Video: Stress: Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), mức độ căng thẳng trung bình của người trưởng thành ở Hoa Kỳ vào năm 2015 là 5,1 trên thang điểm từ 1 đến 10. Căng thẳng quá mức có thể tạo ra các triệu chứng cả về thể chất và cảm xúc.
Hãy tìm hiểu một số biểu hiện cảm xúc của căng thẳng và những gì bạn có thể làm để giảm bớt căng thẳng.
Trầm cảm
Hiệp hội lo âu và trầm cảm Hoa Kỳ (ADAA) định nghĩa trầm cảm là một Bệnh lý trong đó người bệnh trải qua cảm xúc và tinh thần tiêu cực trầm trọng, kéo dài. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng cao và sự khởi đầu của bệnh trầm cảm.
Căng thẳng làm tăng tỷ lệ trầm cảm (nguồn ảnh: https://www.mydr.com.au/)
Một nghiên cứu trên 800 phụ nữ đã tìm ra mối liên hệ giữa các loại căng thẳng khác nhau và tình trạng trầm cảm nặng. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cả căng thẳng mãn tính và cấp tính đều góp phần làm tăng tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ.Một nghiên cứu quan sát khác đã kiểm tra mức độ căng thẳng của dân số trong độ tuổi lao động. Các triệu chứng và mức độ căng thẳng của những người tham gia nghiên cứu đã được đo lường. Trầm cảm thì phổ biến hơn ở những người có mức độ căng thẳng cao hơn.
Cách điều trị trầm cảm:
- Liên hệ và xin tư vấn từ bác sĩ tâm lý
- Cả liệu pháp tâm lý và thuốc đều có thể là những phương pháp điều trị hiệu quả
- Các nhóm hỗ trợ, thiền và tập thể dục cũng rất hữu ích
Lo âu
Lo âu khác với trầm cảm. Nó được đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi bao trùm, thay vì chỉ là cảm giác buồn bã.
Tuy nhiên, giống như trầm cảm, các nghiên cứu đã gợi ý rằng căng thẳng có thể liên quan đến triệu chứng lo âu và rối loạn lo âu.
Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã tìm hiểu tác động của căng thẳng tâm lý xã hội tại nơi làm việc và ở nhà đối với lo âu và trầm cảm. Họ phát hiện ra rằng những người trải qua mức độ căng thẳng cao trong công việc thường có nhiều triệu chứng lo lắng và trầm cảm hơn.
Cách điều trị lo âu:
- Liên hệ và xin tư vấn từ bác sĩ tâm lý
- Liệu pháp tâm lý và thuốc
- Cách giảm lo âu một ách tự nhiên như ngủ đủ giấc, ngồi thiền, ăn uống lành mạnh, ngừng sử dụng rượu và thuốc lá
Cáu gắt
Hay cáu gắt và nổi nóng là đặc điểm chung ở những người bị căng thẳng.
Trong một nghiên cứu, mức độ tức giận cao hơn có liên quan đến tinh thần bị căng thẳng và khả năng bị đau tim do căng thẳng gây ra.
Một nghiên cứu khác đã tìm thấy mối liên hệ giữa mức độ tức giận và căng thẳng ở những người chăm sóc bệnh nhân bị sa sút trí tuệ.
Cách kiểm soát
Kiềm chế cơn tức giận giúp giảm bớt căng thẳng (nguồn ảnh: https://brainlearns.com/)
- Có nhiều cách để kiểm soát mức độ tức giận. Phương pháp thư giãn, giải quyết vấn đề hiệu quả và giao tiếp tốt đều là những cách tuyệt vời để giúp kiềm chế cơn tức giận.
- Cách kiềm chế cơn tức giận có thể giúp giảm bớt căng thẳng trong những tình huống khiến bạn thất vọng, căng thẳng hoặc tức giận.
Giảm ham muốn tình dục
Ở một số người, căng thẳng quá nhiều có thể có tác động tiêu cực đến ham muốn tình dục và mong muốn được thân mật.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 cho thấy rằng mức độ căng thẳng mãn tính có tác động tiêu cực đến kích thích tình dục. Nghiên cứu cho thấy cả mức độ cortisol cao và khả năng bị phân tâm cao hơn đều dẫn đến mức độ kích thích thấp hơn.
Nhiều nghiên cứu xung quanh căng thẳng và giảm ham muốn tình dục liên quan đến phụ nữ, nhưng điều này chắc chắn cũng có thể ảnh hưởng đến cả nam giới. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng căng thẳng trong giai đoạn phát triển ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của chuột hamster đực trong thời kỳ trưởng thành.
Cách điều trị:
- Giảm căng thẳng có thể giúp phục hồi và cải thiện ham muốn tình dục
- Tự chăm sóc bản thân, thư giãn và tập thể dục là một vài cách để nâng cao sự tự tin
- Cải thiện sự giao tiếp với bạn tình để tăng sự thân mật và ham muốn tình dục
Vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung
Nếu bạn thấy mình gặp khó khăn về trí nhớ và khả năng tập trung thì một phần có thể do căng thẳng.
