Bệnh tay chân miệng: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh nhiễm trùng do virus thuộc họ enterovirus gây ra, phổ biến nhất là coxsackievirus. Bệnh rất dễ lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ, phân của người bệnh.

Video Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh TCM đặc trưng bởi các mụn nước, vết loét trong miệng, phát ban trên bàn tay và bàn chân. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nhìn chung thì bệnh thường nhẹ và tự khỏi trong vài ngày. 

Các triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng đặc trưng bởi các mụn nước, vết loét trong miệng, phát ban trên bàn tay và bàn chân. (nguồn: researchgate.net)Bệnh tay chân miệng đặc trưng bởi các mụn nước, vết loét trong miệng, phát ban trên bàn tay và bàn chân. (nguồn: researchgate.net) Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện từ 3 – 6 ngày sau khi bị nhiễm virus và được gọi là thời kỳ ủ bệnh. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

Sốt và đau họng là những triệu chứng đầu tiên của bệnh TCM. Các mụn nước và phát ban xuất hiện muộn hơn, thường là 1 – 2 ngày sau khi bắt đầu sốt. 

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh rất dễ lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng của người bệnh. (nguồn: ishn.com)Bệnh rất dễ lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng của người bệnh. (nguồn: ishn.com) Bệnh TCM thường do một dòng coxsackievirus gây ra, phổ biến nhất là coxsackievirus A16. Coxsackievirus thuộc nhóm virus enterovirus. Trong một số trường hợp, các loại enterovirus khác có thể gây ra bệnh TCM.

Virus có thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất tiết và dịch của người bệnh như:

  • Nước bọt
  • Dịch từ mụn nước
  • Phân
  • Các giọt bắn đường hô hấp khi ho hoặc hắt hơi 

Ai có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng?

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh TCM cao nhất. Nguy cơ gia tăng nếu trẻ đi nhà trẻ, trường học vì virus có thể lây lan nhanh chóng trong các môi trường công cộng này.

Trẻ em thường hình thành khả năng miễn dịch đối với bệnh sau khi tiếp xúc với virus. Đây là lý do tại sao bệnh hiếm khi thấy ở người trên 10 tuổi. Tuy nhiên, trẻ lớn hơn và người lớn vẫn có thể bị bệnh, đặc biệt là nếu có hệ miễn dịch suy yếu. 

Chẩn đoán bệnh tay chân miệng?

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán bệnh TCM đơn giản bằng cách khám sức khỏe: hỏi về các triệu chứng, kiểm tra miệng và cơ thể xem có vết phồng rộp và phát ban hay không. Sau đó họ có thể lấy mẫu ngoáy họng hoặc mẫu phân để xét nghiệm virus. Xét nghiệm sẽ giúp đưa ra chẩn đoán xác định. 

Điều trị bệnh tay chân miệng?

Thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen có thể dùng để giúp giảm đau khi bị tay chân miệng. (nguồn: gskhealthpartner.com)Thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen có thể dùng để giúp giảm đau khi bị tay chân miệng. (nguồn: gskhealthpartner.com) Trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ khỏi mà không cần điều trị trong 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, có một số phương pháp điều trị để giúp giảm bớt các triệu chứng cho đến khi bệnh hết đợt cấp, như:
  • Thuốc mỡ bôi để làm dịu vết phồng rộp và phát ban
  • Thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen, để giảm đau đầu
  • Xi-rô hoặc viên ngậm để làm dịu đau họng

Không nên cho trẻ em uống aspirin khi bị nhiễm virus. Aspirin có thể dẫn đến hội chứng Reye nghiêm trọng ở trẻ em.

Một số phương pháp khác điều trị tại nhà cũng có thể giúp giảm các triệu chứng TCM. Bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để giúp bớt khó chịu hơn:

  • Ngậm đá hoặc ăn kem
  • Uống đồ uống lạnh
  • Tránh trái cây họ cam quýt, đồ uống trái cây và soda
  • Tránh thức ăn cay hoặc mặn
  • Súc miệng/họng bằng nước muối ấm cũng có thể giúp giảm đau do phồng rộp miệng và đau họng, thực hiện vài lần một ngày hoặc thường xuyên nếu cần.

Khi nào khỏi bệnh và biến chứng của bệnh tay chân miệng

Người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn rõ ràng từ 7 – 10 ngày sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Hiếm khi bị mắc bệnh tay chân miệng lại vì sau lần mắc bệnh đầu tiên cơ thể sẽ hình thành khả năng miễn dịch đối với virus gây bệnh.

Nhưng nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc không khỏi sau 10 ngày thì hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Trong một số trường hợp hiếm hoi, coxsackievirus có thể gây ra tình trạng cấp cứu. Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh TCM bao gồm:

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng?

Rửa tay thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng.(nguồn: cfweradio.ca)

Rửa tay thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng.

(nguồn: cfweradio.ca)

Thực hành vệ sinh tốt là phương pháp phòng ngừa bệnh TCM tốt nhất. Rửa tay thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus gây bệnh.

Dạy trẻ cách rửa tay bằng nước và xà phòng. Phải luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi ra ngoài nơi công cộng. Trẻ em cũng nên được dạy không cho tay hoặc các đồ vật khác vào hoặc gần miệng.

Phải lau chùi, dọn dẹp nhà cửa một cách thường xuyên. Hãy tập thói quen làm sạch các bề mặt dùng chung trước tiên bằng xà phòng và nước, sau đó bằng dung dịch thuốc tẩy pha loãng và nước. Bạn cũng nên khử trùng đồ chơi, núm vú giả và các đồ vật khác có thể bị nhiễm virus.

Nếu bạn hoặc trẻ gặp các triệu chứng như sốt hoặc đau họng, hãy hạn chế tiếp xúc với người khác; đặc biệt nếu có mụn nước thì tránh để dịch mụn nước dính lên bề mặt hay cơ thể người khác để tránh lây bệnh cho họ. 

Khả năng lây nhiễm trong bao lâu?

Virus gây TCM dễ lây nhất trong tuần đầu tiên sau khi người bệnh xuất hiện triệu chứng. Đôi khi người bệnh có thể vẫn có thể truyền bệnh trong vài tuần sau khi các triệu chứng biến mất, mặc dù ở mức độ nhẹ hơn.

Trẻ mắc TCM nên ở nhà cho đến khi hết hẳn các triệu chứng. Sau đó, trẻ có thể trở lại trường học, nhưng vẫn cần cố gắng tránh tiếp xúc gần với các bạn cùng lứa tuổi, bao gồm cả việc cho phép người khác ăn hoặc uống chung đồ với mình. Bố mẹ cũng cần rửa tay thường xuyên và tránh dụi tay vào mắt, miệng vì virus có thể lây truyền qua dịch cơ thể.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!