Tại sao bệnh tay chân miệng có thể bị mắc nhiều lần? Biện pháp điều trị và phòng ngừa

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh phổ biến, dễ lây và do một số loại virus gây ra. Và, ngay cả khi đã mắc bệnh, bạn vẫn có thể bị lại – tương tự như cách bạn bị cúm nhiều lần.

Video Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà như thế nào?

Tại sao có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần?

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm  Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. 

Nếu một người khỏi bệnh khi bị nhiễm virus thì cơ thể của họ sẽ trở nên miễn dịch với virus đó – có nghĩa là cơ thể sẽ nhận ra virus và có khả năng chống lại nó tốt hơn nếu bị nhiễm lại. Nhưng người đó có thể nhiễm một loại virus khác gây ra cùng một bệnh, khiến họ bị bệnh trở lại. Điều đó xảy ra tương tự ở bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng lan truyền như thế nào?

Bệnh TCM rất dễ lây lan và có thể được truyền từ người này sang người khác trước khi bệnh gây ra các triệu chứng. Vì lý do này, chúng ta thậm chí có thể không biết rằng mình hoặc con mình đang bị bệnh.

Mọi người có thể bị nhiễm virus khi tiếp xúc với:

  • Bề mặt có virus
  • Các giọt bắn từ mũi, miệng và họng (lây lan qua ho, hắt hơi hoặc ăn uống chung bát đũa)
  • Miệng sang miệng khi hôn, nói chuyện gần gũi với người mang virus
  • Dịch từ mụn nước
  • Phân

Các triệu chứng của bệnh TCM có thể từ nhẹ đến nặng. Bệnh TCM hoàn toàn khác với bệnh lở mồm long móng ở động vật.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kì (CDC), bệnh TCM là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Thanh thiếu niên và người lớn cũng có thể mắc bệnh TCM, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có hệ thống miễn dịch yếu hơn nên dễ mắc bệnh hơn. Trẻ ở độ tuổi này cũng có thể đưa tay, đồ chơi và các đồ vật khác vào miệng nhiều hơn – khiến lây lan virus dễ dàng hơn. 

Các triệu chứng bệnh tay chân miệng?

Trẻ mắc bệnh TCM thường có nổi phát ban và mụn nước ở quanh miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân.(nguồn: health.clevelandclinic.org)Trẻ mắc bệnh TCM thường có nổi phát ban và mụn nước ở quanh miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân.(nguồn: health.clevelandclinic.org) Một người mang virus có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh TCM. Nhưng ngay cả khi hoàn toàn không có triệu chứng thì người mang virus vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.

Người lớn và trẻ em mắc bệnh TCM có thể gặp:

  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi 
  • Ăn kém
  • Viêm họng 
  • Phát ban, mụn nước ở trên da và trong miệng
  • Vết loét do vỡ mụn nước ở miệng gây đau 

Người bệnh có thể bị phát ban, nổi mụn nước 1 hoặc 2 ngày sau khi cảm thấy không khỏe. Đây có thể là một dấu hiệu cho biết bệnh TCM. Phát ban có thể trông giống như những nốt đỏ, nhỏ, phẳng. Mụn nước có thể đơn lẻ, hoặc thành cụm.

Phát ban thường xảy ra ở quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân. Ngoài ra cũng có thể bị phát ban ở những nơi khác trên cơ thể, thường gặp nhất là ở những vùng sau:

  • Khuỷu tay
  • Đầu gối
  • Mông
  • Vùng chậu

Điều trị như thế nào khi mắc lại bệnh tay chân miệng?

Mụn nước và vết loét trong miệng do bệnh TCM có thể gây đau cho người bệnh. (nguồn: doyouremember.com)Mụn nước và vết loét trong miệng do bệnh TCM có thể gây đau cho người bệnh. (nguồn: doyouremember.com) Các bệnh khác cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như phát ban trên da – là triệu chứng liên quan đến bệnh TCM. Vì vậy, hãy đi khám bác để được chẩn đoán chính xác.

Hãy cho bác sĩ biết:

  • Thời điểm bắt đầu cảm thấy không khỏe
  • Thời điểm nhận thấy các triệu chứng lần đầu tiên
  • Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn
  • Nếu các triệu chứng thuyên giảm
  • Nếu từng tiếp xúc/ở gần một người bị bệnh
  • Nếu trường học, nhà trẻ của con có người bị bệnh

Không có thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh tay chân miệng. Bệnh thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp để giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh, bao gồm:

Ngoài ra, còn có các biện pháp tại nhà để giúp người bệnh bớt khó chịu, như:

  • Uống nhiều nước.
  • Uống nước, sữa lạnh hoặc ăn kem, sữa chua đông lạnh.
  • Ăn thức ăn mềm như súp, sữa chua.
  • Súc miệng bằng nước ấm sau khi ăn. 
  • Tránh đồ uống có tính axit như nước cam.
  • Tránh thức ăn mặn, cay, nóng.

Lưu ý: thuốc kháng sinh không thể điều trị bệnh TCM vì do virus gây ra. Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn.   

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng?

Tại sao bệnh tay chân miệng có thể bị mắc nhiều lần? Biện pháp điều trị và phòng ngừa - Ảnh 3

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh TCM là rửa tay cẩn thận bằng nước và xà phòng trong khoảng 20 giây. 

(nguồn: washingtonfamily.com)

Rửa tay

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh TCM là rửa tay cẩn thận bằng nước và xà phòng trong khoảng 20 giây; đặc biệt là phải rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và thay tã. Thường xuyên rửa tay cho trẻ. Cố gắng tránh chạm vào mặt, mắt, mũi và miệng.

Khuyến khích trẻ thực hành rửa tay

Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách. Có nhiều cách như phát phiếu khen thưởng, hát những bài hát rửa tay, cho trẻ xem các bạn nhỏ rửa tay... để khuyến khích trẻ rửa tay.

Thường xuyên rửa sạch đồ chơi, đồ dùng của trẻ

Rửa sạch bất kỳ đồ chơi nào mà trẻ có thể cho vào miệng bằng nước và xà phòng. Giặt chăn và đồ chơi mềm thường xuyên. Ngoài ra, hãy phơi đồ chơi, chăn và thú nhồi bông của trẻ dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ virus một cách tự nhiên.

Nghỉ ngơi 

Nếu trẻ bị bệnh TCM thì nên để trẻ ở nhà và nghỉ ngơi. Nếu người lớn bị bệnh thì cũng nên ở nhà. Không đến cơ quan, trường học, nhà trẻ để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Nếu có người xung quanh mắc bệnh TCM, hãy xem xét các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Tránh dùng chung bát đĩa hoặc dao kéo.
  • Dạy trẻ tránh dùng chung bình sữa và ống hút với những trẻ khác.
  • Tránh ôm và hôn người khác khi bị ốm.
  • Khử trùng các bề mặt như tay nắm cửa, bàn…nếu một thành viên trong gia đình bị bệnh. 

Kết luận

Bạn có thể mắc lại bệnh TCM vì có nhiều loại virus khác nhau gây ra bệnh này. Bệnh TCM thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Nếu các triệu chứng nặng hoặc kéo dài hơn bình thường thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và xử trí phù hợp.  

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!