Bệnh nhiễm nấm Candida là gì? Nhận biết, điều trị và phòng ngừa tái phát

Candida là một loại nấm men. Một lượng nhỏ nấm men này sống vô hại bên trên và bên trong cơ thể. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể khiến nấm men sinh sôi ngoài tầm kiểm soát, dẫn đến nhiễm trùng Candida.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu Candida là gì, các loại nhiễm trùng do Candida, các triệu chứng liên quan và các lựa chọn điều trị.

Candida là gì?

Candida là một loại nấm men tồn tại trên bề mặt và bên trong cơ thể người. Một lượng nhỏ nấm này thường tồn tại trên da và bên trong miệng, âm đạo, ruột.

Với số lượng nhỏ, nấm Candida vô hại và không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể khiến loại nấm này sinh sôi ngoài tầm kiểm soát, dẫn đến nhiễm trùng Candida, được gọi là “bệnh nấm Candida”.

Nguyên nhân 

Trong điều kiện bình thường, Candida là vô hại. Các vi khuẩn sống trên và trong cơ thể kết hợp với hệ thống miễn dịch giúp giữ cho quần thể Candida trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, một người có thể mắc bệnh nấm Candida nếu hệ vi khuẩn bị ức chế hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Một số nguyên nhân phổ biến của bệnh nấm Candida bao gồm:

Những nguyên nhân khác có thể là:

  • Béo phì
  • Khô miệng
  • Căng thẳng
  • Dùng steroid
  • Thuốc tránh thai
  • Thời tiết ấm áp, ẩm ướt
  • Quần áo bó sát
  • Răng giả
  • Hút thuốc

Nó có lây lan không?

Bệnh nấm Candida thường không lây truyền từ người sang người, mặc dù điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Ví dụ, bệnh nấm Candida âm đạo có thể lây truyền sang bạn tình khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, nếu nấm Candida xâm nhập vào máu, nó có thể lây lan đến nhiều bộ phận khác của cơ thể, như mắt, thận và các cơ quan khác.

Triệu chứng bệnh nhiễm nấm Candida

Các triệu chứng của bệnh nấm Candida khác nhau tùy theo vị trí nhiễm trùng.

Nhiễm nấm Candida ở miệng hoặc cổ họng

Các tên khác của bệnh nấm Candida ở miệng hoặc cổ họng là tưa miệng và “nấm Candida hầu họng”. Nó có thể gây ra những triệu chứng sau:

  • Các mảng trắng trên:
    • Vòm miệng
    • Lưỡi
    • Niêm mạc má
    • Nướu răng
  • Cảm giác bông mềm trong miệng
  • Đỏ hoặc viêm
  • Chảy máu nhẹ
  • Mất vị giác
  • Đau hoặc nhức ở miệng hoặc cổ họng
  • Đau khi nuốt

Nhiễm nấm Candida ở da

Do nấm Candida phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt nên nấm Candida thường phát triển ở các nếp gấp của da.

Bệnh nấm Candida ở da có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Ở những người có làn da sẫm màu, da bị viêm có thể nứt hoặc bong tróc, 
  • Ở những người có làn da sáng hơn, các mảng đỏ, hình tròn được bao quanh bởi mụn mủ đỏ
  • Ngứa 
  • Rụng tóc, nếu nhiễm trùng xảy ra trên da đầu

Nấm Candida ở móng tay

Sự phát triển quá mức của nấm Candida xung quanh móng tay có thể gây ra bệnh nấm Candida ở móng tay. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau, đỏ và sưng quanh móng
  • Đổi màu móng tay trắng hoặc vàng
  • Móng tay bị nứt
  • Tách móng khỏi giường móng
  • Chảy mủ

Nhiễm nấm Candida âm đạo

Đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến.

Một số triệu chứng của nhiễm nấm Candida âm đạo gồm:

  • Tiết dịch âm đạo trắng, vón cục
  • Ngứa hoặc đau âm đạo
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau hoặc khó chịu khi đi tiểu

Nấm Candida ở dương vật

Tình trạng này ít phổ biến hơn so với nhiễm nấm Candida âm đạo. Một người có thể bị nhiễm nấm Candida dương vật sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm nấm Candida âm đạo.