Một nghiên cứu trên động vật chỉ rằng những con chuột vị thành niên tiếp xúc với căng thẳng cấp tính gặp nhiều vấn đề về trí nhớ hơn so với những con chuột không bị căng thẳng.
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các con đường phản ứng với căng thẳng trong não và ảnh hưởng của chúng đối với trí nhớ dài hạn. Họ phát hiện ra rằng một số hormone nhất định sau một sự kiện căng thẳng hoặc đau thương có thể làm suy giảm trí nhớ.
Cách điều trị vấn đề về trí nhớ:
- Thay đổi các lối sống khác nhau có thể giúp cải thiện trí nhớ.
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giữ cho cơ thể và tâm trí luôn hoạt động có thể giúp bạn tập trung hơn.
- Tránh uống rượu và hút thuốc để giúp giữ cho bộ não khỏe mạnh.
Hành vi bắt buộc
Từ lâu đã có mối liên hệ giữa căng thẳng và các hành vi gây nghiện.
Một nghiên cứu mở rộng ý tưởng rằng những thay đổi liên quan đến căng thẳng trong não có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của chứng nghiện. Theo các nhà nghiên cứu, căng thẳng mãn tính có thể thay đổi bản chất vật lý của não và thúc đẩy các hành vi hình thành thói quen, từ đó gây nghiện ngập.
Một nghiên cứu khác của Đại học Rockefeller ở New York thậm chí còn phát hiện ra mối liên hệ của một số biến thể trong gen liên quan đến căng thẳng với chứng nghiện ma tuý.
Cách điều trị:
- Lối sống lành mạnh có thể giúp giảm bớt các hành vi có vấn đề và ép buộc. Đối với các hành vi cưỡng chế nghiêm trọng hơn thì cần đến sự trợ giúp của chuyên gia.
- Viện quốc gia về lạm dụng ma túy có các phương pháp để phục hồi, bao gồm các khuyến nghị về lối sống giúp kiểm soát căng thẳng.
Tâm trạng thất thường
Nhiều tác động cảm xúc của căng thẳng có thể khiến bạn cảm thấy như đang trải qua những thay đổi trong tâm trạng.
Một nghiên cứu năm 2014 đã xem xét vai trò của các loại bài kiểm tra căng thẳng khác nhau đối với sinh lý, tâm trạng và nhận thức. Nghiên cứu chỉ ra rằng cả những tác nhân gây căng thẳng về mặt xã hội và thể chất đều có thể có tác động lớn đến cảm xúc và tâm trạng.
Với nhiều dấu hiệu cảm xúc khác của căng thẳng, thật dễ dàng để nhận ra mức độ ảnh hưởng của căng thẳng đến tâm trạng chung của bạn.
Có nhiều cách để cải thiện tâm trạng như:
- Giảm căng thẳng
- Tận hưởng thiên nhiên
- Ăn mừng với bạn bè
- Phương pháp thiền chánh niệm
Đối với những thay đổi tâm trạng nghiêm trọng hơn mà không biến mất, hãy đi khám bác sĩ tâm lý.
Cách quản lý và giảm căng thẳng
Giảm các triệu chứng căng thẳng về cảm xúc bắt đầu bằng việc giảm các nguyên nhân gây căng thẳng trong cuộc sống của bạn.
Viện nghiên cứu về Stress Hoa Kỳ cho rằng mặc dù có rất nhiều cách giảm căng thẳng, nhưng để tìm kiếm cách phù hợp với bạn là rất quan trọng.
Một số cách để giảm căng thẳng:
Chạy bộ giúp giảm căng thẳng tốt (nguồn ảnh: https://www.verywellfit.com/)
- Các hoạt động thể chất như chạy bộ và thể dục nhịp điệu
- Các hoạt động thư giãn như thiền, yoga hoặc thái cực quyền giúp vận động cơ thể nhẹ nhàng, thư giãn
- Giảm căng thẳng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống giúp bạn hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân gây căng thẳng mãn tính.
Tổng kết
Tìm ra các cách giảm căng thẳng phù hợp với bạn là một bước quan trọng trong việc giảm các triệu chứng cảm xúc của căng thẳng.
Theo thời gian, bạn có thể thấy rằng sự quyết tâm chống lại căng thẳng của bạn trở nên mạnh mẽ hơn và các triệu chứng được cải thiện.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc xử lý các khía cạnh cảm xúc do căng thẳng thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ tâm lý.
Hãy nhớ rằng, căng thẳng cũng có thể có những tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất. Điều quan trọng là bạn giữ được trạng thái tốt nhất, cả về thể chất và tinh thần.
Xem thêm :