70 Bài tập về Định luật Ôm đối với toàn mạch (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập Định luật Ôm đối với toàn mạch Vật lí 11. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Vật lí 11, giải bài tập Vật lí 11 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về Định luật Ôm đối với toàn mạch

Kiến thức cần nhớ

1. Định luật Ôm đối với toàn mạch

- Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

E=IRN+r=IRN+Ir

Trong đó:

+ I là cường độ của dòng điện chạy trong mạch kín

+ UN là hiệu điện thế mạch ngoài

+ RN là điện trở tương đương mạch ngoài

+ r là điện trở trong của nguồn điện

+E là suất điện động của nguồn điện

-  Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần mạch đó:

I=ERN+r

2. Hiện tượng đoản mạch

Cường độ dòng điện chạy trong  mạch kín đạt giá trị lớn nhất khi điện trở RN­ của mạch ngoài không đáng kể ( R), nghĩa là khi hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ, khi ta nói rằng nguồn điện bị đoản mạch lúc đó:

I=Er

Ví dụ: acquy của xe máy hay ô tô bị đoản mạch khi khởi động hoặc khi bóp còi. Để acquy được bền thì chỉ nên ấn công tắc khởi động hoặc bóp còi mỗi lần trong khoảng vài giây hoặc không quá 2, 3 lần.

Lý thuyết Vật Lý 11 Bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch (ảnh 1)

Tác hại do hiện tượng đoản mạch gây ra

3. Định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Công của nguồn điện sản ra trong mạch điện kín khi có dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua trong thời gian t là:

A=It

Trong thời gian đó, theo định luật Jun Len  xơ, nhiệt lượng tỏa ra ở mạch ngoài và mạch trong là:

Q=RN+rI2t

Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng thì A = Q, do đó biểu thị định luật ôm đối với toàn mạch đã thu được ở trên:

E=IRN+r và I=ERN+r

Kết luận: định luật Ôm với toàn mạch phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

- Hiệu suất của nguồn điện: Công của nguồn điện bằng tổng công của dòng điện sản ra ở mạch ngoài và ở mạch trong, trong đó công của dòng điện sản ra ở mạch ngoài có ích, Từ đó, ta có công thức tính hiệu suất của nguồn điện là:

H=AcoichA=UNItIt=UNE

Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Hai điện trở R1 = 3, R2 = 5mắc vào nguồn ( Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải ). Khi R1, R2 mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch IN = 0,4A. Khi R1, R2 song song thì cường độ mạch chính là IS = 1,6A. Tìm Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải ?

Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải

Lời giải chi tiết

Khi R1 mắc nối tiếp với R2 . Khi đó RN = R1 + R2 = 3 + 5 = 8Ω

Suy ra: Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải

Khi R1 song song với R2. Khi đó Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải

Suy ra: Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải

Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải

Chọn đáp án A

Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết nguồn điện có suất điện động Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải và có điện trở trong là r = 1Ω, các điện trở R1 = 5Ω; R2 = 6Ω;R3 = 8Ω. Xác định cường độ dòng điện I chạy qua nguồn điện.

Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải

A. 0,3A

          B. 0,4A

          C. 0,5A

          D. 0,6A

Lời giải chi tiết

Ta có các điện trở R1; R2; R3 mắc nối tiếp, suy ra 

Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải

Cường độ dòng điện I chạy qua nguồn là: Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải

Chọn đáp án C

Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình vẽ:

Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải

Trong đó UAB = 10V; R = 10Ω; R1 = 4Ω; R=6Ω; Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải .Tính điện tích trên 2 bản tụ của mỗi tụ điện khi K mở?

Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải

Lời giải chi tiết

Khi khóa K mở, mạch điện được vẽ lại như hình sau đây:

Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải

Vì hai tụ điện mắc nối tiếp, nên điện dung của tụ điện là: Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải

Hiệu điện thế của bộ tụ là: U = UAB = 10V

Điện tích của mỗi tụ là: Bài tập Định luật Ôm cho toàn mạch và cách giải

Chọn đáp án C

Bài tập tự luyện có hướng dẫn

Bài 1. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc với điện trở R = 4,8Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Suất điện động của nguồn điện và cường độ dòng điện trong mạch lần lượt bằng:

A. 12V; 2,5A

B. 25,48V; 5,2A

C. 12,25V; 2,5A

D. 24,96V; 5,2A

Đáp án: C

Cường độ dòng điện trong mạch chính:

Suất điện động của nguồn điện: E = U + I.r = 12 + 2,5.0,1 = 12,25 V

Bài 2. Mắc một điện trở 14Ω vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong là r = 1Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 8,4V. Công suất mạch ngoài và công suất của nguồn điện là

A. PN = 5,04W; Png = 5,4W

B. PN = 5,4W; Png = 5,04W

C. PN = 84W; Png = 90W

D. PN = 204,96W; Png = 219,6W

Đáp án: A

Cường độ dòng điện trong mạch chính:

Công suất mạch ngoài: PN = R.I2 = 14.0,62 = 5,04W

Công suất của nguồn điện:

Png = EI = (U + Ir).I = (8.4 + 0,6.1).0,6 = 5,4W.

