Cách xác định các chất làm quỳ tím hóa đỏ
I. Lí thuyết về chất chỉ thị
1. Khái niệm
Quỳ tím hay được gọi là giấy quỳ - loại giấy được tẩm dung dịch etanol hoặc nước cùng chất màu được tách từ rễ cây địa y Roccella và Dendrographa. Loại giấy này ban đầu có màu tím được sử dụng trong thí nghiệm hóa học và đo độ pH. Sau khi sử dụng, giấy quỳ sẽ biến đổi thành màu khác.
2. Phân loại các chất dựa vào sự đổi màu quỳ tím
Quỳ tím thay đổi 3 màu tùy vào dung dịch đó là axit, bazo hay trung tính:
- Quỳ tím đổi màu đỏ khi giấy quỳ tiếp xúc với dung dịch có tính axit.
- Quỳ tím đổi màu xanh khi giấy quỳ tiếp xúc với dung dịch có tính bazo.
- Quỳ tím không đổi màu khi dung dịch đó là trung tính (tính axit = tính bazo).
II. Phương pháp giải
- Bước 1: Xác định tính chất riêng của từng chất cụ thể.
- Bước 2: Lựa chọn thuốc thử.
- Bước 3: Trình bày phương pháp nhận biết:
+ Trích mẫu thử (trừ trường hợp nhận biết chất khí)
+ Tiến hành nhận biết
+ Ghi nhận hiện tượng
+ Viết phương trình minh họa.
III. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Thuốc thử dùng để nhận biết các chất: benzen, rượu etylic và axit axetic là
A. Quỳ tím và kim loại Na.
B. Quỳ tím.
C. Kim loại Na.
D. Dung dịch kiềm NaOH.
Lời giải: A. Quỳ tím và kim loại Na.
Phương trình phản ứng:
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
Ví dụ 2: Thuốc thử dùng để nhận biết: rượu etylic, dung dịch saccarozơ, dung dịch glucozơ, axit axetic là
A. Kim loại Na và quỳ tím.
B. Quỳ tím, kim loại Na và dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch hồ tinh bột, AgNO3/NH3 và NaOH.
D. Quỳ tím, dung dịch hồ tinh bột và AgNO3/NH3.
Lời giải: B. Quỳ tím, kim loại Na và dung dịch AgNO3/NH3.
Phương trình hóa học:
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 +2Ag¯
IV. Bài tập vận dụng
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím
B. Anilin tác dụng với Brom tạo thành kết tủa màu trắng
C. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím
D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu xanh tím
Lời giải: D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu xanh tím
Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím
A. HCl
B. Na2SO4
C. NaOH
D. KCl
Lời giải: C. NaOH
A. HCl là axit mạnh làm quỳ tím hóa đỏ
B. Na2SO4 có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu
C. NaOH là bazo mạnh do đó làm quỳ tím hóa xanh
D. KCl có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu
Câu 3: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. NaOH, BaCl2, H3PO4, KOH
B. NaOH, Na2SO4, KCl, KOH
C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH
D. NaOH, Ca(NO3)2, KOH, H2SO4
Lời giải: C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH
A loại vì có BaCl2 có môi trường trung tính không làm đổi màu quỳ tím
H3PO4 có môi trường axit làm quỳ tím hóa xanh
B loại vì có Na2SO4 và KCl có môi trường trung tính không làm đổi màu quỳ tím
C đúng vì NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH đều là bazo mạnh có môi trường bazo làm quỳ tím hóa xanh
D loại vì Ca(NO3)2 có môi trường trung tính không làm đổi màu quỳ tím
H2SO4 có môi trường axit làm quỳ tím hóa xanh
Vậy Dãy dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là dãy gồm các dung dịch bazơ: NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.
Câu 4: Cho các chất sau: NaCl, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, K2CO3, AlCl3, NaOH. Số các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là
A. 2.
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải: B. 3
Các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là các bazơ tan: Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH.
Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. Lysin
B. Alanin
C. Axit glutamic
D. Glyxin
Lời giải: C. Axit glutamic
Dung dịch mang tính axit làm quỳ tím hóa đỏ.
Dung dịch axit glutamic (HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH) làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 6: Trong các câu dưới đây, điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Các amin đều có tính bazơ vì thế dung dịch của chúng đều làm quì tím hóa xanh
B. Các amino axit đều có tính lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím
C. Các peptit đều cho được phản ứng màu biure
D. CH3-CH(NH2)COOH có tên thay thế là α-aminopropanoic
Lời giải: D. CH3-CH(NH2)COOH có tên thay thế là α-aminopropanoic
A sai ví dụ anilin không làm đổi màu quỳ tím
B sai vì các aminoaxit có số nhóm -NH2 bằng số nhóm -COOH thì mới không làm đổi màu quỳ tím
C sai vì đipeptit không tham gia phản ứng màu biure
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dung dịch lysin không làm đổi màu quỳ tím
B. Metylamin là chất khí tan nhiều trong nước
C. Protein đơn giản chứa các gốc α-amino axit
D. Phân tử Gly-Ala-Val có ba nguyên tử nitơ
Lời giải: A. Dung dịch lysin không làm đổi màu quỳ tím
A sai, vì lysin có số nhóm -NH2 > -COOH nên làm quỳ tím chuyển xanh.
B đúng, vì metylamin tạo được liên kết H với H2O nên tan nhiều trong nước.
C đúng, vì protein đơn giản được cấu tạo nên từ các α-amino axit.
D đúng, vì mỗi mắt xích Gly, Ala, Val có 1 nguyên tử N
Xem thêm các bài tập Hóa Học hay khác:
Cách xác định các chất làm mất màu dung dịch Brom (2024) hay nhất
Cách xét cặp chất có cùng tồn tại trong một dung dịch không (2024) hay, chi tiết
Bảng nhận biết các chất hóa học (2024) hay, chi tiết nhất
Các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ (2024) đầy đủ nhất
Các chuỗi phản ứng thường gặp (2024) hay nhất