Căng thẳng liệu có thể dẫn tới bệnh zona?

Bệnh zona, hay herpes zoster, là một bệnh nhiễm vi rút phổ biến. Bệnh gây ra tình trạng phát ban lớn, đau đớn với nổi mụn nước. Phát ban thường xuất hiện ở một bên của cơ thể. Nó thường hình thành trên cơ thể hoặc mặt, thường gần mắt.

Video: Stress: Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona nếu bạn đã từng mắc bệnh thủy đậu. Đó là bởi vì vi-rút varicella-zoster, gây bệnh thủy đậu, cũng là nguyên nhân gây ra bệnh zona. Vi rút vẫn tiềm ẩn bên trong cơ thể bạn sau khi bị thủy đậu. Ở một số người, vi rút tái hoạt động vào giai đoạn sau của cuộc đời, dẫn đến bệnh zona. Điều này có thể xảy ra trong vòng nhiều năm, hoặc thậm chí nhiều thập kỷ sau khi mắc bệnh thủy đậu.

Bệnh zona có thể xảy ra ở mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh thường có ảnh hưởng đến những người lớn tuổi. Theo 1 trong 3 nguồn tin cậy cho biết, bất kì người dân ở Hoa Kỳ đều mắc bệnh zona vào một thời điểm nào đó trong suốt cuộc đời của họ.

Không rõ tại sao vi-rút varicella-zoster lại chỉ kích hoạt ở một số người chứ không phải tất cả mọi người. Mọi người thường nghĩ căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến bệnh zona, nhưng một số nghiên cứu mới đã xem xét sâu hơn mối liên hệ này. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về kết nối giữa căng thẳng và bệnh zona này.

Mối tương quan giữa căng thẳng và bệnh zona

Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy căng thẳng vào một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Ví dụ như có người thân trong gia đình mất hoặc thất nghiệp có thể làm tăng mức độ căng thẳng đáng kể. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, cảm giác trầm cảm và hệ thống miễn dịch.

(nguồn: blog.ochsner.org)Bệnh zona. (nguồn: blog.ochsner.org) 

Một số nhà nghiên cứu cho rằng hệ thống miễn dịch suy yếu có thể kích hoạt lại virus varicella-zoster. Vì căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng căng thẳng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh zona.

Theo một nguồn tin cậy, các nhà nghiên cứu đã liên kết các sự kiện kinh niên, căng thẳng hàng ngày và căng thẳng cao độ trong cuộc sống là các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh zona. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng căng thẳng có thể là một yếu tố nguy cơ nếu có các yếu tố khác cùng tác động, chẳng hạn như tuổi cao, rối loạn tâm trạng và chế độ ăn uống kém. Chúng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch.

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa căng thẳng và bệnh zona. Nghiên cứu này kiểm tra lại dữ liệu từ hơn 39.000 người đã trải qua các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống của họ, bao gồm cả cái chết hoặc suy giảm sức khỏe của vợ/chồng họ. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa căng thẳng và bệnh zona.

Ảnh hưởng của căng thẳng đến cơ thể của bạn

(nguồn: mannaplus.co.za)Căng thẳng có ảnh hưởng đến cơ thể. (nguồn: mannaplus.co.za)Các nhà khoa học có những quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa căng thẳng và bệnh zona, nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng căng thẳng có ảnh hưởng đến cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên kết giữa căng thẳng, đặc biệt là mức độ nghiêm trọng hoặc lâu dài, với một loạt các vấn đề, bao gồm:

  • Các vấn đề về đường tiêu hóa
  • Huyết áp cao
  • Béo phì
  • Bệnh tim
  • Bệnh đái tháo đường
  • Khó ngủ
  • Tức ngực
  • Đau đầu
  • Ham muốn tình dục thay đổi
  • Thay đổi tâm trạng, bao gồm cả cảm giác tức giận, buồn bã hoặc lo lắng ngày càng tăng
  • Ăn quá nhiều hoặc quá ít
  • Lạm dụng chất kích thích

Các yếu tố gây bệnh zona và các yếu tố nguy cơ

Yếu tố nguy cơ chính của việc mắc bệnh zona là đã từng mắc bệnh thủy đậu, mặc dù những người đã tiêm phòn thủy đậu vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh.


Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh zona (nguồn: verywellhealth.com)

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh zona (nguồn: verywellhealth.com)

Một yếu tố nguy cơ khác là tuổi tác. Trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh niên có thể bị bệnh zona, nhưng hầu hết những người  phát bệnh đều trên 50 tuổi.

Hệ thống miễn dịch suy yếu cũng có thể gây ra bệnh zona. Dinh dưỡng tốt và ngủ đủ giấc rất quan trọng vì chúng có thể giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ.

