Cách xác định các chất làm mất màu dung dịch Brom
I. Lí thuyết về Brom
1. Trạng thái tự nhiên
- Tồn tại ở dạng hợp chất, chủ yếu là muối bromua của kali, natri, magie.
- Bromua kim loại có trong nước biển, nước của 1 số hồ cùng với muối clorua.
2. Tính chất vật lí
- Brom là chất lỏng màu đỏ nâu, mùi khó chịu, dễ bay hơi, độc.
- Brom Là chất ôxi hóa yếu hơn clo.
3. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với kim loại
Sản phẩm tạo muối tương ứng
b. Tác dụng với hidro
Độ hoạt động giảm dần từ Cl → Br → I
Các khí HBr, HI tan vào nước tạo dung dịch axit.
Về độ mạnh axit thì lại tăng dần từ HCl < HBr < HI.
c. Tính khử của Br2, HBr
- Brom thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hóa mạnh (như nước clo, …)
Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 (Axit bromic) + 10HCl
- Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dd) mạnh hơn HCl. HBr khử được H2SO4 đặc thành SO2.
2HBr + H2SO4đ → Br2 + SO2 + 2H2O
- Dd HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hóa (dd HF và HCl không có phản ứng này):
4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2
II. Phương pháp giải
- Bước 1: Xác định tính chất riêng của từng chất cụ thể.
- Bước 2: Lựa chọn thuốc thử.
- Bước 3: Trình bày phương pháp nhận biết:
+ Trích mẫu thử (trừ trường hợp nhận biết chất khí)
+ Tiến hành nhận biết
+ Ghi nhận hiện tượng
+ Viết phương trình minh họa.
III. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.
- Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.
- Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
Lời giải:
- Lấy mỗi chất một lượng nhỏ ra ống nghiệm và đánh số thứ tự.
- Nhỏ dung dịch Ba(NO3)2 lần lượt vào 3 ống nghiệm.
⇒Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa Na2CO3 hoặc hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống nghiệm còn lại chứa NaCl.
- Tiếp tục nhỏ tiếp dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có kết tủa.
⇒Ống nghiệm nào xuất hiện thêm kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống còn lại chứa Na2CO3
⇒Chúng ta đã nhận biết được các chất bị mất nhãn
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
Ví dụ 2: Có một lượng bột Fe2O3 bị lẫn một lượng bột Al. Nêu cách tinh chế bột Fe2O3 trên.
Lời giải:
Cho hỗn hợp vào lượng dư dung dịch NaOH.
Al phản ứng với NaOH tạo thành dung dịch, Fe2O3 không phản ứng với NaOH.
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
Kết thúc phản ứng, đem lọc thu được Fe2O3 tinh khiết.
IV. Bài tập vận dụng
Câu 1: Cho 4 lọ đựng chất khí bị mất nhãn: CH4, C2H2, C2H4, CO2. Thuốc thử được dùng để nhận biết các chất trên là
A. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch brom.
B. Nước vôi trong, dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch brom.
C. Dung dịch nước clo và dung dịch brom.
D. Dung dịch nước clo và nước vôi trong.
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Đáp án B
Câu 2: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, ancol etylic. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch iot.
B. Dung dịch axit.
C. Dung dịch iot và Ag2O/NH3.
D. Phản ứng với Na.
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học:
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 +2Ag¯
Đáp án C
Câu 3: Thuốc thử dùng để nhận biết axetilen với etilen là
A. Dung dịch brom.
B. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Quỳ tím.
D. Khí Clo.
Hướng dẫn giải:
Thuốc thử | Axetilen | Etilen |
AgNO3/NH3 | Xuất hiện kết tủa vàng nhạt | Không hiện tượng |
Phương trình hóa học:
Đáp án B
Câu 4: Thuốc thử hóa học để phân biệt axetilen và metan?
A. Khí oxi.
B. Dung dịch iot.
C. Quỳ tím.
D. Dung dịch brom.
Hướng dẫn giải:
- Thuốc thử: dd brom.
- Hiện tượng: axetilen làm mất màu nước brom còn metan thì không có hiện tượng
- Phương trình:
Đáp án D
Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết các chất: benzen, rượu etylic và axit axetic là
A. Quỳ tím và kim loại Na.
B. Quỳ tím.
C. Kim loại Na.
D. Dung dịch kiềm NaOH.
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng:
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
Đáp án A
Câu 6: Thuốc thử dùng để nhận biết: rượu etylic, dung dịch saccarozơ, dung dịch glucozơ, axit axetic là
A. Kim loại Na và quỳ tím.
B. Quỳ tím, kim loại Na và dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch hồ tinh bột, AgNO3/NH3 và NaOH.
D. Quỳ tím, dung dịch hồ tinh bột và AgNO3/NH3.
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học:
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 +2Ag¯
Đáp án B
Câu 7: Thuốc thử dùng để nhận biết các chất lỏng sau đựng trong các lọ mất nhãn: C6H6, C2H5OH, CH3COOH, dd glucozơ là
A. Kim loại Na và quỳ tím.
B. Quỳ tím, dung dịch hồ tinh bột và Ag2O/ NH3.
C. Dung dịch hồ tinh bột, Ag2O/ NH3 và NaOH.
D. Quỳ tím, kim loại Na và dung dịch Ag2O/ NH3.
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học:
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 +2Ag¯
Đáp án D
Câu 8: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch: glucozơ, tinh bột, saccarozơ. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch Iot.
B. Dung dịch axit.
C. Dung dịch Iot và Ag2O/NH3.
D. Phản ứng với Na.
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học:
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 +2Ag¯
Đáp án C
Câu 9: Để phân biệt saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?
A. Cho từng chất tác dụng với HNO3/H2SO4.
B. Cho từng chất tác dụng với dd I2.
C. Hoà tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dd iot.
D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Câu 10: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là
A. fructozơ.
B. amilopectin.
C. xenlulozơ.
D. saccarozơ.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Dựa trên các tính chất xác định được X là xenlulozơ.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học hay khác:
Cách xét cặp chất có cùng tồn tại trong một dung dịch không (2024) hay, chi tiết
Các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ (2024) đầy đủ nhất
Cách viết phương trình phân tử và ion rút gọn (2024) hay, chi tiết nhất
Các chuỗi phản ứng thường gặp (2024) hay nhất
So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị (2024) đầy đủ nhất