30 Bài tập về Các đặc trưng vật lí của sóng (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu bài tập và tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 11: Các đặc trưng vật lí của sóng hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11. Mời các bạn đón xem:

Bài tập về Các đặc trưng vật lí của sóng

Lý thuyết

1. Các đại lượng đặc trưng của sóng

a. Chu kì, tần số, biên độ sóng

- Chu kì và tần số của sóng lần lượt là chu kì và tần số của nguồn sóng

- Biên độ sóng cơ tại một điểm là biên độ dao động của phần từ môi trường tại điểm đó

b. Bước sóng và tốc độ truyền sóng

 Lý thuyết Các đặc trưng vật lí của sóng (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 1)

- Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì dao động

λ=v.T

- Tốc độ truyền sóng được xác định bằng thương số giữa quãng đường sóng truyền đi được và thời gian để sóng truyền đi quãng đường đó

v=sΔt

c. Cường độ sóng

- Cường độ sóng I là năng lượng sóng truyền qua một đơn vị diện tích vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian

I=ES.Δt=S

- Đơn vị: W/m2

2. Phương trình sóng

- Phương trình sóng theo trục Ox là:

u=Acos(2πTt2πλx)

Sơ đồ tư duy về “Các đặc trưng vật lí của sóng”

Lý thuyết Các đặc trưng vật lí của sóng (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 2)

Bài tập tự luyện

Bài 1: Sóng cơ

A. là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

B. là dao động của mọi điểm trong môi trường.

C. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.

D. là sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trường.

Lời giải:

Đáp án: A

Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

Bài 2: Nhận xét nào sau đây là đúng

A. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một trạng thái.

B. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử trên mặt nước sẽ dao động cùng một tần số.

C. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một biên độ.

D. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một vận tốc.

Lời giải:

Đáp án: B

Tất cả các phân tử vật chất trong tất cả các môi trường mà sóng truyền qua đều dao động cùng một tần số và chu kì, bằng tần số và chu kì của nguồn sóng, gọi là tần số (chu kì) sóng:

125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 1)

Bài 3: Trong sự truyền sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền dao động của các phần tử vật chất.

B. Phương trình sóng là hàm tuần hoàn theo không gian và tuần hoàn theo thời gian.

C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng dao động.

D. Quá trình truyền sóng là quá trình di chuyển các phần tử vật chất theo phương truyền sóng.

Lời giải:

Đáp án: D

Quá trình truyền sóng không làm di chuyển các phần tử vật chất theo phương truyền sóng.

Bài 4: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.

B. phương truyền sóng và tần số sóng.

C. phương dao động và phương truyền sóng.

D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Lời giải:

Đáp án: C

Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào phương dao động và phương truyền sóng.

Bài 5: Sóng dọc là sóng có phương dao động

A. nằm ngang.

B. trùng với phương truyền sóng.

C. vuông góc với phương truyền sóng.

D. thẳng đứng.

Lời giải:

Đáp án: B

Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

Bài 6: Sóng dọc là sóng cơ

A. chỉ truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.

B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.

C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.

D. không truyền được trong chất rắn.

Lời giải:

Đáp án: C

Sóng dọc là sóng cơ truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Bài 7: Trong sóng cơ, sóng dọc không truyền được trong môi trường

A. chất rắn.     B. chất khí.

C. chân không.     D. chất lỏng.

Lời giải:

Đáp án: C

sóng dọc không truyền được trong chân không

Bài 8: Sóng ngang là sóng cơ có phương dao động

A. nằm ngang.

B. trùng với phương truyền sóng.

C. vuông góc với phương truyền sóng.

D. thẳng đứng.

Lời giải:

Đáp án: C

Sóng ngang là sóng cơ có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng

Bài 9: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sóng dọc truyền được trong các chất rắn, lỏng, khí và chân không.

B. Sóng ngang là sóng cơ truyền theo phương nằm ngang.

C. Sóng ngang truyền được trên bề mặt chất lỏng và trong chất rắn.

D. Sóng dọc là sóng cơ truyền theo phương thẳng đứng.

Lời giải:

Đáp án: C

Sóng ngang truyền được trên bề mặt chất lỏng và trong chất rắn.

Bài 10: Chu kì sóng là

A. chu kỳ dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền qua.

B. đại lượng nghịch đảo của tần số góc của sóng

C. tốc độ truyền năng lượng trong 1 (s).

D. thời gian sóng truyền đi được nửa bước sóng.

Lời giải:

Đáp án: A

Chu kì sóng là chu kỳ dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền qua.

Bài 11: Bước sóng là

A. quãng đường sóng truyền trong 1 (s).

B. khoảng cách giữa hai điểm có li độ bằng không.

C. khoảng cách giữa hai bụng sóng.

D. quãng đường sóng truyền đi trong một chu kỳ.

Lời giải:

Đáp án: D

Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi trong một chu kỳ.

Bài 12: Tốc độ truyền sóng là tốc độ

A. dao động của các phần tử vật chất.

B. dao động của nguồn sóng.

C. truyền năng lượng sóng.

D. truyền pha của dao động.

Lời giải:

Đáp án: D

Tốc độ truyền sóng là tốc độ truyền pha của dao động.

Bài 13: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vận tốc truyền sóng là vận tốc dao động của phần tử vật chất.

B. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một một giây

C. Khi có sóng truyền qua các phần tử vật chất sẽ di chuyển theo phương truyền sóng.

D. Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha trên cùng một phương truyền sóng

Lời giải:

Đáp án: D

Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha trên cùng một phương truyền sóng.

Bài 14: Khi nói về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tần số của sóng là tần số dao động của các phần tử dao động.

B. Vận tốc của sóng bằng vận tốc dao động của các phần tử dao động.

C. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.

D. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động sóng.

Lời giải:

Đáp án: B

Vận tốc truyền sóng là vận tốc truyền pha của dao động.

Bài 15: Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng Hệ thức đúng là

125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 1)

Lời giải:

Đáp án: A

125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 1)

Xem thêm các dạng bài tập liên quan hay và chi tiết khác:

30 bài tập về Sóng điện từ (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số - Phương pháp Fre-Nen (2024) có đáp án chi tiết nhất

100 Bài tập về dao động điều hòa phần 1 (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Mô tả sóng (2024) có đáp án chi tiết nhất

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!