãi tột độ kèm theo tim đập thình thịch, khó thở và sợ hãi như thể sự diệt vong sắp xảy ra.
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là một tình trạng gây ra hồi tưởng hoặc lo lắng do kết quả của một trải nghiệm đau thương.
  • Chứng ám ảnh sợ xã hội là một tình trạng gây ra cảm giác lo lắng dữ dội trong các tình huống liên quan đến tương tác với người khác.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một tình trạng gây ra các suy nghĩ lặp đi lặp lại và buộc phải hoàn thành các hành động nghi lễ nhất định.

Khi nào cần sự trợ giúp

(nguồn: http://hosrem.org.vn/)Khi tình trạng nặng hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn. (nguồn: http://hosrem.org.vn/)

 Nếu bạn có ý nghĩ về việc làm hại bản thân hoặc người khác, đó là khi bạn nênđi khám ngay. Căng thẳng và lo lắng là những tình trạng có thể điều trị được và có nhiều nguồn lực, phương pháp điều trị có thể giúp ích cho bạn. Nếu bạn không thể kiểm soát sự lo lắng và căng thẳng đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, hãy trao đổi với các bác sĩ tâm lý về các cách để kiểm soát căng thẳng và lo lắng.

Các cách để kiểm soát căng thẳng và lo lắng

Thỉnh thoảng, bạn có thể gặp căng thẳng và lo lắng. Đó hoàn toàn là điều bình thường, và có những phương pháp bạn có thể sử dụng để kiểm soát chúng dễ dàng hơn. Chú ý đến phản ứng của cơ thể và trí não của bạn phản ứng với các tình huống gây căng thẳng và lo lắng. Lần tới khi những sự kiện căng thẳng xảy ra, bạn sẽ có thể đoán trước được phản ứng của mình và nó có thể ít gây xáo trộn hơn.

1. Giải pháp kiểm soát căng thẳng và lo lắng hàng ngày

nguồn: oncostem.com)Kiểm soát căng thẳng và lo lắng. (nguồn: oncostem.com)

 Một số thay đổi trong lối sống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng căng thẳng và lo lắng. Những cách này có thể được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị chứng lo âu. Các giải pháp để giảm căng thẳng và lo lắng bao gồm:

  • Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
  • Hạn chế uống cà phê và rượu
  • Ngủ đủ giấc
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ngồi thiền
  • Lên thời gian biểu cho các sở thích
  • Ghi nhật ký về cảm xúc
  • Tập thở sâu
  • Nhận ra các yếu tố gây ra căng thẳng
  • Trò chuyện với bạn bè

Lưu ý, nếu bạn có xu hướng sử dụng các chất như rượu hoặc ma túy như một cách để đối phó với căng thẳng và lo lắng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề lạm dụng chất kích thích nghiêm trọng có thể làm cho căng thẳng và lo lắng trở nên tồi tệ hơn.

2. Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia

(nguồn: kardblock.com)Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia. (nguồn: http://hosrem.org.vn/) 

 

Có nhiều cách có thể điều trị căng thẳng và lo lắng. Nếu bạn cảm thấy mình không thể kiểm soát căng thẳng và lo lắng, bạn nên tìm đến các bác sĩ. Họ có thể sử dụng liệu pháp tâm lý, còn được gọi là liệu pháp trò chuyện, để giúp bạn vượt qua căng thẳng và lo lắng. Bác sĩ trị liệu cũng có thể dạy bạn các kỹ thuật thư giãn để bạn áp dụng, có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng.

Các phương pháp thường được sử dụng

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)

Đây là một phương pháp phổ biến và hiệu quả được sử dụng để kiểm soát căng thẳng và lo lắng. Liệu pháp này giúp bạn nhận ra những suy nghĩ hay hành vi lo lắng và thay đổi chúng thành những suy nghĩ và hành vi tích cực hơn.

Liệu pháp tiếp xúc và giải mẫn cảm có hệ thống 

Liệu pháp này có thể có hiệu quả trong việc điều trị chứng ám ảnh sợ hãi, trong đó bệnh nhân dần dần tiếp xúc với các kích thích gây lo lắng để giúp kiểm soát cảm giác sợ hãi.

 Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bác sĩ điều trị của bạn cũng có thể kê đơn thuốc   giúp điều trị chứng rối loạn lo âu. Chúng có thể bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc-serotonin (SSRI) như sertraline (Zoloft) hoặc paroxetine (Paxil). Đôi khi các bác sĩ sử dụng thuốc chống lo âu (benzodiazepines), chẳng hạn như diazepam (Valium) hoặc lorazepam (Ativan), nhưng những loại thuốc này thường được sử dụng ngắn hạn do có nguy cơ nghiện.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn căng thẳng và rối loạn lo âu trong một thời gian dài?

Căng thẳng và lo âu có thể gây khó chịu cho bạn. Chúng cũng có thể có những tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất của bạn nếu không được điều trị trong thời gian dài. Mặc dù một số căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống có thể được kiểm soát, nhưng điều quan trọng là phải nhận biết được khi nào căng thẳng trong cuộc sống của bạn đang gây ra những hậu quả tiêu cực. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng và lo lắng không thể kiểm soát được, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia hoặc nhờ người khác giúp bạn tìm sự hỗ trợ mà bạn cần.

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!