So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
1. Lí thuyết
Loại liên kết | Liên kết ion | Liên kết cộng hoá trị | |
Không cực | Có cực | ||
Định nghĩa | Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu | Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung | |
Bản chất liên kết | Electron chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia | Đôi electron chung không lệch về phía nguyên tử nào | Đôi electron chung lệch về nguyên tử nào có độ âm điện lớn hơn. |
Hiệu độ âm điện Δχ | Δχ ≥ 1,7 | 0 ≤ Δχ < 0,4 | 0,4 ≤ Δχ < 1,7 |
Đặc tính | Bền | Bền |
2. Bài tập vận dụng
Câu 1. Công thức cấu tạo của phân tử chlorine là
A. Cl–Cl.
B. Cl=Cl.
C. ClºCl.
D. Cl»Cl.
Đáp án: A
Giải thích:
Hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron, tạo thành 1 cặp electron dùng chung.
Câu 2. Trong phân tử hydrogen chlorine (HCl), liên kết giữa hai nguyên tử hydrogen và chlorine là
A. liên kết đơn.
B. liên kết đôi.
C. liên kết ba.
D. liên kết ion.
Đáp án: A
Giải thích:
Phân tử hydrogen chloride (HCl):
Nguyên tử hydrogen liên kết với nguyên tử chlorine bằng cách mỗi nguyên tử góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung trong phân tử HCl. Khi đó nguyên tử hydrogen có 2 electron (cấu hình bền vững của nguyên tử khí hiếm helium) và nguyên tử chlorine có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet
Câu 3. Phân tử hay ion nào sau đây có liên kết cho – nhận?
A. O2.
B. Cl2.
C. HCl.
D. .
Đáp án: D
Giải thích:
Trong phân tử NH3, lớp ngoài cùng của nguyên tử nitrogen có 5 electron, trong đó có cặp electron chưa liên kết. Ion H+ có orbital trống, không có electron. Khi phân tử NH3 kết hợp với ion H+, nguyên tử nitrogen đóng góp cặp electron chưa liên kết để tạo liên kết với ion H+ tạo thành . Khi đó, liên kết cho – nhận được hình thành, nguyên tử nitrogen là nguyên tử cho, ion H+ là nguyên tử nhận.Trong ion , bốn liên kết N – H hoàn toàn tương đương nhau.
Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phân tử carbon dioxide (CO2)?
A. Phân tử carbon dioxide có công thức cấu tạo là O=C=O.
B. Hai nguyên tử oxygen liên kết với một nguyên tử carbon bằng cách mỗi nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và nguyên tử carbon đóng góp 2 electron.
C. Phân tử CO2 có hai liên kết đôi.
D. Liên kết tạo thành trong phân tử CO2 là liên kết cộng hóa trị.
Đáp án: B
Giải thích:
Phân tử carbon dioxide (CO2):
Nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị, nguyên tử oxygen có 6 electron hóa trị. Hai nguyên tử oxygen liên kết với một nguyên tử carbon bằng cách mỗi nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và nguyên tử carbon đóng góp 4 electron tạo thành 4 cặp electron dùng chung. Khi đó, trong phân tử CO2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet.
Phân tử CO2 có hai liên kết đôi.
Câu 5. Liên kết trong phân tử nào sau đây là liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. O2.
B. HCl.
C. N2.
D. Cl2.
Đáp án: B
Giải thích:
Liên kết trong phân tử HCl có cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (Cl) được gọi là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Liên kết trong các phân tử Cl2, O2, N2, … có cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào được gọi là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 6. Nguyên tử phi kim có xu hướng
A. nhường đi electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
B. nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
C. nhường đi hoặc nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
D. nhường đi 1 electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất.
Đáp án: B
Giải thích:
Nguyên tử phi kim có lớp electron hóa trị gần bão hòa và có xu hướng nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
Câu 7. Liên kết cộng hóa trị được tạo thành
A. giữa nguyên tử kim loại điển hình và nguyên tử phi kim điển hình.
B. giữa hai nguyên tử bằng lực hút tĩnh điện.
C. giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
D. giữa nguyên tử kim loại và nguyên tử oxygen.
Đáp án: C
Giải thích:
Liên kết cộng hóa trị được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Câu 8. Cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp, liên kết giữa hai nguyên tử là
A. liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. liên kết cộng hóa trị kiểu cho – nhận.
D. liên kết ion.
Đáp án: C
Giải thích:
Cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp, liên kết giữa hai nguyên tử là liên kết cộng hóa trị kiểu cho – nhận.
Câu 9. Khi cặp electron dùng chung chỉ do nguyên tử B đóng góp, nguyên tử B là nguyên tử cho electron, nguyên tử A là nguyên tử nhận electron. Kí hiệu là
A. A – B.
B. A = B.
C. A B.
D. B A.
Đáp án: D
Giải thích:
Khi cặp electron dùng chung chỉ do nguyên tử B đóng góp, nguyên tử B là nguyên tử cho electron, nguyên tử A là nguyên tử nhận electron. Kí hiệu B A.
Câu 10. Trong phân tử chlorine (Cl2), hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách
A. mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron.
B. mỗi nguyên tử chlorine góp 2 electron.
C. mỗi nguyên tử chlorine góp 3 electron.
D. một nguyên tử chlorine nhận 1 electron, một nguyên tử chlorine nhường 1 electron.
Đáp án: A
Giải thích:
Phân tử chlorine (Cl2):
Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5 (có 7 electron hóa trị).
Hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron, tạo thành 1 cặp electron dùng chung. Khi đó, trong phân tử Cl2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet:
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học hay khác:
Tổng hợp phương pháp tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát (2024) chi tiết nhất
Tính chất hóa học của ankan (2024) chi tiết nhất
Tổng hợp các bài ca hóa trị (2024) hay nhất, dễ nhớ nhất
Tính chất hóa học của oxit, khái quát về sự phân loại oxit (2024) chi tiết, hay nhất.
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại (2024) chi tiết nhất