Bài 3. Một điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r = 4Ω thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I1 = 1,2A. Nếu mắc thêm một điện trở R2 = 2Ω nối tiếp với điện trở R1 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I2 = 1A. Giá trị của điện trở R1 bằng

A. 5Ω

B. 6Ω

C. 8Ω

D. 10Ω

Đáp án: B

Áp dụng định luật Ohm cho 2 mạch điện ta được:

Bài 4. Biết rằng điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1 = 3Ω đến R2 = 10,5Ω thì hiệu suất của nguồn điện tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện bằng

A. 6Ω

B. 8Ω

C. 7Ω

D. 9Ω

Đáp án: C

Hiệu suất của nguồn điện trong hai trường hợp tương ứng là:

Ta có

Bài 5. Trong một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở RN, cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Nhiệt lượng toả ra trên toàn mạch trong khoảng thời gian t là:

A. Q = RNI2t

B. Q = (QN + r).I2

C. Q = (RN + r).I2t

D. Q = rI2t

Đáp án: C

Nhiệt lượng toả ra trên toàn mạch trong khoảng thời gian t:

Q = P.t = (RN + r).I2t

Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu 9.11, 9.12, 9.13

Cho mạch điện như hình vẽ, R1 = 1Ω, R2 = 5Ω, R3 = 12Ω, E = 3V, r = 1Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối.

Bài 6. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3 bằng

A. 2,4V

B. 0,4V

C. 1,2V

D. 9V

Đáp án: A

Bài 7. Công suất mạch ngoài là

A. 0.64W

B. 1W

C. 1,44W

D. 1,96WW

Đáp án: C

Công suất mạch ngoài: PN = U.I = 2,4.0,6 = 1,44W

Bài 8. Hiệu suất của nguồn điện bằng

A. 60%

B. 70%

C. 80%

D. 90%

Đáp án: C

Hiệu suất của nguồn điện:

Bài 9. Một nguồn điện có suất điện động 3V, điện trở trong 2Ω. Mắc song song vào hai cực của nguồn này hai bóng đèn giống hệt nhau có điện trở là 6Ω. Công suất tiêu thụ mỗi bóng đèn là

A. 0,54W

B. 0,45W

C. 5,4W

D. 4,5W

Đáp án: A

Cường độ dòng điện trong mạch chính:

Hiệu điện thế hai đầu mỗi bóng đèn là: U = E – Ir = 3 - 0,6.2 = 1,8V.

Công suất tiêu thụ mỗi bóng đèn là:

Bài 10. Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong không đáng kể, bỏ qua điện trở của dây nối. Cho R1 = R2 = 30Ω, R3 = 7,5Ω. Công suất tiêu thụ trên R3 là

A. 4,8W

B. 8,4W

C. 1,25W

D. 0,8W

Đáp án: A

Vì r = 0 ⇒ UN = U123 = E = 6V;

Mạch ngoài gồm R1 // R2 // R3 ⇒ U3 = U123 = 6V.

Công suất tiêu thụ R3

 

Bài 11. Trong một mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Hệ thức nêu lên mối quan hệ giữa các đại lượng trên với cường độ dòng điện I chạy trong mạch là:

Đáp án: C

Định luật ôm đối với toàn mạch: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó:

Với R là điện trở mạch ngoài; r là điện trở trong của nguồn điện.

Bài 12. Tìm phát biểu sai

A. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi điện trở của mạch ngoài rất nhỏ

B. Suất điện động E của nguồn điện luôn có giá trị bằng độ giảm điện thế mạch trong.

C. Suất điện động E của nguồn điện có giá trị bằng tốc độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong.

D. Điện trở toàn phần của toàn mạch là tổng giá trị số của điện trở trong và điện trở tương đương của mạch ngoài.

Đáp án: B

- Độ giảm thế trên đoạn mạch: UN = I.RN

- Suất điện động của nguồn điện: E = I.RN + I.r > UN.

Bài 13. Đối với mạch điện kín, thì hiệu suất của nguồn điện không được tính bằng công thức:

Đáp án: D

Hiệu suất của nguồn điện:

Nếu mạch ngoài chỉ có điện trở thuần thì UN = I.RN và E = I.(RN + r)

Hiệu suất của nguồn điện khi này là:

Bài 14. Cho mạch điện kín, nguồn điện có điện trở bằng 2Ω, mạch ngoài có điện trở 20Ω, bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu suất của nguồn điện là

A. 90,9%

B. 90%

C. 98%

D. 99%

Đáp án: A

Hiệu suất của nguồn điện:

Bài 15. Trong mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch I được xác định bằng công thức:

Đáp án: A

Định luật ôm đối với toàn mạch:

Khi có hiện tượng đoản mạch (R = 0) thì cường độ dòng điện trong mạch là:

 

Xem thêm các dạng bài tập và câu hỏi liên quan khác:

30 Bài tập về Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện (2024) có đáp án chi tiết nhất
70 Bài tập về Định luật Ôm đối với toàn mạch (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 1)
Trang 1
70 Bài tập về Định luật Ôm đối với toàn mạch (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 2)
Trang 2
70 Bài tập về Định luật Ôm đối với toàn mạch (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 3)
Trang 3
70 Bài tập về Định luật Ôm đối với toàn mạch (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 4)
Trang 4
70 Bài tập về Định luật Ôm đối với toàn mạch (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 5)
Trang 5
70 Bài tập về Định luật Ôm đối với toàn mạch (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 6)
Trang 6
70 Bài tập về Định luật Ôm đối với toàn mạch (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 7)
Trang 7
70 Bài tập về Định luật Ôm đối với toàn mạch (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!