Nhiễm nấm Candida ở dương vật có thể gây sưng đau ở đầu dương vật. Các triệu chứng khác có thể xảy ra bao gồm:

  • Kích ứng và nóng rát xung quanh đầu dương vật và dưới bao quy đầu
  • Khó kéo bao quy đầu trở lại
  • Mảng dày, trắng tích tụ xung quanh bao quy đầu
  • Các mảng trắng hoặc đỏ sáng bóng trên dương vật
  • Mùi khó chịu

Nhiễm Candida trong máu

Các triệu chứng sẽ thay đổi tùy theo vị trí nhiễm trùng trong cơ thể. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các triệu chứng chung như sốt và ớn lạnh.

Tình trạng này cũng có thể gây sốc nhiễm trùng với các triệu chứng sau:

Xét nghiệm bệnh nhiễm nấm Candida

Khi chẩn đoán bệnh nấm Candida, bác sĩ thường hỏi về các triệu chứng của người đó và xem xét tiền sử bệnh của họ.

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nấm Candida trên da chỉ dựa vào quan sát tổn thương

Bác sĩ cũng có thể cạo bề mặt tổn thương và kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này thường được tiến hành khi nghi ngờ nhiễm nấm Candida ở da, miệng hoặc móng tay.

Nếu bác sĩ nghi ngờ nấm đã xâm nhập vào máu, họ có thể yêu cầu xét nghiệm kháng thể để kiểm tra đáp ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm nấm.

Điều trị bệnh nhiễm nấm Candida

Video nhận biết sớm, điều trị nấm phụ khoa hiệu quả

Các bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng nấm để điều trị bệnh nấm Candida. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách tiêu diệt nấm hoặc ngăn không cho nó phát triển.

Dạng thuốc trị nấm sẽ được chỉ định tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng. Có các dạng thuốc chống nấm sau:

  • Kem bôi, gel hoặc thuốc mỡ
  • Viên nang, viên nén 
  • Viên đạn
  • Thuốc bột
  • Thuốc tiêm

Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có thể gây ra sự phát triển quá mức của nấm Candida. Đó có thể là thuốc kháng sinh hoặc corticosteroid. Tuy nhiên, không tự ý ngừng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Khi nào cần đi khám?

(Nguồn ảnh medicalnewstoday.com)Khi nào cần đi khám bác sĩBạn nên đi khám bác sĩ nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Nhiễm trùng Candida dai dẳng hoặc tái phát
  • Phát ban da không biến mất khi điều trị kháng nấm tại chỗ
  • Hơn 2 đợt nhiễm nấm Candida âm đạo hoặc dương vật trong 6 tháng
  • Có các triệu chứng của nhiễm trùng Candida trong máu

Ngoài ra, bất kỳ ai bị suy giảm hệ thống miễn dịch mà nhiễm nấm Candida thì nên khám bác sĩ để được kê đơn thuốc nhằm giảm nguy cơ biến chứng.

Phòng ngừa

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa được bệnh nấm Candida. Để giảm nguy cơ, bạn hãy:

  • Giữ cho da sạch và khô
  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi bác sĩ đã kê đơn
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Kiểm soát lượng đường máu ổn định ở những người mắc bệnh tiểu đường

Tóm lược

Candida là một loại nấm men thường sống trên hoặc bên trong các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Thông thường, hệ vi khuẩn và hệ thống miễn dịch sẽ cùng giúp ức chế sự phát triển của chúng, nhưng một số yếu tố có thể khiến nấm men sinh sôi không kiểm soát, dẫn đến bệnh nấm Candida.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm candida bao gồm lạm dụng thuốc kháng sinh và một số vấn đề sức khỏe, phương pháp điều trị làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Các triệu chứng của bệnh nấm Candida phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng. Một người có thể điều trị nhiễm trùng tại nhà, nhưng nếu nhiễm trùng Candida dai dẳng hoặc tái phát, hãy đi khám bác sĩ.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!