7 điều cần biết về thuốc phá thai

Phá thai bằng thuốc hay còn được gọi là phá thai nội khoa. Có hai hình thức phá thai chính là phá thai nội khoa và phá thai ngoại khoa. Phá thai nội khoa có thể thường được gọi là “phá thai bằng thuốc” bằng việc sử dụng hai loại thuốc phá thai. Loại thuốc này có tác dụng chấm dứt thai kỳ và không giống với thuốc tránh thai khẩn cấp hay thuốc tránh thai thông thường.

Video Phá thai nội khoa

Loại thuốc đầu tiên bạn sẽ uống là mifepristone. Sau đó là misoprostol (còn được gọi là Cytotec). Việc kết hợp hai loại thuốc này giúp tăng hiệu quả phá thai và có thể giảm thời gian tác dụng phụ.

Bạn có thể mua những loại thuốc này qua tư vấn của bác sĩ và phòng khám có dịch vụ phá thai. Bạn không nên mua trực tuyến hoặc trên thị trường chợ đen. Chi phí của phương pháp phụ thuộc vào nơi thực hiện và các xét nghiệm bổ sung hoặc theo dõi có thể cần thiết. Mức chi phí này dao động tùy thuộc vào chi phí y tế của từng vùng. 

Điều kiện để thực hiện phá thai bằng thuốc

Phá thai bằng thuốc chỉ được thực hiện khi thai dưới 10 tuần tuổi. Sau 10 tuần, nếu có mong muốn đình chỉ thai nghén thì có thể lựa chọn phương pháp phá thai ngoại khoa.

Phụ nữ có các bệnh lý từ trước có thể không đủ điều kiện để uống thuốc phá thai. Những phụ nữ không thể thực hiện phá thai bằng thuốc như:

  • Trong trường hợp dùng thuốc không có hiệu quả, sản phụ không muốn hút thai (phá thai ngoại khoa).
  • Chửa ngoài tử cung hoặc có khối ở buồng trứng 
  • Sử dụng corticosteroid kéo dài
  • Mắc một số bệnh di truyền
  • Không thể hiểu quy trình hoặc có khả năng làm theo hướng dẫn
  • Không thực hiện tại nhà nếu không có điều kiện y tế chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp hoặc không được tái khám
  • Chửa trứng, trường hợp nhau thai phát triển bất thường
  • Bệnh lý tim, thận hoặc gan
  • Bệnh lý tuyến thượng thận nghiêm trọng
  • Đang đặt vòng tránh thai (tuy nhiên có thể uống thuốc khi tháo vòng tránh thai)
  • Rối loạn chảy máu hoặc những người đang dùng thuốc chống đông máu

Hiệu quả

Thuốc phá thai rất hiệu quả. Kết hợp misoprostol và mifepristone có thể có hiệu quả khoảng 98%. Tuổi của thai, liều lượng và cách dùng thuốc, đã từng mang thai hay chưa có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp này. Cứ tăng thêm 1 tuần thai kỳ thì tỷ lệ hiệu quả càng giảm dần.

Mặc dù tỷ lệ hiệu quả này cao nhưng phá thai bằng thuốc vẫn có khả năng không loại bỏ hoàn toàn mô thai. Trong những trường hợp này, cần phải phá thai ngoại khoa.

Cơ chế tác dụng

Khi kết hợp cả hai loại thuốc phá thai thì sẽ có tác dụng chấm dứt thai nghén.

Mifepristone sẽ được dùng đầu tiên. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn progesterone và làm cho niêm mạc tử cung mềm đi và ngăn phôi không cấy được vào niêm mạc tử cung và phát triển. Sau 24 đến 48 giờ, uống loại thuốc thứ 2 là misoprostol có tác dụng giúp tử cung co bóp, tống phôi thai và niêm mạc tử cung ra ngoài.

Tác dụng phụ và hồi phục

Phụ nữ phá thai bằng thuốc thường bị chảy máu và đau quặn bụng, có thể kéo dài đến hai tuần sau thủ thuật, ngoài ra còn có triệu chứng ra máu cục. Các tác dụng phụ phổ biến khác như:

Hầu hết thai sẽ sảy hoàn toàn sau vài giờ đến một hoặc hai ngày sau khi uống thuốc thứ hai. Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu nhẹ và đau quặn bụng có thể kéo dài đến 4 tuần sau khi phá thai bằng thuốc là điều bình thường. Lưu ý rằng bạn có thể mang thai ngay sau khi phá thai.

Ưu điểm và nhược điểm của thuốc phá thai

Khi quyết định phá thai, phụ nữ mang thai có thể được lựa chọn giữa phá thai nội khoa và phá thai ngoại khoa.

Phá thai nội khoa có một số ưu điểm như:

  • Phá thai nội khoa có thể áp dụng ngay khi phát hiện ra có thai.
  • Không cần gây mê.
  • Phương pháp này ít xâm lấn hơn so với phá thai bằng phẫu thuật.
  • Một số phụ nữ cảm thấy rằng "tự nhiên" hơn, giống như sẩy thai.
  • Phá thai bằng thuốc không có nguy cơ như thủng tử cung.
  • Phá thai bằng thuốc thường có chi phí thấp hơn phá thai ngoại khoa.

Phá thai nội khoa có một số nhược điểm như:

  • Phá thai nội khoa không hiệu quả 100%. Phá thai nội khoa không thành công cần phải phá thai ngoại khoa và có thể có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tình trạng chảy máu và đau bụng có thể kéo dài so với phá thai ngoại khoa.
  • Phá thai nội khoa có thể cần tái khám nhiều lần.
  • Không thể chấm dứt thai kỳ trong trường hợp chửa ngoài tử cung hoặc chửa trứng.

Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về các lựa chọn và có thể sẽ phân tích một số ưu và nhược điểm.

Rủi ro và biến chứng

Mặc dù phá thai bằng thuốc được coi là an toàn nhưng vẫn có thể gặp phải các biến chứng do thuốc.

Những rủi ro và biến chứng tiềm tàng khi phá thai bằng thuốc như:

  • Phá thai không hoàn toàn hoặc không thành công, thai còn sống hoặc vẫn còn trong tử cung (điều này có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng)
  • Chửa ngoài tử cung không được phát hiện, có thể nguy hiểm và là một trường hợp cấp cứu 
  • Cục máu đông còn sót lại trong tử cung
  • Chảy máu nhiều

Các triệu chứng cấp cứu:

  • Đau dữ dội
  • Sốt
  • Chảy máu quá nhiều (chảy máu nhiều hơn 2 miếng băng vệ sinh trong vòng một giờ)
  • Dịch âm đạo có mùi hôi
  • Ra máu cục kéo dài hơn hai giờ, lớn hơn kích thước của một quả chanh

Làm gì sau khi phá thai bằng thuốc

Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ uống viên đầu tiên trong lần khám đầu tiên. Sau đó, bạn có thể trở lại cơ sở để uống thuốc lần hai sau 1 đến 3 ngày. Bạn có thể gặp các triệu chứng như chảy máu và đau bụng trong 2 đến 4 tuần. Bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám để thử thai vào cuối thủ thuật để đảm bảo rằng đã phá thai hiệu quả.

Sau khi uống thuốc phá thai, hãy đợi ít nhất một tuần mới nên quan hệ tình dục, kể cả khi bác sĩ đã kê thuốc kháng sinh. Điều này làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Khi quan hệ tình dục, hãy sử dụng các biện pháp tránh thai vì bạn có thể có thai ngay sau khi phá thai.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!