Một số bệnh nền và phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị bệnh zona hơn. Chúng bao gồm:

  • HIV
  • Điều trị liệu pháp miễn dịch cho những người đã cấy ghép nội tạng
  • Ung thư
  • Phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị và xạ trị

Các triệu chứng của bệnh zona 

Bệnh zona thường bắt đầu với cảm giác bỏng rát, ngứa ran hoặc đau dọc một bên thân hoặc đầu. Trong vòng một đến năm ngày, phát ban sẽ xuất hiện. Vài ngày tiếp theo, phát ban sẽ biến thành các mụn nước chứa đầy dịch. Các mụn nước sẽ bắt đầu khô khoảng một tuần sau đó và sẽ bắt đầu biến mất trong vài tuần tiếp theo. Một số người chỉ cảm thấy ngứa nhẹ, nhưng một số khác lại bị đau dữ dội.

(nguồn: healthline.com)Mụn nước biểu hiện của bệnh zona. (nguồn: healthline.com)Nếu bạn nghĩ mình có thể bị bệnh zona, đặc biệt nếu bạn thấy mụn nước trên mặt hoặc gần mắt hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bệnh zona có thể gây mất thính giác hoặc thị lực, đặc biệt nếu bạn không được điều trị.

Dù nổi mẩn đỏ ở đâu thì bạn cũng nên nhanh chóng đi khám và điều trị. Bác sĩ có thể chẩn đoán và kê đơn phương pháp điều trị để giúp mụn nước khô và lành lại. Điều này có thể làm giảm thời gian điều trị cũng như sự khó chịu của bạn.

Phương pháp điều trị bệnh Zona

Không có cách chữa khỏi bệnh zona, nhưng hầu hết những người bị bệnh zona chỉ bị một lần.

(nguồn: aarp.org)Đến gặp bác sĩ để điều trị zona hiệu quả.  Khi bị Zona, hãy thực hiện những điều sau đây ở nhà có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn:

  • Nghỉ ngơi thật nhiều.
  • Dùng khăn lau mát đắp trên vùng da bị phát ban.
  • Tắm bằng bột yến mạch.
  • Hạn chế căng thẳng của bạn ở mức tối thiểu.

Bạn nên che vết phát ban và rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ lây lan nhiễm trùng. Bệnh zona không lây nhưng khi bị zona, bạn có thể làm cho người khác mắc bệnh thủy đậu.

Bệnh zona có thể kéo dài từ hai đến sáu tuần. Đôi khi, cơn đau liên quan đến bệnh zona có thể kéo dài được gọi là biến chứng thần kinh sau zona (PHN). PHN thường giảm dần theo thời gian. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau cũng có hiệu quả trong trường hợp này.

Tóm lại

Các nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh zona và căng thẳng dường như mâu thuẫn với nhau. Điều này không có gì lạ, nhưng có thể khiến bạn khó tìm ra được nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Nên trao đổi với bác sĩ của bạn về tiêm phòng bệnh zona hoặc tìm cách giảm căng thẳng và lo lắng.

Bạn có thể làm gì để tránh căng thẳng?

Cách giảm căng thẳng (nguồn: verywellmind.com)

Cách giảm căng thẳng (nguồn: verywellmind.com)

Giảm bớt hoặc loại bỏ căng thẳng khỏi cuộc sống có thể không đảm bảo rằng bạn sẽ không bị bệnh zona, nhưng nó sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Thử nghiệm các cách khác nhau có thể giúp bạn tìm ra cách phương pháp phù hợp với mình. Hãy thử các phương pháp sau để giảm căng thẳng:

  • Xác định và tránh những thứ gây ra căng thẳng cho bạn. Cân nhắc nên ghi nhật ký về tâm trạng của bạn và các yếu tố có thể gây ra.
  • Nghỉ ngơi trước khi ngủ. Đọc sách, tắt máy tính và tạo thói quen trước khi đi ngủ có thể sẽ là phương pháp hữu ích
  • Biến giờ ăn thành nghi thức xã giao với những người bạn thích, hoàn chỉnh với cuộc trò chuyện, âm nhạc nhẹ nhàng và thức ăn lành mạnh, được chuẩn bị tốt.
  • Dành thời gian cho thú cưng của bạn hoặc chăm thú cưng của người khác nếu bạn thích động vật.
  • Tắt điện thoại của bạn.
  • Dành thời gian cho thiên nhiên hoặc đi bộ trong không gian yên tĩnh.
  • Ngồi thiền.
  • Hãy thử tập yoga.
  • Tham gia các nhóm tình nguyện.
  • Thực hành các bài tập hít thở sâu.

Bạn cũng có thể thêm tập thể dục thường xuyên vào thói quen hàng ngày của mình. Đi bộ, đi xe đạp hoặc đi bộ đường dài là những ví dụ về các bài tập mà bạn có thể kết hợp vào thói quen của mình.

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!